Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Phật giáo với công việc từ thiện (II)

Đi sâu một chút ta thấy Phật là Thiện. Trong Thiện có nhiều mức độ, có thiện lớn, thiện nhỏ, thiện vĩ đại như đức Phật, từ bỏ ngai vàng đi tìm con đường cứu chúng sinh ra khỏi sông mê biển khổ. Thiện nhỏ như làm một điều tốt lành nho nhỏ, chẳng hạn cho người khốn khó đồng tiền bát gạo.

 >>Gieo mầm thiện

Bài liên quan

Tuỳ nghi, tuỳ thời, nhậm vận, đó là hành động của những người đã giác ngộ ở một đất nước mà mọi người đều bận rộn, hăm hở, hăng hái chống giặc cứu nước, nếu cứ ôm khư khư những giáo lý nhà Phật, đóng kín cửa chùa, thì thật chẳng hợp thời đúng lúc chút nào. Đi sâu một chút ta thấy Phật là Thiện. Trong Thiện có nhiều mức độ, có thiện lớn, thiện nhỏ, thiện vĩ đại như đức Phật, từ bỏ ngai vàng đi tìm con đường cứu chúng sinh ra khỏi sông mê biển khổ. Thiện nhỏ như làm một điều tốt lành nho nhỏ, chẳng hạn cho người khốn khó đồng tiền bát gạo. Người Phật tử Việt Nam luôn nhìn ra và làm theo những cái thiện lớn, khi đứng giữa ngã ba đường cần phải lựa chọn, dù có phải vi phạm giới luật. Chấp vào những giới luật để làm những điều thiện nhỏ mà bỏ qua những cái thiện lớn thì chẳng khác nào như ''ngu trung'', ''ngu hiếu'' trong Nho giáo vậy. Những người này, theo Khổng Tử, mới có khả năng thích nghi với đạo lý mà chưa có khả năng quyền biến. Ở đây muốn hợp thời đúng lúc, muốn theo đức lớn phải học tập Thượng Sỹ là không trái với người đời, trộn lẫn cùng thế tục, phải đứng trong hàng ngũ dân tộc, cầm gươm lên ngựa đánh đuổi quân xâm lược. Đó chính là tuỳ nghi, quyền biến. Theo Lão Tử, cái đức cao nhất là bất đức, cho nên có đức, cái đức thấp nhất là không thất đức, cho nên vô đức. Đã giác ngộ thì mọi hành động, cử chỉ, suy nghĩ đều là Thiền. Và ở đây đánh giặc cứu nước cũng là Thiền.

Tuỳ nghi, tuỳ thời, nhậm vận, đó là hành động của những người đã giác ngộ ở một đất nước mà mọi người đều bận rộn, hăm hở, hăng hái chống giặc cứu nước, nếu cứ ôm khư khư những giáo lý nhà Phật, đóng kín cửa chùa, thì thật chẳng hợp thời đúng lúc chút nào.

Tuỳ nghi, tuỳ thời, nhậm vận, đó là hành động của những người đã giác ngộ ở một đất nước mà mọi người đều bận rộn, hăm hở, hăng hái chống giặc cứu nước, nếu cứ ôm khư khư những giáo lý nhà Phật, đóng kín cửa chùa, thì thật chẳng hợp thời đúng lúc chút nào.

Bài liên quan

Thời Lý - Trần là thời kỳ mà đạo Phật là quốc giáo, nhưng cũng là thời kỳ vẻ vang oanh liệt nhất trong lịch sử. Thiện lớn, đức lớn, hợp thời, đúng lúc, tuỳ nghi lúc này là phải cứu dân tộc, quê hương, đất nước khỏi cái thảm hoạ của nạn ngoại xâm. Vì cái thiện lớn, đức lớn đó mà các Phật tử sẵn sàng cầm gươm lên ngựa, sẵn sàng vi phạm giới luật (cấm sát sinh), giết một người để cứu muôn người. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, những người Phật tử không thể giáo điều máy móc ôm khư khư giới luật là không được giết hại chúng sinh trong đó có cả kẻ thù, quân xâm lược đang tàn sát đồng bào. Không thể vì một điều thiện nhỏ cho cá nhân mà quên điều thiện lớn cho dân tộc. Như vậy, ở đây phá giới là theo tinh thần phá chấp. Thiền tông Việt Nam có tinh thần thương người, cứu người, đặc biệt cứu con người là trên hết. Chả thế mà Phật giáo Việt Nam có câu:

Dù xây chín cấp phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người.

Thiện lớn, đức lớn, hợp thời, đúng lúc, tuỳ nghi lúc này là phải cứu dân tộc, quê hương, đất nước khỏi cái thảm hoạ của nạn ngoại xâm.

Thiện lớn, đức lớn, hợp thời, đúng lúc, tuỳ nghi lúc này là phải cứu dân tộc, quê hương, đất nước khỏi cái thảm hoạ của nạn ngoại xâm.

Cứu một con người còn hơn cả xây chín cấp phù đồ. Bởi vậy, việc cứu cả một dân tộc, đất nước, cứu muôn dân trăm họ là công việc khẩn thiết cấp bách hơn cả, dù có phải vi phạm giới luật. Chính vì vậy mà trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sư Thiện Chiếu đã viết đôi câu đối lên trước cửa chùa Linh Sơn, nơi ông làm giáo thụ:

''Phật giáo thị nhập thế nhi phi yếm thế

Từ bi nãi sát sinh dĩ độ chúng sinh''.

(Đạo Phật là nhập thế chứ không phải yếm thế

Từ bi là sát sinh để cứu độ chúng sinh.)

Quan niệm từ bi của Thiện Chiếu nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung là hoàn toàn khác so với Phật giáo Ấn Trung. Phải chăng đó cũng là điểm độc đáo đặc sắc của Phật giáo

Bài liên quan

Việt Nam, một cống hiến mới vào kho tàng Phật giáo thế giới? Nếu quả như vậy thì cống hiến này, một mặt là do tinh thần sáng tạo của người Việt Nam tạo nên, mặt khác, có lẽ nó được qui định bởi hoàn cảnh địa lý, kinh tế, chính trị của đất nước này. Tục ngữ ta có câu ''cái khó bó cái khôn'' hay "cái khó ló cái khôn'' là như vậy. Năm 1925 - 1926, thực dân Pháp bắt một số nhà sư đi biểu tình và chất vấn: ''Ai xui thầy chùa đi biểu tình?'' Sư Thiện Chiếu đã trả lời trên báo: ''Thuyết từ bi cứu khổ của Phật tổ xui Phật tử tham gia những hoạt động yêu nước thương dân chứ không ai xui cả''. Chính khai mở tâm đi dần đến giác ngộ bằng con đường tham gia tích cực vào việc cứu đời kể cả sát sinh mà Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước. Lịch sử ''chống địch họa'' của dân tộc Việt Nam cho đến nay đã chứng minh điều đó. Âu đó cũng là lẽ thường tình bởi vì phương châm của nhà Phật là ''Lợi lạc quần sinh vô ngã vị tha''.

Cứu một con người còn hơn cả xây chín cấp phù đồ. Bởi vậy, việc cứu cả một dân tộc, đất nước, cứu muôn dân trăm họ là công việc khẩn thiết cấp bách hơn cả, dù có phải vi phạm giới luật.

Cứu một con người còn hơn cả xây chín cấp phù đồ. Bởi vậy, việc cứu cả một dân tộc, đất nước, cứu muôn dân trăm họ là công việc khẩn thiết cấp bách hơn cả, dù có phải vi phạm giới luật.

Bài liên quan

Thiền tông Việt Nam còn đi xa hơn: ''Lợi lạc quần sinh vô tâm vị tâm''. Bác Hồ, trong thư gởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam có viết: ''Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu: kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ vững thống nhất và độc lập Tổ quốc. Thế là chúng ta đã làm theo lòng đại từ bi của đức Phật Thích Ca kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ''. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, đi theo truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam, nhiều nhà sư trên con đường giác ngộ Phật giáo đã giác ngộ cách mạng, nhiều nhà tu hành giúp đỡ và đi theo kháng chiến, họ bị tù đày thậm chí hy sinh anh dũng, nhiều chùa đã trở thành cơ sở cách mạng. Đỉnh cao của phong trào làm theo lòng đại từ đại bi của đức Phật Thích Ca là kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ, năm 1945, tất cả các Phật tử ở các chùa thuộc dãy Yên Tử đã tham gia khởi nghĩa chống Nhật. Sau cách mạng tháng 8, một đơn vị quân đội gồm toàn tăng ni đã thành lập ở Đông Triều theo Trung tướng Nguyễn Bình vào Nam chiến đấu. Họ anh dũng chiến đấu và hi sinh nhiều ở chiến trường Nam Bộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Phật pháp và cuộc sống 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Phật pháp và cuộc sống 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật pháp và cuộc sống 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Phật pháp và cuộc sống 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Xem thêm