Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/08/2016, 11:35 AM

Phật giáo với khoa học và xã hội

“Trái lại Phật giáo rất coi trọng “GIẢI” tức là phải tự học hỏi, tự tìm hiểu cặn kẽ rồi mới tin, không bao giờ tin mù quáng. Phải tự mình tự học, tự tu, tự chứng, không ỷ lại vào thần quyền hoặc một thế lực siêu nhiên nào khác. Phải tự mình làm điều thiện, hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn, từ đó góp phần cải tạo thế giới ngày càng tốt đẹp hơn”.

Cuốn sách “Phật giáo với khoa học và xã hội” được tác giả Quảng Đạt chắp bút không phải với tham vọng chấn hưng Phật giáo mà muốn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với mọi người. Đó chính là đạo Phật rất hợp với khoa học, khoa học càng tiến bộ thì Phật giáo càng sáng tỏ, đạo Phật không mê tín, cuồng tín như một số tôn giáo khác. 

“Trái lại Phật giáo rất coi trọng “GIẢI” tức là phải tự học hỏi, tự tìm hiểu cặn kẽ rồi mới tin, không bao giờ tin mù quáng. Phải tự mình tự học, tự tu, tự chứng, không ỷ lại vào thần quyền hoặc một thế lực siêu nhiên nào khác. Phải tự mình làm điều thiện, hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn, từ đó góp phần cải tạo thế giới ngày càng tốt đẹp hơn”.
 
Sở dĩ tác giả cố gắng cho ra đời quyển sách này vì tác giả nhận thấy khoa học ngày càng tiến bộ, đã làm sáng tỏ một số vấn đề, mà đức Phật đã nói cách nay hơn 2553 năm. Lúc bấy giờ Phật nói ra, nhiều người cho là ngớ ngẩn, không tưởng; ví dụ như: trong nước có vi trùng, tam thiên đại thiên thế giới…

Ngày nay, với những máy móc tinh vi, tối tân, khoa học đã giải đáp dần dần 1 phần những điều Phật nói có vẻ ngớ ngẩn, không tưởng ngày xưa.

Albert Einstein, nhà vật lý nổi tiếng toàn cầu, ông đã được giải Nobel vật lý năm 1921 đã nói: “Nếu có một tôn giáo nào, đương đầu được với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Đạo Phật không cần xét lại quan điểm của mình để theo khoa học. Vì Phật giáo bao gồm cả khoa học, cũng như vượt qua khoa học”.

Cuốn sách “Phật giáo với khoa học và xã hội” của tác giả Quảng Đạt hiện đang có ở thư viện tầng 1 chùa Quán Sứ (số 73 phố Quán Sứ - Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội). Kính mời quý độc giả, các nhà nghiên cứu và mọi người có nhu cầu ghé thăm thư viện theo lịch cụ thể như sau:

- Sáng, chiều thứ Ba, thứ Năm trong tuần.

- Sáng thứ Sáu và Chủ Nhật.

Kim Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Sư cô Suối Thông là Đại sứ Văn hóa đọc TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2025

Sách Phật giáo 11:04 24/04/2024

Sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) - đang công tác tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, thành viên Ban Văn hóa Phật giáo TP vừa được trao nhiệm vụ này từ Sở TT&TT TP, trong ngày Sách và văn hóa đọc lần 3, hôm 19/4.

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Xem thêm