Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/08/2016, 11:31 AM

Phật trực tiếp truyền cho Ngài Ma ha Ca Diếp tại sao Kinh Nikaya không ghi chép?

Kinh Nikaya gồm Trường A hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm, thuộc pháp tiểu thừa. Ông đã thọ giới Bồ tát chưa? Trong Bồ tát giới 48 giới khinh dạy: “Nếu mình tu theo pháp tiểu thừa, hoặc dạy người khác tu, đều là phạm giới. Đã thọ giới Bồ tát, phải học theo Bồ tát đại thừa. Nay tạm gác qua pháp xuất thế gian, chỉ nói theo pháp thế gian:

Tiểu thừa(*) là tiểu học, Trung thừa(*) là trung học, Đại thừa(*) là đại học; trong bài của tiểu học làm sao lại có ghi bài của đại học? Tiểu học chỉ thích hợp cho căn cơ tiểu học, người đã vào đại học, chẳng lẽ lại lui sụt trở về học bài của tiểu học? Nay lại đem bài tiểu học dẫn chứng bài đại học là sai, như thế có phải phạm giới không?
 
Mặc dù tiểu học cũng do Phật Thích Ca dạy, nhưng đó chỉ thích hợp cho căn cơ thấp, khi nào học xong rồi phải lên lớp, lên trung học đại học. Người không chịu lên lớp, Phật quở là “tiêu nha bại chủng”, là “hạt giống cháy”. Nay lại đem những bài tiểu học ra để dẫn chứng bài đại học không đúng, chẳng có trong tiếu học, vậy có đáng buồn cười không?

Cho nên học Phật không biết nghĩa chữ Phật, học tham thoại đầu không biết nghĩa hai chữ “thoại đầu”, đối với những người mới học không nói làm chi, nhưng những người đã học lâu năm mà vẫn còn chấp vào câu thoại, đức Phật nói là “thật đáng thương xót!”

Thiền sư Thích Duy Lực

Ghi chú:
(*) Tiểu thừa – Thinh Văn: 小乘

Dụ cho xe nhỏ chở một mình. Pháp tiểu thừa phá nhân ngã chấp, nghi ngơi nơi Hóa thành chẳng đến Bảo sở (quả Phật), cũng gọi là Thinh văn thừa.
(**) Trung thừa – Duyên Giác: 中乘

Dụ cho xe vừa có thể chở mình và người. Hành giả tu tập pháp Thập nhị nhơn duyên, là nguyên nhân của sinh tử luân hồi rồi y theo đó tu hành quán lưu chuyển và hoàn diệt cho đến khi thuần thục giác ngộ giải thoát, thành Bậc Bích Chi Phật.
Ngoài ra còn một hạng người không gặp Phật, không nghe pháp của Phật, nhưng nhờ có trí tuệ sáng suốt, tự mình quan sát thấy được cảnh vô thường biến đổi của vạn vật của nhơn sanh mà giác ngộ được nguyên nhân sanh tử luân hồi rồi đắc đạo gọi là độc giác Phật.
(***) Đại thừa - Bồ tát: 大乘 

Dụ cho xe lớn chở được nhiều người. Kinh đại thừa liễu nghĩa phá trừ tất cả chấp trước, cuối cùng chứng được Tam Không (Nhân không, Pháp không, Không không) thẳng đến đẳng giác, diệu giác, cũng gọi là Bồ tát thừa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm