Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/08/2013, 08:10 AM

Phỏng vấn ĐĐ.Thích Thiện Quý về "Chủ đề Giáo dục văn hóa cho giới trẻ"

Sau những lần các em vi phạm đạo đức đối với nhà chùa và đối với nghĩa cử bổn phận của người học sinh, giáo viên có những hình phạt giáo dục cho các em xây dựng nếp sống ngày càng tốt hơn, dần dần những hành vi đó được giảm hẳn.


 

ĐĐ.Thích Thiện Qúy có thời gian đi du học tại Ấn Độ, trở về chùa thấy hình ảnh những đứa trẻ vào chùa nghịch ngợm - phá phách và dùng những lời lẽ thiếu văn hóa nơi chốn thiền môn, Đại đức đã trăn trở sau nhiều đêm thức trắng với suy nghĩ “mình là người xuất gia may mắn được ăn học chu đáo, vậy mà hoàn cảnh của các em sao đáng thương và tội nghiệp qúa”. Tù suy nghĩ đó: Lớp học tình thương ngay tại chùa Liên Hoa (Q.8, Tp.HCM) đã ra đời.

Mặc dù rất bận công việc tại văn phòng Thành hội Phật giáo Tp.HCM và Học viện Phật giáo, song ĐĐ.Thích Thiện Qúy đã hoan hỷ chia sẻ tâm tư cũng như nguyện vọng về Chủ đề Giáo dục văn hóa cho giới trẻ.

 
Hoa Sen Gió: Kính bạch Thầy, lớp học tình thương tại chùa Liên Hoa (85 /122 Bùi Minh Trực, P.5, Q.8, Tp.HCM) được Thầy thành lập từ ý tưởng nào?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Vào năm 2005, sau khi thầy trở về nước trong một chuyến đi học tại đất Ấn, thầy thấy tình trạng cuộc sống xung quanh chùa có nhiều thay đổi, những ngôi nhà cao được mọc lên - song song đó có rất nhiều phòng trọ xuất hiện. Bên cạnh đó có rất nhiều trẻ em lang thang tập trung trong khuôn viên chùa để phá phách và dùng những ngôn ngữ kém văn hóa…tụ tập ngày càng đông.

Qua qúa trình dò xét, thầy mới biết các em được xuất thân từ những gia đình khó khăn - được di cư cơ học từ những vùng sâu vùng xa đang tập trung về khu vực này.

Cha mẹ cưu mang các em về đây nhằm mục đích kiếm kế sinh nhai cuộc sống qua ngày bằng nghề nghiệp như: bán vé số, thu nhặt ve chai, bán hủ tiếu gõ, đạp xích lô, chạy xe ôm…v.v, đồng thời cha mẹ chỉ lo kiếm kế sinh nhai mà quên đi việc giáo dục và giữ gìn các em trong nếp sống đạo đức.

Từ động lực đó thầy làm công tác động viên đến các em và đồng thời đích thân đến gia đình của các em để làm công tác tư tưởng cho cha mẹ các em để các em được đến lớp học.

Nhưng trên thực tế các em sinh ra không có giấy khai sinh và qúa tuổi đi học theo quy định của nhà trường, do vậy thầy mới mở lớp học tình thương và cưu mang các em tại chùa để bảo dưỡng, giáo dục các em từ đó cho đến ngày hôm nay.

Tuy nhiên, mỗi năm các em học và ra trường theo tiêu chuẩn của phòng giáo dục quận 8, bên cạnh đó thầy có chiêu sinh các em học sinh mới và cho các em học sinh cũ hoàn thành chương trình tiểu học tiếp tục học nâng cao kiến thức theo quy định chương trình của phòng giáo dục đã đề ra.

 
Hoa Sen Gió: Thưa Thầy, con được biết lớp học tình thương ngày nay được hình thành từ khu tăng xá của chùa? Thời điểm đó Thầy đang bị bạo bệnh, vậy Thầy đã làm cách nào để vượt qua khó khăn vật chất lẫn tinh thần?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Thật ra điểm gây dựng lớp học được xuất thân từ tăng xá của chùa, vì động lực thúc đẩy muốn tăng xá thành lớp học, ngay giai đoạn đầu khi Hòa thượng Tôn sư của thầy còn hiện tiền, thầy có xin ý kiến để phép dồn tăng chúng tập trung sống một phòng, các phòng còn lại thầy khai thác và đồng thời xin thêm các bàn ghế từ các trường bên ngoài và sơn phết phòng ốc (mua bảng về gầy dựng lớp học).

Trong năn năm đầu tiên, phòng ốc lớp học xuống cấp trầm trọng (bị trũng nước, mái tôn bị dột, vách tường bị hư nứt rất nhiều). Năm 2010, thầy thấy tình trạng các em học hành trong môi trường ẩm thấp kém vệ sinh, không khí không được trong lành, mặc dù lúc đó sức khỏe thầy suy kém do bệnh trạng, nhưng thầy vẫn cố gắng nỗ lực để xây dựng sửa chữa phục hồi phòng ốc sao cho khang trang.

Bước vào năm học 2012, thầy đã hoàn tất tiến trình sửa chữa nhằm mục đích để các em yên tâm học hành trong điều kiện có phòng ốc mới.

Hoa Sen Gió: Thưa Thầy, trong năm 2012, có bao nhiêu em học sinh và giáo viên giảng dạy?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Trong năm nay thầy chiêu sinh gần 80 em học sinh, các em học từ lớp một đến lớp bốn được chia thành bốn phòng rõ rệt, có năm em học sinh lớp năm cho nên trường tiểu học Bông Sao đã mời các em đó tập trung về trường để cập nhật kiến thức thật vững vàng và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp cuối năm chuyển cấp. Hiện tại chùa đang thiếu giáo viên (có tất cả là bảy giáo viên dậy từ lớp một đến lớp bốn), cho nên các giáo viên phải tự san sẻ giờ dạy hỗ trợ nhau.

Hoa Sen Gió: Xin Thầy cho biết chương trình học của các em được tiến hành ra sao?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Năm năm trước các em được học chương trình Việt ngữ và học thêm tiếng Anh bởi những người bạn sinh viên quốc tế hoạt động tham dự giảng dạy tạo niềm vui trong những tháng hè. Riêng hai năm nay các em vẫn học tiếng Anh vào thứ Bảy, Chủ Nhật do sinh viên Đại học dạy, môn học vi tính tạm ngưng vì bị hư hỏng qúa nhiều trong khi thầy chưa có cơ hội mua máy mới. Môn thể dục ngoài trời các em được học vào buổi sáng mỗi ngày và giờ giải lao.

Hoa Sen Gió: Thành tích học tập và hạnh kiểm của các em học sinh đạt hạng gì, bạch Thầy?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Trên thực tế các em xuất thân từ những gia đình khó khăn, cha mẹ tập trung vào vấn đề kinh tế tìm kế sinh nhai lo kiếm sống cho qua ngày, cho nên các em được học ở trường rất nhiều, nhưng khi về nhà thì dường như cha mẹ không quan tâm đến việc học. Do vậy các em dễ dàng sinh ra biếng lười, tuy nhiên mỗi năm trung bình tại một lớp học có khoảng hai em đạt học sinh giỏi - xuất sắc thì hoàn toàn không có, nhưng học sinh đạt tiên tiến theo tiêu chuẩn của phòng giáo dục và trường Bông Sao thì có hai đến ba em là học sinh khá.

Hoa Sen Gió: Thưa Thầy, ngoài giờ học văn hóa, các em có tham gia học giáo lý Phật pháp tại chùa không?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Ngoài giờ học văn hóa, cuối giờ học mỗi ngày các em được giáo viên hướng dẫn những bài kinh ngắn, những pháp môn tu rất đơn giản như niệm Phật, ngồi thiền tịnh tọa để lắng tâm, đồng thời các em được học những bài giáo pháp ngắn gọn nhằm mục đích ổn định đạo đức nếp sống văn hóa của các em trong cuộc sống hàng ngày.
 
Hoa Sen Gió: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” với tâm ô nhiễm từ thủa ấu nhi, vậy Thầy đã dùng biện pháp tâm lý nào để chuyển hóa các em?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Đối với những trường hợp mất đạo đức của các em học sinh trong lớp học tình thương thì việc này không sao tránh khỏi hai nguyên nhân như sau:

Thứ nhất: Tuổi các em còn trẻ

Thứ hai: Xuất thân từ những gia đình sinh hoạt trong những môi trường không có văn hóa đạo đức, do vậy các em cũng thường xảy ra tình trạng những hiện tượng những hành vi mang tính chất vi phạm đạo đức đối với nhân cách sống trong xã hội.

Tuy nhiên, thầy cũng khuyến cáo giáo viên nên khởi tâm từ tha thứ:

“Tha thứ trong sự răn đe, tha thứ trong sự nghiêm ngặt, tha thứ trong kỷ luật, chứ không phải tha thứ trong sự bao dung để dung túng các em đi vào con đường tha hóa đạo đức của xã hội”.

Sau những lần các em vi phạm đạo đức đối với nhà chùa và đối với nghĩa cử bổn phận của người học sinh, giáo viên có những hình phạt giáo dục cho các em xây dựng nếp sống ngày càng tốt hơn, dần dần những hành vi đó được giảm hẳn. Tuy nhiên mỗi năm học mới thì những hành vi đó lại tái lập với những em học sinh mới, khi nửa năm học trôi qua hoặc kết thúc năm học thì các em không tái phạm nữa đối với môi trường lớp học tình thương tại chùa.

Hoa Sen Gió: Bổn tự có những hoạt động nào dành cho các em?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Vào những ngày có khóa lễ lớn, khóa tu tại chùa, thầy có khuyến cáo các em xin phép cha mẹ để tham dự khóa tu (nhất là các khóa tu dành cho trẻ em), xem như khuyến khích các em tham dự nhằm mục đích tiếp xúc môi trường tu học của giới trẻ để các em được uốn nắn với những kỹ năng sống có đạo đức.

Bên cạnh đó tác động các em ổn định nếp sống sinh hoạt tại gia đình mang tính thuần túy đạo đức Phật giáo, các em được học và thực tập tại chùa qua các nghi lễ (đi, đứng, nằm, ngồi) và cách sử dụng khẩu ngôn. Thầy mong rằng những bài học đó sẽ ổn định về thân - khẩu - ý tưởng sống hàng ngày.

Hoa Sen Gió: Bảy năm qua chính quyền địa phương, ban ngành, phật tử đã hỗ trợ những gì cho bổn tự và các em?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Chính quyền địa phương, UBMTTQ, phòng giáo dục Quận 8, đặc biệt là Phường 5 và các ban ngành đều hỗ trợ lớp học tình thương về mặt hành chính pháp lý. Vào những ngày lễ Tết thiếu nhi ủy ban phường tặng những món qùa tinh thần khích lệ động viên các em, đa phần những món qùa còn lại là do phật tử của chùa chung tay đóng góp hỗ trợ giúp các em học tập tốt và rèn luyện nhân cách tốt hơn.

Hoa Sen Gió: Thầy có lời nhắn nhủ gì đối với phụ huynh, giáo viên, học sinh, mạnh thường quân và phật tử?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Thầy có lời nhắn nhủ và cũng là điều ưu tư rất nhiều lần đối với giáo viên, học sinh, cha mẹ trong những ngày họp mặt đầu năm học.

Đối với giáo viên: Thầy mong các giáo viên luôn mở rộng vòng tay để đón nhận các em, sẵn sàng mở rộng trái tim để khoan dung từ bi khi các em có những lỗi lầm đáng tiếc (có những em mang tính chất ù lì, trễ nải, biếng lười trong vấn đề học lực). Các em vốn xuất thân trong gia đình không có văn hóa giáo dục, cho nên các em thiếu nền móng giáo dục khi tuổi còn thơ ngay chính trong gia đình, do vậy có thể giáo viên sinh ra chán nản khi có những thành phần học sinh như vậy.

“Chúng ta cũng biết rõ sự nghiệp trồng người rất quan trọng ở vấn đề mấu chốt giáo dục hình thành nhân cách, không phải em nào cũng hư hỏng toàn diện mà chúng ta gạt bỏ, cho nên vấn đề thầy muốn nhấn mạnh ở đây là chữ NHẪN, giáo viên nhẫn để thương và hiểu cùng lắng nghe các em nói. Đơn thuần các em luôn nghĩ cô giáo là người mẹ thứ hai là cô tiên hiền dịu xoa dịu những nỗi đau tinh thần và những khó nhọc vất vả gian truân cuộc sống. Các em có những hành vi không tốt do bản năng và sự tác động xung quanh, cho nên chúng ta áp dụng san sẻ tình thương để các em hoàn thiện hơn”.

Đối với cha mẹ: Thầy nhắc nhở các bậc phụ huynh sống có nếp sống đạo đức để làm gương cho các con mình, sử dụng ngôn từ có văn hóa trong gia đình nhằm mục đích trau dồi thân giáo, ngôn ngữ giáo để các em nương vào đó mà hướng đến học tập những câu cú văn kệ giao tiếp lịch sự. Ở tuổi tâm sinh lý phát triển dễ dàng khiến các em tò mò chứng tỏ là người lớn, cho nên cha mẹ cần cẩn ngôn để tránh những ngôn từ kém văn hóa và vô tình các em học theo. Trong đời sống hôn nhân vợ chồng nên có những hành vi cử chỉ tế nhị phù hợp thời gian riêng tư cá nhân, cha mẹ hãy là chất xúc tác tốt để khích lệ các em học và làm bài tốt khi các em đang ở nhà vào khoảng thời gian qúy báu bên gia đình, vì ngày mai đến lớp học các em sẽ cập nhật hoàn thành tri thức mới.

Đối với học sinh: Thầy thường khuyên bảo nhắn nhủ đồng thời động viên khích lệ và vạch ra những đường hướng tương lai tươi sáng, có như vậy thì các em mới thấy được chân trời phía trước bao la rộng mở từ chính những con chữ có được từ chính lớp học tình thường này. Nơi đây là bệ phóng cho các em tiếp tục vào cấp hai, thầy tâm sự các em hãy cố gắng để có học lực từ trung bình đến khá, đừng để học lực bị yếu kém thì bị lưu ban rất đáng tiếc.

Lớp học tại đây vẫn có hệ thống nghiêm ngặt nếu như các em bị lưu ban do không đạt tiêu chuẩn của phòng giáo dục đã đưa ra. 

Đối với mạnh thường quân và phật tử: Thầy thành lập lớp học tình thương từ năm 2005, tuy thầy chưa có lần nào kêu gọi để cùng chung tay nhưng có phật tử thấy việc làm có ý nghĩa thiết thực nên họ sẵn lòng chung tay đóng góp để hoàn thiện về cơ sở vật chất cùng thiết bị dạy học.

Tập, cặp sách, quần áo do thầy tự lo cho các em, ba năm nay được sự hỗ trợ của phật tử nên các em đã có đồ tốt hơn so với thời gian ban đầu. 

Hoa Sen Gió: Hiện tại bổn tự còn rất nhiều khó khăn, nhưng vấn đề ưu tư nhiều nhất từ phía Thầy là gì?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Thầy còn rất nhiều khó khăn, mảng thầy lo nhiều nhất đó chính là chưa bù đắp được công sức cho các giáo viên dậy các em học sinh, vì đa phần các bậc giáo viên là những phật tử đã có gia đình, mỗi buổi sáng họ dành năm đồng hồ đầu tư giảng dạy cho các em, như vậy là họ mất nửa buổi làm việc.

Liệu trong tương lai họ có còn cộng tác lâu dài với Thầy nữa không? Đó là vấn đề nan giải mà thầy rất lo ngại để phát triển giáo dục tại lớp học tình thương này…giáo viên dạy theo tinh thần tự nguyện là chính, cho nên thầy rất cảm kích, mong ước sao thầy sẽ cố gắng thu xếp bồi đắp, tri ân đền ơn đáp nghĩa bằng những đồng lương bé nhỏ đến các giáo viên đã dậy các em học sinh nơi đây.

Hoa Sen Gió: Thầy nghĩ gì về nhân tố tiềm lực cho quốc gia hưng thịnh nói chung và lớp học tình thương tại chùa Liên Hoa nói riêng?

ĐĐ.Thích Thiện Qúy: Thầy thiết nghĩ một điều “xã hội trong tương lai có được ổn định là nhờ vào những nhân tố có đầy đủ kiến thức và phẩm hạnh đạo đức”. Nếu như các mần non trẻ không được giáo dục rèn luyện nhân cách, liệu chăng nền sống của xã hội chúng ta ngày càng phát triển sẽ bao gồm những nhân tố như thế nào?

Đó là vấn đề mà thầy ưu tư, đồng thời muốn lớp hoc tình thương này được dài lâu, bền vững, trong tương lai thầy muốn phát triển thêm chương trình trung học cơ sở chứ không chỉ dừng lại bậc tiểu học. Hiện nay cơ sở vật chất còn thiếu thốn cho nên đó chỉ là ý nguyện của thầy trong tương lai.

*Chúng con xin gửi lời tri ân đến Thầy đã dành thời gian qúy báu trả lời phỏng vấn, kính chúc Thầy và các giáo viên luôn mạnh khỏe, an lạc, hạnh phúc. Các em học sinh luôn siêng năng, học tập tốt, hòa thuận, chăm ngoan để trở thành công dân hữu ích cho xã hội và gia đình.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm