Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phật giáo Việt Nam dưới con mắt của học giả phương Tây

Các hình thức Phật giáo chủ yếu ở Việt Nam là sự kết hợp của phái Tịnh độ và Thiền. Thực hành thiền, với sự nhấn mạnh vào thiền định phần lớn được các tăng, ni tu tập, trong khi đó, triết lý Tịnh độ và thực hành lại được tín đồ phật tử ưa thích.

 
Thiền viện Trúc Lâm tại thành phố Đà Lạt, nơi cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km. Thiền viện nằm ở Tây Nguyên, vốn nổi tiếng với khí hậu ôn hòa và phong cảnh đẹp như tranh vẽ từ thời Việt Nam còn là một thuộc địa của Pháp. Đây là một trong những trung tâm nghiên cứu thiền lớn nhất Việt Nam, với số lượng lớn tăng, ni tu tập. Ở đây có nhiều chức sắc nói được tiếng Anh. Trung tâm không chỉ nổi tiếng ở địa phương mà còn cả với những người Việt ở nước ngoài muốn nghiên cứu thiền định. Đứng đầu Thiền viện hiện nay là Hòa thượng Thích Thanh Từ, một thiền sư nổi tiếng từ nhiều thập kỷ.

Các bài giảng của Hòa thượng được các phật tử người Việt thực hành và lưu hành dưới nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới.

Ở miền Nam Việt Nam còn có phái Phật giáo nguyên thủy với đa số tín đồ là người dân tộc Khmer. Các tu sĩ của phái Tiểu thừa cùng nghiên cứu với các tu sĩ phái Đại Thừa tại đại học Phật giáo Vạn Hạnh ở Sài Gòn.
Ảnh: Chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh 
Ngoài ra ở Việt Nam còn có một hình thức Phật giáo độc đáo phát triển tại các tỉnh phía Nam, là một sự kết hợp thành công của phái Tiểu Thừa và Đại Thừa. Trong khi phần lớn triết học là Đại thừa, tăng đoàn (tăng, ni) tuân theo các giới luật (quy tắc đạo đức) khá nghiêm ngặt, và đi khất thực theo truyền thống mỗi ngày. Trong hình dưới đây là Thượng tọa Minh Đăng Quang là người khai sơn Hệ phái Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam.
 
Đến nay, Việt Nam đã và vẫn là một quốc gia mà phần đông dân cư là tín đồ Phật giáo với niềm tin sâu sắc. Chức sắc Phật giáo tham gia vào đời sống cộng đồng, như mở trường học, trại trẻ mồ côi, trung tâm y tế, và cơ sở tình thương cho người tàn tật. Tín đồ phật tử đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo. Do hoàn cảnh lịch sử chiến tranh, Phật giáo Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm.

Hầu hết các nhà sư và ni cô đều xuất gia khi còn trẻ, tại chùa, giáo dục được khuyến khích và đánh giá rất cao. Hầu hết tăng, ni đều học đại học, thậm chí học đến tiến sĩ cả ở trong và ngoài nước. Nhiều người cũng thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Trung và tiếng Anh.

Lễ Phật đản và lễ Vu lan là hai lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm. Truyền thống của người Việt là đến chùa thắp hương, vãn cảnh vào ngày mồng một và ngày rằm âm lịch. Ngoài ra, trong những ngày lễ hội khác của Phật giáo đều thu hút rất đông tín đồ phật tử. Với những tín đồ tìm chốn "nương tựa" nơi cửa Phật, họ đều có pháp danh. Họ mặc trang phục màu xám truyền thống khi đến chùa, để thể hiện sự trang nghiêm, kính trọng với Đức Phật. 
 
Tăng và ni đều bình đẳng như sự bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Các nhà sư được gọi là "Thầy", ni được gọi là "sư cô". Tất cả tăng đoàn đều lấy họ "Thích", để biểu thị rằng họ đã rời bỏ gia đình trần tục của họ, và đã gia nhập gia đình của Đức Phật. Phật tử chào nhau bằng cách chắp tay trước ngực và nói "mô Phật" (hàm ý ca ngợi Phật). Một hình thức khác để chào hỏi là trì tụng “A di đà Phật”.

Có lẽ chính niềm tin và sự giác ngộ những lời răn dạy của đức Phật đã góp phần làm nên tính cách hiền hòa của người Việt. 

Bình Minh (Nguồn: buddhanet) 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Phật pháp và cuộc sống 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật pháp và cuộc sống 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Chúng sanh và lục thông

Phật pháp và cuộc sống 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Xem thêm