Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/10/2018, 16:59 PM

Phật giáo hỗ trợ phong trào bảo vệ môi trường tại Thái Lan

Sự phát triển nhanh chóng tại Thái Lan đã gây ra tình trạng suy giảm diện tích rừng và ô nhiễm môi trường. Chư tôn đức tăng già Phật giáo Thái Lan đã vận động, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.

 
Bắt đầu vào cuối thập niên 1980 thế kỷ 20, chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo Thái Lan đã thực hiện nghi thức quy y cho cây như cách họ giới thiệu một một vị tịnh nhân nhập chốn thiền môn tập sự làm tăng sĩ. Các vị tăng sĩ thường lựa chọn những cây cổ thụ ở rừng, sau đó họ sẽ tụng kinh, thường là kinh Pali, mặc cà sa bao quanh cây và đọc những đoạn kinh Phật nói về niềm tin, bảo tồn hệ sinh thái và môi trường. Mặc dù nghi thức đã có sự thay đổi, nhưng hành động ấy có ý nghĩa nhằm giảm sự đau khổ, đây là điều cốt lõi trong niềm tin Phật giáo.
 
Lễ quy y cho cây với màu vàng cam truyền thống dành cho chư tăng và màu trắng dành cho các nữ tu. Những người trong rừng sẽ tìm cách ngăn cản những kẻ lâm tặc phá rừng bất hợp pháp. Lễ truyền giới dành cho các cây linh thiêng và những vị sư quy y cho cây thường đi vào rừng và chụp ảnh những hành động bất hợp pháp rồi thông báo cho cơ quan chức năng.
 
Tỉnh Nam, một tỉnh nông nghiệp ở miền bắc Thái Lan, không có nghi lễ quy y Tam bảo, truyền thụ giới cho cây vào cuối những năm 1980 đầu năm 1990 khi Thái Lan chứng kiến nạn phá rừng và nông dân xâm lấn đất vào diện tích rừng. Đỉnh điểm của nạn phá rừng diễn ra vào năm 1988 khi mưa gió gây ra nạn lụt lội nghiêm trọng, làm sạt lở đất rừng ở tỉnh Si Thammarat ở miền nam Thái Lan, làm chết hàng trăm người và phá hoại nhiều thị trấn.
 
Năm 1991, một cây sồi lớn được quy y Tam bảo, truyền thụ giới làm tăng sĩ Phật giáo tại tỉnh Nan, miền bắc Thái Lan. Trong buổi lễ, cây được bọc trong chiếc áo cà sa truyền thống màu cam của Phật giáo Thái Lan. Nghi lễ này đánh dấu sự ra đời của khái niệm “Tăng sĩ Phật giáo và môi trường”, là một ví dụ hiện đại đầu tiên về sự hợp tác của Phật giáo gắn liền với việc bảo tồn tài nguyên môi trường thiên nhiên.
 
96% dân số Thái Lan là Phật giáo đồ, các vị tăng sĩ Phật giáo giữ vị trí cao trong xã hội và họ sử dụng vị trí này nhằm kêu gọi đông đảo phật tử và người dân chung tay bảo vệ môi trường.
 
Trên khắp vương quốc Thái Lan, các nhà sư bảo vệ môi trường tự nhiên kết hợp với việc tu hành hàng ngày của họ, thông qua các nghi thức như giáo dục dân số trẻ, kết hợp với các tổ chức phi chính phủ, ủng hộ thay đổi chính sách, hoặc trực tiếp đi vào rừng để ngăn chặn nạn lâm tặc phá rừng và phòng ngừa cháy rừng xảy ra. Thực hành một tôn giáo thường tách rời khỏi xã hội, những vị sư này đang chống lại chuẩn mực của xã hội. Một số đã phải đối mặt với các mối đe dọa bạo lực, bỏ tù và thậm chí là các âm mưu ám sát. Với sự tác động của chư tôn đức tăng già Phật giáo, sinh viên trường Đại học Wake Forest University, Kiley Price đã đi khắp các địa phương Thái Lan như  Bangkok, Chiang Mai, Chonburi và Surin để tuyên truyền về phong trào bảo vệ môi trường tại Thái Lan.
 
Các nhà sư sinh thái học: Phật giáo và môi trường
 
Khi đối mặt với nạn phá rừng, biến đổi khí hậu và lũ lụt cực đoan tại vương quốc Thái Lan, các nhà sư Phật giáo đã đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường. Mặc dù Phật giáo thường bị cho là xa rời xã hội, nhưng các nhà sư Thái Lan hoạt động như những người ủng hộ môi trường thông qua nghi lễ, tư vấn trong lĩnh vực chính trị và nông nghiệp. Bằng cách đặt phong trào bảo vệ môi trường Thái Lan trên một nền tảng đạo đức, các nhà sư sinh thái học khuyến khích những người tham gia bảo vệ môi trường như một nhiệm vụ tôn giáo. 
 
Để hướng dẫn cho người nông dân hiểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Thượng tọa Phrakhu Sangkom Thanapanyo Khunsuri, vị tăng sĩ Phật giáo nổi tiếng về sinh thái, đã thành lập một trường nông nghiệp truyền thống tại ngôi già lam tự viện của ngài ở phía đông tỉnh Chonburi, gọi là Trung tâm Thiền Maab-Euang. Với 49 sinh viên, Thượng tọa Phrakhu Sangkom Thanapanyo Khunsuri giảng dạy các khái niệm Phật giáo về sự phản chiếu cá nhân và một lý thuyết gọi là “Nền kinh tế viên mãn được phát triển bởi đức Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej (tại vị 1946-2016), thúc đẩy hoạt động canh tác, khuyến khích tự cung tự cấp và dạy tách biệt chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tiêu thụ”.
 
Cùng với việc dạy học ở trường, Thượng tọa Phrakhu Sangkom Thanapanyo Khunsuri thường vân du khắp các địa phương như Surin và Chiang Mai để chia sẻ những buổi pháp thoại trực tiếp đến với mọi người. Mỗi buổi chia sẻ pháp thoại thường thu hút hàng trăm người tham dự. Ngài hỏi: “Nếu người dân hiểu rằng rừng cung cấp cho họ oxy, nước, thực phẩm sạch, quần áo,… liệu họ sẽ bảo vệ rừng chứ?”. Câu trả lời: “Tất nhiên!” từ những người nông dân phần nào cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của họ về việc bảo vệ rừng và môi trường sống.
 
Kẻ thù và đồng minh
 
Các nhà sư sinh thái học như Phra Sangkhom là những người ủng hộ môi trường hàng đầu ở vương quốc Thái Lan.
 
Khi sức ảnh hưởng của họ lan rộng khắp Thái Lan, các nhà sư cố gắng nhiều hơn nữa để bảo vệ diện tích rừng cộng đồng cho người dân và nông dân bản địa, điều này khiến cả chính phủ và các công ty khai thác dầu mỏ bị mất đi một phần đất. Một số nhà sư đã bị Chính phủ Thái Lan truy tố vì những hoạt động gây tranh cãi của họ. Một số vị sư thậm chí còn bị ám sát, như Thượng tọa Phrakhu Supoj Suvacano, một nhà sư sinh thái học cố gắng ngăn chặn tình trạng lấy đất rừng xung quanh vùng đất nơi trung tâm thiền định ở Chiang Mai khỏi bị biến thành trang trại quýt.
 
Ngay cả khi phải đối mặt với những mối đe dọa này, nhiều nhà sư sinh thái học vẫn tiếp tục công việc của họ, nhưng bắt đầu nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ các tổ chức khác, như các trường Đại học địa phương và các tổ chức phi chính phủ.
 
Cư sĩ Somboon Chungprampree, giám đốc điều hành Mạng lưới Phật tử nhập thế Quốc tế có trụ sở tại Bangkok, tổ chức đang làm việc với mục đích kết nối các nhà hoạt động xã hội, môi trường Phật giáo, phi Phật giáo từ khắp châu Á và trên toàn thế giới cho biết: “Chúng tôi đang tìm cách kêu gọi các vị tăng sĩ và cư sĩ phật tử đang lặng yên tọa thiền có thể cùng chung sức hành động, thể hiện từ bi tâm cứu khổ ban vui. Bởi sự tu tập không chỉ nhằm giải thoát khỏi những đau khổ cá nhân; mà còn nhằm giúp đỡ, hóa giải những đau khổ của mọi người trong xã hội và việc kêu gọi mọi người đoàn kết bảo vệ môi trường chính là hành động thiết thực mà một vị tăng sĩ Phật giáo có thể thực hiện được”.
 
Vân Tuyền (Nguồn: Puliczer Center)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Nắng nóng chưa từng có trên cả nước

Môi trường 22:20 25/04/2024

Theo chuyên gia thời tiết, thống kê 10 năm gần đây cho thấy chưa có năm nào cả ba miền Bắc, Trung và Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn nghỉ lễ 30-4 và 1-5 như năm nay.

Rác nhựa gây ra quá nhiều hiểm họa

Môi trường 16:34 24/04/2024

Làm thế nào để chấm dứt tất cả các loại nhựa sử dụng một lần và tìm giải pháp thay thế? Mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường và Trái đất lớn đến mức nào?

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Xem thêm