Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/03/2015, 09:27 AM

Phật giáo ở đâu, để góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Tây Nguyên?

Sự thay đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Tây Nguyên cũng tác động mạnh đến sự biến đổi các giá trị xã hội truyền thống. Trước đây, các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên theo tín ngưỡng đa thần nhưng từ khi các tôn giáo (đặc biệt là đạo Tin Lành) vào Tây Nguyên thì đời sống văn hóa tinh thần đã có sự thay đổi khá lớn.

1) Dẫn nhập

Tiếp tục loạt bài giới thiệu những tài liệu nghiên cứu khoa học ghi nhận tình trạng suy thoái, thiểu số hóa Phật giáo ở một số địa phương, trên đà Phật giáo suy thoái, thiểu số hóa trên phạm vi toàn quốc, chúng tôi quan tâm nhiều đến những công trình liên quan đến cải đạo ở Tây Nguyên.

Cải đạo ở Tây Nguyên là một thất bại lớn đáng lấy làm hỗ thẹn của ngành hoằng pháp từ thời Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trước 1975, kéo dài sang những năm 1980-2000.

Một diện mạo tôn giáo mới đã được xác lập ở Tây Nguyên, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, Phật giáo Việt Nam, nếu không bị loại trừ thì cũng trở thành thứ tôn giáo thiểu số không còn đáng để ý nữa.

Kết quả này khó mà thay đổi trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tín đồ và tu sĩ Phật giáo Việt Nam đều có trách nhiệm trong kết quả suy thoái Phật giáo Việt Nam khiến Phật giáo Việt Nam trở thành tôn giáo thiểu số.

2) Giới thiệu tài liệu
2.1. Tác giả: PGS TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên).
2.2. Tựa sách: “Sự biến đổi những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay”.
2.3. Thông tin xuất bản: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2014.
2.4. Thông tin biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

“Sự biến đổi những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay/Nguyễn Ngọc Hòa (ch.b), Lê Quý Đức, Nguyễn Duy Bắc… - H.: Chính trị Quốc gia, 2014. – 184 tr.; 21cm

Thư mục: tr. 178-181

1. Giá trị xã hội 2. Biến đổi 3. Dân tộc thiểu số. Tây Nguyên 303.4095976- dc23
CTH0147p-CIP
Mã số: 32 (V)
CTQG-2014

2. Thông tin chi tiết về tập thể tác giả:

PGS. Ts. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên)
PGS. Ts. Lê Qúy Đức
PGS. Ts. Nguyễn Duy Bắc
PGS. Ts. Nguyễn Văn Nam
PGS. Ts. Lê Văn Đính
Ts. Đoàn Tuấn Anh
Ts. Trung Thị Thu Thủy
Ths. Nguyễn Thị Triều
Ths. Vũ Đình Anh
Ths. Đỗ Duy Hòa
Ths. Trương Bi
 
4. Trích dẫn thông tin cần chú ý:

4.1. Nội dung: “Sự thay trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Tây Nguyên” (trang 58): “Sự thay đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Tây Nguyên cũng tác động mạnh đến sự biến đổi các giá trị xã hội truyền thống. Trước đây, các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên theo tín ngưỡng đa thần nhưng từ khi các tôn giáo (đặc biệt là đạo Tin Lành) vào Tây Nguyên thì đời sống văn hóa tinh thần đã có sự thay đổi khá lớn.

Hiện nay, ở Tây Nguyên có 4 tôn giáo chính là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao Đài với 1.753.761 tín đồ, chiếm 33,7% dân số toàn vùng. Riêng tín đồ là người đồng bào các dân tộc thiểu số có 529.793 người. Trong các tôn giáo đó thì Công giáo, Phật giáo, Cao Đài đã tồn tại từ lâu đời, còn đạo Tin Lành chỉ mới phát triển mạnh trong những năm gần đây và đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, số lượng các tín đồ tôn giáo tăng cao, tương đương với mức tăng dân số. Trong cộng đồng Công giáo tín đồ là người đồng bào các dân tộc thiểu số tăng nhanh. Trong cộng đồng đạo Tin Lành, người dân tộc thiểu số, mà đáng chú ý là tín đồ người dân tộc thiểu số bản địa, chiếm tỷ lệ tuyệt đối.

Đạo Tin Lành lại khá thành công trong việc mở rộng “Nước Chúa” khi tổ chức khảo sát thực tế, nắm bắt sâu sắc đời sống tín ngưỡng bản địa, dùng ngôn ngữ dân tộc để kiên trì công việc truyền giáo. Trong đời sống tâm linh, các dân tộc bản địa có những nét tương đồng nhất định với tinh thần cải cách thế tục hóa, giản lược của đạo Tin Lành như: việc các thần linh trong tâm thức người dân bản địa chưa được linh tượng hóa, không thờ các linh tượng… nên các nhà truyền giáo đã biết cách bản địa hóa một phần hình tượng Chúa Ki tô cho tương thích với tín ngưỡng truyền thống. Các dân tộc bản địa nhìn chung có lối sống phóng khoáng, mỗi người đều có thể liên hệ với thần linh. Điều này phù hợp với sinh hoạt tôn giáo xem trọng vai trò cá nhân của đạo Tin Lành. Các nhà truyền giáo đã biết nắm các đặc điểm này để tạo nên những giao thoa, tương đồng thuận lợi cho việc truyền giáo.

Mặt khác, các nhà truyền giáo Tin Lành còn biết khai thác các khoản trống trong đời sống tâm linh của các dân tộc thiểu số để đẩy mạnh công tác truyền đạo. Đạo Tin Lành du nhập muộn hơn đạo Công giáo, và thực sự phát triển mạnh từ sau năm 1975. Từ năm 1975 đến nay, các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên tham gia vào đời sống xã hội hiện đại một cách toàn diện. Sau chiến tranh, vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc chưa thực sự được định hướng đúng đắn và thiết thực. Cùng với nó là sự phá vỡ không gian sinh tồn truyền thống một cách nhanh chóng. Tín ngưỡng truyền thống trong xu thế bị mai một dần không còn đủ sức lý giải cho những hiện tượng mới nảy sinh trong đời sống hiện đại. Điều đó đạo nên khoảng trống tâm linh trong đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện ở sự hoài nghi đối với vai trò của các đấng siêu nhiên trong truyền thống hay sự bế tắc trong tìm lời giải cho các ước mơ hiện thực. Đạo Tin lành đã khai thác tốt các yếu tố này để truyền đạo.

Xâm nhập vào vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, giống như đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành cũng đối diện với văn hóa truyền thống bản địa, đặc biệt là tín ngưỡng đa thần vạn vật hữu linh của các dân tộc ở Tây Nguyên. Với chủ trương đòi hỏi chiều sâu lý tính, đức tin của mỗi cá nhân tín đồ, đồng thời áp dụng triệt để chủ trương tín điều độc thần dẫn đến sự va chạm giữa văn hóa truyền thống và đạo Tin Lành. Theo quy định của đạo Tin Lành, các tín đồ không được tin thờ các thần, không được tham gia các nghi lễ truyền thống của các cộng đồng làng lân cận, không ăn đồ hiến sinh cúng tế, cự tuyệt trước các giá trị văn hóa như: cồng chiêng, dân ca, dân vũ truyền thống…

Chính vì vậy mà trong các bản làng tin theo đạo Tin Lành, các giá trị văn hóa truyền thống bị phá vỡ một cách nhanh chóng, nghiêm trọng hơn là nó còn gây chia rẽ, phân hóa trong nội bộ cộng đồng giữa người theo đạo với những người không theo đạo và với chính quyền, cản trở việc thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước; nhiều đối tượng còn kích động khiếu kiện, phản ứng với chính quyền, đe dọa cán bộ và những người không theo đạo.”

4.2. Nội dung biến đổi giá trị thuộc lãnh vực tâm linh (quan niệm về tôn giáo tín ngưỡng, trang 90): 

“Trong xã hội truyền thống, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” với hệ thống dày đặc các vị thần linh, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt tinh thần của mọi cộng đồng. Thần linh trú ngụ ở khắp nơi. Cuộc sống của con người hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn của thần linh, từ lao động sản xuất đến ốm đau, chết chóc, mọi hành động, việc làm đều phải cầu xin và được thần linh cho phép. Từ niềm tin, tín ngưỡng đa thần, đồng bào có nhiều hình thức kiêng cữ phức tạp và nhiều nghi lễ, lễ hội cúng bái, ngưỡng vọng thần linh, cầu mong thần linh giúp đỡ cho cuộc sống của con người, cộng đồng. Nói chung, họ không phải chờ đợi điều gì khác ở thần linh ngoài chờ đợi và cầu xin: sức khỏe, đời sống yên ổn, sản xuất và chiến đấu có kết quả.

Nhưng hiện nay, đa phần các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên không còn theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đa thần. Đã có sự chuyển đổi tín ngưỡng từ đa thần (thần ý) không hình hài, sang độc thần có hình ảnh thờ phụng (thần quyền), chuyển sang thờ phụng các tôn giáo khác như Cơ đốc giáo, Tin Lành, hoặc kể cả Phật giáo. Về đại thể, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ngày nay của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có thể chia thành các bộ phận sau: bộ phận canh tác nương rẫy theo cách thức cổ truyền vẫn theo tín ngưỡng đa thần, tuy nhiên niềm tin có giảm sút. Bộ phận chuyển từ trồng lúa trên rẫy sang trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hạt điều, v.v. thì đời sống tâm linh chịu ảnh hưởng của người Kinh, họ thường ngưỡng vọng tới linh hồn ông bà, tổ tiên. Một bộ phận theo Công giáo, Tin Lành, có đức tin vào Đức Chúa, các vị thần bản địa tối cao cùng xuất hiện song hành với hình ảnh Chúa trong tâm thức họ. Vì vậy, nghi lễ, lễ hội Tây Nguyên đang mai một, biến đổi rất nhanh. Nghi lễ về vòng đời người, nghi lễ liên quan đến sản xuất nương rẫy theo phương thức cổ truyền, trừ lễ cúng Thần Lúa, được thực hiện khá nguyên vẹn, còn các nghi lễ khác diễn ra theo xu hướng đơn giản, gọn nhẹ. Lễ hội cũng mai một, biến đổi, thậm chí còn bị hướng vào xu hướng hiện đại hóa, thương mai hóa. Có thời điểm, tín ngưỡng truyền thống trước đây liên quan đến toàn bộ lịch sản xuất, vòng đời và mọi mối quan hệ xã hội khác của cả cộng đồng, bị xem là mê tín, dị đoan…

Tuy nhiên, việc du nhập tôn giáo mới, đặc biệt là đạo Tin lành, cũng làm thay đổi các quan niệm giá trị theo hướng tiêu cực. Để phục vụ mục đích tôn giáo, đạo Tin Lành kêu gọi tín đồ không tổ chức hoặc không tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng; hạn chế tín đồ tham gia các nghi lễ truyền thống, thay các nghi lễ truyền thống bằng các nghi lễ tôn giáo; vận động tín đồ bãi bỏ nhiều tập tục truyền thống, không lưu giữ và đánh cồng chiêng, không uống rượu cần, không làm tượng gỗ… Đối với cộng đồng theo đạo Tin lành, mọi nghi lễ cổ truyền đã bị xóa bỏ, thay vào đó là những nghi lễ tôn giáo: lễ phục sinh, lễ giáng sinh, lễ dâng trẻ, và nghi lễ vòng đời người giống như nghi lễ của người Kinh: (lễ sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng). Đối với cộng đồng theo đạo Công giáo, trong các lễ trồng trỉa, mừng lúa mới… đồng bào chỉ còn giữ lại phần hội, còn phần nghi lễ đã hoàn toàn bị loại bỏ. Kết quả điều tra của đề tài “Tín ngưỡng và tôn giáo của cư dân bản địa tỉnh Gia Lai – những chuyển biến và tác động đến văn hóa – xã hội” năm 2011 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đưa ra một số chỉ báo:

- Đối với cộng đồng theo đạo Công giáo, số người uống rượu cần, số người đánh cồng chiêng và thích mặc trang phục truyền thống trước và sau khi theo đạo không đổi (36/36 người); số người hút thuốc giảm 25% so với trước khi theo đạo (15/20 người); số người tham dự lễ hội cổ truyền chỉ còn 58,2% so với trước khi có đạo (10/17 người).

- Đối với cộng đồng theo đạo Tin Lành: trong số 57,2% số người được hỏi (89/264 người) cho biết trước khi theo đạo Tin Lành gia đình họ có cồng chiêng, nhưng sau khi theo đạo chỉ còn 10,9% (18/89 người) cho biết gia đình họ còn cồng chiêng; 100% số người được hỏi cho biết sau khi theo đạo họ không còn đánh cồng chiêng, không uống rượu cần và không tham gia các lễ hội truyền thống của cộng đồng. Hơn 200 làng của dân tộc Giarai và Bana theo đạo Tin Lành đã không còn bóng dáng cồng chiêng1.

Ngoài ra, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay đã tiếp nhận một số hành vi tín ngưỡng của văn hóa dân tộc Kinh vào đời sống tâm linh dân tộc. Chẳng hạn, đa số gia đình người dân tộc Ê đê khi chôn cất người chết xong, họ cũng lập bàn thờ để thờ người đã mất. Trên bàn thờ để ảnh người quá cố và có hương, hoa quả. Đồng bào cũng làm giỗ theo chu kỳ một năm cho người chết… 

4.3. Nội dung tác động mạnh mẽ của đạo Tin Lành (trang 118): “Tác động mạnh mẽ của đạo Tin Lành là một trong những tác nhân làm biến đổi các giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Trên một phương diện nhất định phải thừa nhận rằng, đạo Tin Lành vào Tây Nguyên đã được “cách tân”, và một phần “bản địa hóa”, vì vậy, đã phản ánh tính “linh hoạt”, “thoải mái”, “tự do”… Vì thế, nó được một bộ phận nhân dân tiếp nhận một cách dễ dàng mà không cần tính toán đến những hệ lụy do nó đem lại. Tuy nhiên, xét trên phương diện văn hóa và một cách nhìn tổng quát thì quá trình du nhập, hoạt động và phát triển của đạo Tin Lành ở Tây Nguyên đã có những ảnh hưởng (tiêu cực) không nhỏ đến các giá trị xã hội và văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, biểu hiện cụ thể là:

- Thay các trường ca, sử thi của các dân tộc thiểu số bằng những giáo điều kinh thánh. Thay thế các lễ hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Bana, Ê Đê, M nông… bằng các nghi lễ tôn giáo.

- Biến các hình thức sinh hoạt cộng đồng dân tộc thành các sinh hoạt theo tổ chức Tin Lành, biến nhà ở thành nhà nguyện, biến tổ chức buôn làng (2) thành ban chấp sự của các hệ phái.

- Kích động lớp trẻ từ bỏ tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, từ bỏ cồng chiêng và những nhạc cụ dân tộc cùng với những lễ hội, điệu múa đậm đà bản sắc dân tộc; khuếch trương âm nhạc thánh ca, những vũ điệu phương Tây, nhạc cụ hiện đại, mỉa mai y phục dân tộc.

- Giương cao ngọn cờ “bài trừ mê tín dị đoan”, Tin Lành đã phá vỡ những phong tục, tập quán tốt đẹp; hô hào bãi bỏ sinh hoạt cộng đồng, biến cồng chiêng thành đồng nát; bãi bỏ đốt lửa cộng đồng, bỏ rượu cần và nghe kể chuyện sử thi.

- Lợi dụng trình độ, nhận thức thấp kém của đồng bào các dân tộc thiểu số, những người truyền bá đạo Tin Lành đã dùng của cải vật chất để mua chuộc, điều đó đã làm cho không ít tín đồ chỉ dành thời gian để nghe giảng về Chúa, không chịu đi làm vì nếu có đói thì đã có Chúa giúp đỡ; bỏ những sinh hoạt cộng đồng để cầu nguyện và hát thánh ca – tức là chỉ lo việc đạo, quên việc đời; lo phần hồn, ít lo phần xác…

Những vấn đề nêu trên, không thuần túy về tôn giáo mà còn là vấn đề bản sắc văn hóa, vận mệnh dân tộc, quốc gia. Do đó, việc giữ gìn và phát huy, phát triển nền văn hóa các dân tộc thiểu số cũng không chỉ thuần túy giải quyết vấn đề văn hóa, mà còn đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trên mọi lãnh vực của đời sống xã hội”

Minh Thạnh (giới thiệu)
-
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai: Tín ngưỡng và tôn giáo của cư dân bản địa tỉnh Gia Lai – những chuyển biến và tác động đến văn hóa – xã hội (từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay), TS. Nguyễn Thị Kim Vân chủ nhiệm đề tài, 2011.

2. Trong chiến tranh, do đất rộng, người thưa, các dân tộc thiểu số cư trú thành các khu vực tương đối độc lập; chỉ có 2 đầu (bắc Kon Tum và Nam Lâm Đồng) buôn làng các dân tộc có xen kẽ với nhau, còn lại hình thành những khu vực cư trú tập trung theo dân tộc (nhưng bây giờ thì không còn). Nhưng dù là khu vực cư trú của dân tộc nào thì nét nổi bật nhất của thiết chế buôn làng vẫn là hình thái tập trung theo đại gia đình; trong đó tính tự quản và tính cộng đồng bền vững, vai trò của già làng được đề cao.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm