Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/03/2013, 13:07 PM

Phật tử, KTS Phạm Thanh Xuân: Tâm huyết với nghề "vẽ" chùa

Nhân duyên anh được chọn chủ trì thiết kế, trùng tu ngôi Tam bảo chùa Ráng (Phú Xuyên, Hà Nội) cũng là một điều anh thấy diệu kỳ. Trước đây, anh chỉ biết cụ Pháp chủ qua tư liệu hình ảnh, truyền hình, ước mong được gặp cụ dù chỉ một lần luôn thôi thúc và thường trực trong anh.

Phật tử, KTS Phạm Thanh Xuân công tác tại Công ty cổ phần thiết kế An Viên, đã thiết kế hàng chục ngôi chùa lớn nhỏ khắp mọi vùng miền của đất nước trải lòng mình về công việc tâm linh.

Phạm Thanh Xuân tốt nghiệp Đại học Xây Dựng đã trên 10 năm, trong 10 năm làm nghề thiết kế, nhân duyên công việc đã đưa anh đến với nghề 'vẽ" chùa, đó là một nghề rất đặc thù, vì ngoài chuyên môn còn phải có tâm huyết và đặc biệt là cần có những khoảng lặng để trải nghiệm những nét tinh tế trong các họa tiết, đường nét thiết kế mang đậm dấu ấn truyền thống của chùa Việt. Với Thanh Xuân đó là khoảng lặng tâm linh cần thiết để soi lại mình, làm việc trách nhiệm hơn, chịu khó học hỏi hơn để sao cho những ngôi chùa thiết kế hay khôi phục, phục dựng lại vừa phải có yếu tố lịch sử, truyền thống, chắt lọc được tinh hoa, âm hưởng chùa Việt, lại vừa phải có nét tân tiến phù hợp với những đòi hỏi mới của xã hội. 

Trong hơn 10 năm làm nghề "vẽ" chùa, anh đã có những kỉ niệm vui, xúc động khi tham gia thiết kế và trực tiếp chỉ đạo anh em tổ thợ thi công. Cũng trong chừng đó thời gian, anh đã chứng kiến những câu chuyện màu nhiệm, những trải nghiệm mà như anh nói, chỉ có người trong cuộc mới hiểu, mới thấy được cái nhân duyên chi phối, dường như tâm cứ khởi là mọi điều cứ đến một cách tự nhiên. Bao khó khăn rồi cũng sẽ qua, và những ngôi chùa cổ được phục dựng lại, vẫn mang trong nó nét chùa quê, chùa Việt truyền thống. 

Chuyến "xuất ngoại" sang tận xứ Kiev, đất nước Ukraine thiết kế, thi công chùa Trúc Lâm Kharkov còn lưu lại trong anh những kỷ niệm đẹp.

                                                                          Phật tử, KTS Phạm Thanh Xuân

Ngôi chùa Trúc Lâm Kharkov là tâm nguyện của những bà con Phật tử sang sinh sống ở đất nước bạn đã lâu, muốn có một nơi sinh hoạt tâm linh sau những ngày mưu sinh vất vả. Tâm nguyện đó đã thôi thúc anh cố gắng cùng đồng nghiệp phấn đấu hoàn thành từ ý tưởng thiết kế, bản vẽ ngôi chùa trong thời gian sớm nhất.

Nói về con người nơi đây, anh cho biết họ không làm theo cách như người Việt mình làm. Họ thấy người Việt kì lạ khi phải gánh những viên gạch mà thường ngày họ chỉ việc bê gạch. Họ thấy kỳ lạ khi người Việt mải mê với những nét chạm, khắc tinh xảo và cầu kỳ, họ thấy lạ với những hoa văn mang đậm dấu ấn phương Đông. Họ thấy lạ khi người Việt thành kính với niềm tin của mình....Những cái lạ đó thôi thúc họ quan tâm, tìm hiểu, rồi ngấm dần và máu thịt, có những người đã biết đến giáo lý đạo Phật, sau đó đã quy y và trở thành phật tử.

Thời tiết bên đó rất lạnh, nên khi ăn trưa xong là mấy anh em lại tranh thủ kiếm mấy thùng bìa cát tông, rải dưới nền, chợp mắt giờ nghỉ trưa. Do đang trong thời gian thi công, lại là xây chùa, nên không có giường chiếu, dù cái lạnh thấu xương nhưng cũng không thể ngăn cản ý chí quyết tâm hoàn thành công việc sớm nhất.

Sang đó một thời gian ngắn cũng đủ để anh cảm nhận về thời tiết khắc nghiệt bên đó. Sang đây anh mới biết thế nào là "đêm trắng". Anh kể cho tôi biết "đêm trắng" là đến 12 giờ đêm rồi mà trời vẫn sáng như ban ngày, hay mùa đông thì chỉ làm việc đến 3 - 4 giờ chiều là phải nghỉ, vì sau giờ đó trời tối rất nhanh.

            Phối cảnh công trình Bản đồ Mười Pháp Giới theo Kinh Phật

Khi về trong nước làm việc, người mà anh luôn kính trọng bởi sự giản dị, tính tiết kiệm, đức cần cù không ai khác đó là đức Pháp chủ GHPGVN Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Hàng chục ngôi chùa là cả những câu chuyện tâm linh thú vị, song với Phạm Thanh Xuân thì nhân duyên anh được chọn chủ trì thiết kế, trùng tu ngôi Tam bảo chùa Ráng (Phú Xuyên, Hà Nội) cũng là một điều anh thấy diệu kỳ. Trước đây, anh chỉ biết cụ Pháp chủ qua tư liệu hình ảnh, truyền hình, ước mong được gặp cụ dù chỉ một lần luôn thường trực trong anh.

Càng tiếp xúc với cụ, anh càng cảm nhận sâu sắc hơn về một bậc mô phạm tòng lâm sống hết sức bình dị. Anh học được rất nhiều điều từ nếp sinh hoạt, lời ăn tiếng nói của cụ. Sau này khi tiếp xúc nhiều và tìm hiểu thêm về đạo Phật anh gọi cụ bằng Tổ.

Anh kể rằng những con vật bên cạnh Tổ được Tổ gọi bằng cách rất thân thương, bình đẳng. Có hôm cho chú mèo ăn, Tổ gọi "cháu ơi, cháu đâu rồi!" làm anh càng thêm tôn kính Tổ bởi tính bình đẳng của chúng sinh mà Tổ dành cho chúng. Có phải vì tình thương đó, mà ở chùa Ráng, có những cây chỉ cao chưa tới 1m, chim cũng đến làm tổ, trong khuôn viên vườn chùa, chim, mèo, ong, ve...râm ran và cùng làm bạn quây quần bên nhau.

Anh coi chuyện được ban pháp danh Phúc Sinh trong lễ quy y tại chùa Ráng, mà chính Tổ là sư phụ truyền trao giáo pháp là một hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời.

Anh rất vui mừng vì ước mong của anh bấy lâu đã thành hiện thực! Đó là trở thành một người con Phật.

Anh chia sẻ, dù sau này không làm việc thiết kế nữa nhưng nếu có ai cần sự giúp đỡ về khâu thiết kế chùa thì anh luôn sẵn sàng nhiệt tình. Ngọn lửa nhiệt huyết của anh được truyền từ vị Chủ tịch công ty (cư sĩ Từ Vân - Phạm Nhật Vũ) nơi anh làm việc, anh luôn biết trân trọng giữ gìn và tâm niệm, cũng luôn sẵn sàng se truyền ngọn lửa đó cho đội ngũ cộng sự của anh bây giờ và sau này.


An Bình Minh






 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm