Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/12/2013, 08:40 AM

Phỏng vấn ĐĐ.Thích Giác Vũ: Truyền thông là “phương tiện hóa độ”...

Nhân dịp ĐĐ.Thích Giác Vũ bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài: Vai trò của truyền thông Phật giáo đối với việc xây dựng đời sống xã hội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, năm 2013). Phatgiao.org.vn đã phỏng vấn Đại đức Thích Giác Vũ:

PV: Bạch Thầy, với tư cách là Ủy viên Ban TTTT T.Ư GHPGVN và việc Thầy chọn đề tài truyền thông để bảo vệ luận văn Thạc sĩ, Thầy có thể sẻ chia đôi điều cho bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực truyền thông Phật giáo?

ĐĐ.Thích Giác Vũ: Như chúng ta đều biết, trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, truyền thông có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội.

Nó tác động vào ý thức xã hội. Với một vị trí và vai trò quan trọng như vậy, truyền thông trong tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, nó cũng đóng góp những phần nhất định trong việc xây dựng đời sống xã hội.

Truyền thông Phật giáo mang tính giáo dục tư tưởng, hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, đạo đức, tuyên truyền, cổ vũ… các hoạt động mang lại lợi ích cho Đạo pháp và Dân tộc.

Theo quan điểm Phật giáo thì truyền thông được ví như một “phương tiện hóa độ” trong muôn vàn phương pháp mà đức Phật đã dạy cho các hàng đệ tử của mình. Điều này sẽ đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Theo Phật giáo chính là góp phần xây dựng cõi Tịnh độ nhân gian vậy.

Vì vậy, tìm hiểu về lĩnh vực truyền thông Phật giáo và vai trò của nó trong tiến trình xã hội hiện nay là hết sức cần thiết, để từ đó tìm ra những yếu tố đóng góp tích cực của truyền thông Phật giáo đối với sự phát triển của đất nước và thực hiện tốt đường hướng của GHPGVN là “tốt đạo đẹp đời”.
 ĐĐ.Thích Giác Vũ trong buổi bảo vệ luận văn Thạc sĩ đề tài truyền thông Phật giáo

PV: Bạch Thầy, truyền thông Phật giáo đã và đang có những gì tích cực và tất nhiên cả hạn chế nữa?

ĐĐ.Thích Giác Vũ: Trong xu thế hội nhập và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã biết nắm bắt thời cơ và vận dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như thông qua truyền hình, báo in, tạp chí và internet vào trong việc truyền bá giáo lý Phật đà để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng đổi mới đi lên trên con đường an lạc và hạnh phúc.

Đồng thời, truyền thông của Phật giáo đã, đang tác động và ảnh hưởng tới Tăng, Ni, phật tử và những người mến mộ đạo Phật trong đời sống hàng ngày, trong mọi công việc thế sự cũng như phật sự. Trên một số mặt như đạo đức xã hội, giáo dục đời sống gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Thông qua truyền thông Phật giáo, ca ngợi văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và các và các giá trị của đạo Phật nói riêng. Chính nhờ truyền thông Phật giáo đã tạo ra mối liên kết mạnh mẽ giữa đạo và đời nhằm nâng cao vai trò của Phật giáo trong đời sống nhân dân, hộ trì hoằng dương chính pháp, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc trên thế giới.

Tuy nhiên ngoài những mặt tích cực, chúng ta cần chú ý phổ biến giáo lý Phật giáo đến vùng sâu, vùng xa và phát huy thế mạnh truyền thông về hoằng pháp trên các tờ báo viết, báo nói, báo mạng, kênh Truyền hình An Viên, các trang tin điện tử,… Những điều trăn trở ở đây, về công tác hoằng truyền và phổ biến giáo lý Phật đà đã được thể hiện qua một số bài viết của cư sĩ Minh Thạnh và Đại đức Thích Thanh Thắng trên một số diễn đàn và trang tin điện tử.

Khi đứng trước một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bên cạnh trách nhiệm thông tin kịp thời, truyền thông Phật giáo phải đặt trách nhiệm công dân, người tu sĩ, trách nhiệm xã hội lên trên; tức là trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một cách thấu đáo với cái nhìn sắc nét, biện chứng.

Ví như một số vấn đề xảy ra vừa qua liên quan đến Phật giáo, truyền thông của chúng ta phản ứng quá chậm nên trên một số báo “Lá Cải” tha hồ suy diễn theo chủ ý của họ. Chính điều này đã phần nào làm cho niềm tin của mọi giai tầng trong xã hội đối với Phật giáo cũng bị sứt mẻ ít nhiều.

Do vậy, những người làm truyền thông Phật giáo cần phải tìm hiểu nguồn tin, cung cấp những thông tin chính xác nhất để định hướng dư luận trong Tăng, Ni, phật tử và quần chúng nhân dân theo hướng tích cực, hướng đến một xã hội an hòa và thịnh vượng.

PV: Theo Thầy trong giai đoạn hiện nay truyền thông Phật giáo cần quan tâm đến điều gì?

ĐĐ.Thích Giác Vũ: Truyền thông Phật giáo cần có phải có những tiếng nói tích cực, đề cao tinh thần đoàn kết và tránh sự lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân; giữ gìn và phát huy những điều tốt đẹp về phong tục, đạo đức, lối sống và hành vi ứng xử và đề phòng những hiện tượng thế tục hóa đi ngược phương châm của GHPGVN trong tình hình hiện nay.

Vì thế GHPGVN nên chú trọng công tác đào tạo một đội ngũ am hiểu về vai trò của truyền thông và truyền thông Phật giáo; Xây dựng sự liên kết các website của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các Tỉnh, thành hội Phật giáo trong cả nước; Tận dụng tối đa các kênh truyền thông trên Internet để truyền tải và phổ biến giáo lý Phật đà; Xây dựng mỗi Tăng, Ni, phật tử đều là một kênh truyền thông; Từng bước xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của Giáo hội phát triển có hiểu quả và tầm ảnh hưởng lớn ở trong nước và ở nước ngoài.

Truyền thông Phật giáo cần tạo ra tiếng nói thống nhất, đoàn kết và liên kết mạnh mẽ; Chuyển tải kịp thời những thông tin phản biện đối với các luận điểm sai trái đi ngược lại với giáo lý và phương châm của Giáo hội.

Truyền thông Phật giáo cũng cần phải bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn đề xã hội tác động trực tiếp đến đời sống của Tăng, Ni, phật tử và quần chúng nhân dân.

Tạo tiếng nói tích cực, tác động vào chủ trương, đường hướng hoạt động của Giáo hội, phù hợp với pháp luật của Nhà nước hiện hành; Đo lường dư luận xã hội, đưa ra những sáng kiến Phật giáo gần gũi, thiết thực với thời đại; Thành lập mạng truyền thông xã hội Phật giáo trên tinh thần phụng sự đạo pháp và dân tộc. 

PV: Những dự định của Thầy - các công việc (cá nhân) trong lĩnh vực truyền thông Phật giáo mà Thầy sẽ thực hiện trong thời gian tới?

ĐĐ.Thích Giác Vũ: Nếu điều kiện và thời gian cho phép, sẽ tiếp tục tìm hiểu về lĩnh vực truyền thông Phật giáo, đặc biệt là vấn đề dư luận trong truyền thông Phật giáo. Để từ đó, tìm hiểu vai trò và tác động truyền thông Phật giáo đối với ý thức quần chúng và các tổ chức xã hội.

Hướng nghiên cứu này có thể giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, bao quát hơn về truyền thông Phật giáo. Nó cũng có thể phục vụ hữu ích cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam nói chung và truyền thông Phật giáo nói riêng, đồng thời nó cũng đóng góp hữu hiệu cho các mục tiêu phát triển của đất nước.            
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm