Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/07/2020, 14:42 PM

Phật pháp tại thế gian

Nếu đức Phật ban phước xuống họa thì không có nhân quả nữa. Thế nên quí vị phải hiểu rõ điều này, mà tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo nghiệp của mình.

Hướng dẫn tuổi trẻ đến với Phật pháp

Đạo Phật là đạo chân thật. Tại sao nói chân thật? Ở đây tôi đi từng bước cho quí Phật tử dễ hiểu, dễ nhận. Bước thứ nhất, khi đức Phật giác ngộ viên mãn rồi, Ngài thấy rõ chúng sinh sau khi chết bị luân hồi sinh vào sáu đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, a-tu-la và trời. Tại sao lại sinh trong sáu đường đó? Vì chúng sinh mê lầm tạo những nghiệp ác nên phải rơi vào ba đường xấu, ai sáng suốt tạo những nghiệp lành thì sẽ được sinh lên cõi lành.

Trong vòng luân hồi sinh tử, muốn được sinh chỗ lành thì phải tu nhân lành. Đức Phật dạy chúng ta phải y cứ vào lý nhân quả. Còn đi trong luân hồi lục đạo là lý luân hồi. Như vậy luân hồi trong lục đạo do nghiệp dẫn nên gọi là nghiệp báo. Nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, là những bước đầu người Phật tử phải tu. Nhân đã gây thì quả phải chịu, đức Phật không hứa ai tin Ngài, cầu xin Ngài thì Ngài sẽ ban cho phước lành. Phật không hứa sao Phật tử cứ lạy cầu cho con được cái này, được cái kia? Nếu đức Phật ban phước xuống họa thì không có nhân quả nữa. Thế nên quí vị phải hiểu rõ điều này, mà tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo nghiệp của mình.

Đức Phật dạy chúng ta tu là bỏ tham, bỏ sân, bỏ si.

Đức Phật dạy chúng ta tu là bỏ tham, bỏ sân, bỏ si.

Gặp được Phật pháp là một phước duyên của đời người

Như Phật tử muốn đi xa, trước khi đi thắp hương cầu đức Phật gia hộ cho con đi đường được bình an. Đó là tốt rồi. Nhưng ra đường gặp ai nói những chuyện trái ý mình, quí vị nổi tức chửi lộn với họ. Lúc đó bình an không? Đức Phật có chen vào can thiệp được không? Không. Chúng ta bị những hoạn nạn, khó khăn là vì lòng nóng giận của mình, không làm chủ được. Không làm chủ được mình mắng người ta, người ta chửi lại mình. Gieo nhân nào phải chịu quả nấy, chứ Đức Phật không chen vào can thiệp được.

Đức Phật dạy chúng ta tu là bỏ tham, bỏ sân, bỏ si. Phật tử không chịu bỏ, cứ nhờ đức Phật gia hộ cho được bình an, cho mọi tai nạn đều hết, đức Phật gia hộ được không? Đức Phật dạy lẽ thật, mà lẽ thật thì khô khan, đòi hỏi trí tuệ và sức tự chủ của chúng ta nên ta ngán thực hành. Còn nói cầu Phật, Phật sẽ ban cho đủ thứ hết thì Phật tử vui lắm, vì chúng sinh có bệnh yếu đuối, giải đãi, ỷ lại, không muốn tự lực mà chỉ thích ai đó làm giùm mình. Đức Phật nói lẽ chân thật mà chúng ta đi quá xa lời Phật dạy. Từ lời dạy chân thật đó, lần lần chúng ta biến đức Phật thành ông thần, ông Thánh và vì thế đạo Phật trở thành đạo của mê tín hoặc thần bí, tà ngoại.

Nếu đức Phật ban phước xuống họa thì không có nhân quả nữa. Thế nên quí vị phải hiểu rõ điều này, mà tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo nghiệp của mình.

Nếu đức Phật ban phước xuống họa thì không có nhân quả nữa. Thế nên quí vị phải hiểu rõ điều này, mà tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo nghiệp của mình.

Ba điều lợi lạc khi ứng dụng Phật pháp trong đời sống

Tại sao chúng ta có thái độ lệch lạc đó? Tại vì chúng ta yếu đuối, sợ sệt. Sợ cái này, sợ cái nọ, sợ cái kia, nên lúc nào cũng muốn trông cậy bề trên che chở cho mình. Nếu không có bề trên che chở thì sợ quá đi. Dù đức Phật nói Ngài không ban phước xuống họa, mà cũng cứ xin Phật hoài hoài. Nếu xin được thì nói Phật linh, nếu xin không được thì nói Phật không thương mình. Đức Phật lúc nào không thương chúng sinh? Đức Phật thương tất cả chúng sinh không bỏ rơi người nào. Đức Phật thương muốn độ hết tất cả, nhưng vì chúng ta không hiểu lời Phật dạy, không ứng dụng đúng rồi tưởng Phật không thương. Nên trong kinh nói: “Phật ái chúng sinh như mẫu ái tử”, Đức Phật thương chúng sinh như mẹ thương con.

Như người muốn được một mẫu bắp tốt, cứ ra chắp tay lạy trời hoài, mà không chịu gieo giống. Quí vị tưởng chừng nào được? Không có nhân thì không bao giờ có quả. Nhân không gieo mà đòi quả là chuyện không bao giờ có. Cũng thế, nhiều Phật tử không chịu gieo nhân mà đòi quả, đó là sai lầm. Muốn có một thửa bắp trúng nhiều hột, trước chúng ta phải lựa hạt giống tốt, rồi gieo trồng chăm sóc kỹ lưỡng, sau mới có kết quả bắp tốt.

 Giới luật là nền tảng căn bản của Phật pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm