Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/06/2016, 11:53 AM

Phật Ngọc hòa bình thế giới và nhân duyên đất Việt

Có lẽ, từng người con Phật nơi đất nước điểm đến của Hòa bình, nơi Thủ đô vì hòa bình trong giờ phút thiêng liêng đồng cảm niệm năng lượng vô song nơi tôn tượng Ngài cùng tất cả tình yêu sâu thẳm tâm lòng.

Có lẽ, đây là lần thứ hai cũng là lần cuối cùng tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới hiện diện tại Việt Nam trước khi trở về an vị tại Úc.

Tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng đá ngọc bích nguyên khối cao 2,54 mét đã có mặt tại chùa Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội (từ ngày 25/06 đến ngày 12/07).

Theo quan sát của chúng tôi, ngay buổi tối đầu tiên, trước giờ tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới được khai ấn, hàng ngàn phật tử từ khắp tỉnh thành trên cả nước đã vân tập về chùa Yên Phú, ngưỡng mong chiêm bái tôn tượng đức Bổn Sư có một không hai này.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Phó TT Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN - Trụ trì chùa Yên Phú
chia sẻ cùng phật tử ý nghĩa tượng Phật ngọc hòa bình thế giới trước giờ chính lễ


Đây cũng là sự kiện đặc biệt kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2016). 20 giờ, Lễ khai ấn tượng Phật ngọc hòa bình thế giới mới bắt đầu, nhưng từ sáng sớm, hàng ngàn lượt phật tử thập phương vẫn đều đặn về chùa ngưỡng vọng chiêm bái.

Trời càng về tối, nơi khán đài chính tôn nghiêm, tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng đá ngọc bích nguyên khối dẫu bao phủ vải đỏ nhưng vẫn tỏa rộng năng lượng “Hòa bình” đến muôn khắp từng không.

Dường như, năng lượng có uy lực, oai linh vô song nơi tôn tượng Ngài đã tác động mãnh liệt tới tâm thức hàng ngàn người con Phật hữu duyên chiêm bái lần cuối cùng nơi đất nước Việt Nam - điểm đến của Hòa bình.
  
Phật tử lượt lượt về chiêm bái, ai cũng trang nghiêm, thành kính. Chúng tôi cảm nhận rõ tâm từ cộng hưởng, tinh thần bác ái hòa chung. Bầu không khí từ an như phủ rộng khắp.

Có lẽ, từng người con Phật nơi đất nước điểm đến của Hòa bình, nơi Thủ đô vì hòa bình trong giờ phút thiêng liêng đồng cảm niệm năng lượng vô song nơi tôn tượng Ngài cùng tất cả tình yêu sâu thẳm tâm lòng.

Nhớ lời đức Phật truyền dạy, Từ Bi là một trong những đức hạnh cao quý của bất cứ người con Phật nào. Thật vậy, chúng ta có tâm từ bi, mới cộng hưởng được tình yêu thương, mới cùng nhau đồng tâm ban trải niềm thương, tâm lòng độ tha vô lượng tới muôn nơi.

Thêm một lần, tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới đến với đất nước Việt Nam thân yêu, thêm phần tác động lớn lao tới từng người con Phật nơi đây.

Bạn, tôi, chúng ta như cùng cảm niệm sâu sắc hạt giống bồ đề nơi mỗi người thêm tươi thắm. Tâm Từ bi cùng nhịp đập yêu thương nơi mỗi người ngày thêm trưởng dưỡng, được tẩm tưới tốt tươi trong Đạo vị, Pháp vũ.

Để, Việt Nam luôn là điểm đến của Hòa bình. Để từng người con Phật Việt Nam luôn vững tin là sứ giả của Hòa bình, đồng ngưỡng nguyện an thái như hàng triệu người con Phật khắp năm châu từng ngày, từng giờ tâm đồng tâm cảm niệm…

Hình ảnh tượng Phật ngọc hòa bình thế giới ngày đầu tiên nơi chùa Yên Phú ngày 25/06/2016 (21/05/Bính Thân):

Trước giờ chính lễ chính thức bắt đầu






Nghi thức niêm hương bạch Phật cầu gia hộ

Đạo tràng Pháp hoa trang nghiêm tụng Kinh Phổ Môn từ chập tối, chuẩn bị đón chờ Chính lễ

Thường Nguyên 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Ảnh 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Ảnh 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Xem thêm