Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/08/2016, 11:30 AM

Phật Quang và văn hóa lễ hội

Các lễ hội nơi Thiền tôn Phật Quang, tính giáo dục, tính nhân văn thấm đượm… đã dệt thành một màu sắc văn hóa gần gũi mà văn minh trang trọng, ấm áp mà thiêng liêng đẹp ngời.

Nhìn lại lịch sử nhân loại từ khi con người còn sống sơ khai trong các bộ tộc cho đến lúc hòa vào xã hội văn minh hiện đại, lễ hội luôn là sinh hoạt không thể thiếu của cộng đồng. 

Lễ hội không chỉ là nơi con người vui chơi, tạm quên đi những buồn phiền, đau khổ của cuộc sống mà còn phải góp phần lan tỏa đạo lý, tưới mát tình thương và tăng trưởng điều thiện cho thế gian. 

Lễ hội tại Thiền tôn Phật Quang có sắc thái văn hóa cao cấp, không mang vẻ mê tín tầm thường 

Tại đây, hàng năm mỗi dịp lễ quan trọng của Phật giáo: lễ Phật Đản, Vu Lan và Phật Thành Đạo đều thu hút hàng chục nghìn lượt người đến tham dự. Tại sao họ chấp nhận gác lại mọi công việc, chấp nhận vượt đường sá xa xôi mà tìm về một lễ hội nơi ngôi chùa khiêm tốn nép mình giữa thung lũng?

Vì rừng núi hoang sơ yên bình, vì dòng suối nho nhỏ hiền hòa vắt ngang, vì bầu không khí trong lành thoáng đãng hay còn gì khác nữa?
 
Trước tiên, có lẽ là vì những cái “Không”

Không chặt chém: mọi người được phục vụ miễn phí từ khi bước chân vào cổng chùa cho đến lúc ra về.
 
Không mất vệ sinh: một đội ngũ tình nguyện viên đông đảo đã đảm nhiệm dọn dẹp khắp nơi, từ ngoài sân cho đến nhà vệ sinh.
 
Không tranh cướp lễ vật, không ẩu đả, không vàng mã.
 
…Nhưng rất đặc biệt là những cái “Có”:

Có tình người: Đã bước chân vào cổng chùa, bất kể bạn giàu hay nghèo đều sẽ được những tình nguyện viên đón tiếp, sắp xếp chỗ nghỉ ngơi, phục vụ ăn uống một cách lịch sự, ân cần bình đẳng như nhau. Những tình nguyện viên này là ai? Là các phật tử lâu năm, các sinh viên lần đầu bỡ ngỡ về chùa, hay những người sang giàu (mà bình thường họ có đủ kẻ hầu người hạ)… Tất cả đã hòa vào biển người trong buổi lễ đông đúc để lặng lẽ bưng cơm nước, dọn dẹp, kể cả chùi rửa nhà vệ sinh.
 
Hãy đến mà xem chùa Phật Quang 
Đại gia về đó cũng "lầm than"
Cũng dọn vệ sinh như đầy tớ 
Sống đời giản dị chẳng cao sang.
Hãy đến mà xem chùa Phật Quang 
Đạo lý cho người sự bình an 
Diệt trừ bản ngã, vì tất cả 
Lan tỏa tình thương mọi nẻo đàng...

Khách viếng chùa thì ấm lòng vì từng ly nước, hộp cơm, tấm chăn, kể cả ánh mắt trìu mến, nụ cười yêu thương mà họ được trao tặng một cách trân trọng. Còn các tình nguyện viên thì ngập vui sướng ngập lòng khi cúi mình phụng sự tha nhân. Giữa cuộc đời này, có lẽ với nhiều người trong số họ, đó là chút hạnh phúc hiếm hoi.
 
Có đạo lý vào trái tim: Trong mỗi buổi lễ, từng bài nhạc, từng bài kinh tụng đều chứa đựng thông điệp về nỗ lực vượt thoát khỏi những hơn thua hận thù, vượt thoát khỏi sinh tử luân hồi, nhưng cũng về lòng từ bi – một tình yêu không biên giới mà xưa nay chỉ Phật giáo mới dám đề cập đến: yêu người (kể cả người chưa từng biết, kẻ oán ghét), cả những chúng sinh trong cõi giới vô hình, cả loài vật, cây cỏ, yêu cả tinh cầu bao la này… như từng tế bào, từng hơi thở của chính mình. Thật kì lạ.
 
Có nghi thức tụng niệm thuần Việt: Những bài kinh Bát Chánh Đạo, Vô Ngã Tướng… mà đức Phật đã thuyết giảng hơn 2600 năm trước đã được tái hiện qua từng câu kinh Việt hóa thật rõ ràng, chân thật với tất cả mọi người: từ các phật tử thuần thành cho đến những người mới bỡ ngỡ biết đến đạo Phật; từ cụ già cho đến thanh niên; từ những người trí thức, sinh viên học sinh cho đến người lao động chân chất. 
 
Đôi khi những bản kinh này còn mang thêm màu sắc âm nhạc hiện đại với tiếng piano, guitar, violon… du dương. Tất cả đều được biên soạn bởi Thượng tọa Thích Chân Quang – trụ trì chùa Phật Quang. Mọi người tụng đọc trong sự hiểu rõ, trong niềm xúc động, trong không khí trang nghiêm và đầy tính nghệ thuật. 

Có niềm vui: những bài biểu diễn võ thuật điêu luyện, những vở kịch hấp dẫn gay cấn, những đêm văn nghệ hoành tráng… mang lại không khí lễ hội tưng bừng hào hứng cho mọi người.
 
Có nhìn về cuộc đời: mỗi dịp lễ, nhà Chùa lại xen kẽ tổ chức các buổi giao lưu với khách mời là những anh hùng trong cuộc vệ quốc của dân tộc, những nhà văn hóa trong nhiều lĩnh vực… Như vậy, "đạo" và "đời" không phải hai ốc đảo tách biệt xa cách nhau. "Đạo" vẫn nhìn về phía "đời", với sự trân trọng và lòng biết ơn.
 
Có thiền định: Ngày hôm nay, trong thế kỷ mà những nhà khoa học, trí thức khắp nơi đang tìm kiếm một phương pháp vệ sinh thần kinh, một liều thuốc hóa giải những hơn thua hận thù cố hữu trong lòng người… Thì Thiền định đã chói sáng rực rỡ như tia hi vọng cho nhân loại đang ngập ngụa khổ đau. Trên thế giới, Thiền được mang vào dạy trong nhiều trường học, bệnh viện, trại giam. Còn trong Phật giáo, đáng buồn thay, phương pháp Thiền định vô giá mà đức Phật truyền dạy lại đang biến mất tại nhiều vùng miền trên thế giới.  
 
Với ý nghĩa này mà đã thành thông lệ, mỗi lễ hội chùa tại Phật Quang không bao giờ thiếu thời hướng dẫn tọa Thiền cho khách thập phương. 

Có những bài pháp âm – như biển sóng dạt dào: Hoạt động trọng tâm làm nên giá trị cốt lõi của một lễ hội trong đạo Phật chính là thời thuyết pháp. Tại chùa Phật Quang, ở mỗi lễ hội, Thượng tọa Trụ trì Thích Chân Quang đều gửi tặng phật tử một bài đạo lý. 
 
Đón nhận thời pháp này cũng là lúc mọi người đón vào lòng mình những tình cảm thiêng liêng, thắp trong tim mình những nguyện ước lớn lao mà không vật chất nào trên thế gian có thể mang lại được. Có lẽ, đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi: vì sao lễ hội tại chùa Phật Quang lại thu hút đến thế. Đâu đó, những nụ cười ý vị, vài cái nhìn suy tư, ray rức hay vài giọt nước mắt ấm nóng của thính chúng đều là minh chứng cho sức lay động tâm hồn kì diệu của những dòng pháp âm Thầy đã truyền trao.

Quả thực tại các lễ hội nơi Thiền tôn Phật Quang, tính giáo dục, tính nhân văn thấm đượm… đã dệt thành một màu sắc văn hóa gần gũi mà văn minh trang trọng, ấm áp mà thiêng liêng đẹp ngời.

Đêm mơ thấy hoa Xuân rực rỡ
Người thương người lòng mở thênh thang
Sáng ra nhìn ánh nắng vàng
Hiểu rằng còn đó muôn vàn trái ngang.
Nhưng vẫn phải bước sang năm mới
Mong cuộc đời đến với an vui
Hành tinh rộn rã tiếng cười
Hoà bình hạnh phúc mọi người thương nhau.

TTPQ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm