Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/01/2020, 08:55 AM

Quan điểm của Phật giáo về 'Túc mạng luận'

Vì sao gọi là “túc mạng luận”? Nói một cách đơn giản là sự cát hung họa phước của con người đều do đời trước định đoạt, sức người không thể thay đổi được. Nói cách khác người tin theo “túc mạng luận” là “phó thác mạng mình cho trời”, cho rằng số mạng của mình đã định sẵn rồi.

 >>Kiến thức

Vì sao gọi là “túc mạng luận”? Nói một cách đơn giản là sự cát hung họa phước của con người đều do đời trước định đoạt, sức người không thể thay đổi được. Nói cách khác người tin theo “túc mạng luận” là “phó thác mạng mình cho trời”, cho rằng số mạng của mình đã định sẵn rồi.

Rất nhiều người có tư tưởng như vậy. Cũng rất nhiều tôn giáo chủ trương như vậy. Họ cho rằng: “Số mạng đã định không thi đậu đại học, nếu có nỗ lực đến đâu cũng không thi đậu; số mạng đã định không bần cùng, dù có xa xỉ phù hoa hoặc hoang phí cũng không bần cùng.

Song Phật giáo triệt để đả phá loại luận điệu này, khẳng định có ra sức thì phải có thu hoạch. Theo thuyết của nhà Phật thì “công bất đường quyên”, ý nói đã cố gắng thì không uổng phí công lao.

Phật giáo không chủ trương “túc mạng luận”.

Phật giáo không chủ trương “túc mạng luận”.

Bài liên quan

Phật giáo cho rằng tiền đồ vị lai của cá nhân là tùy theo hành vi tốt xấu hiện tại của chính mình mà quyết định. Tiền đồ của mình nằm ở trong tay của chính mình. Không có cái gọi là số mạng đã định không thi đậu đại học, nếu mình cố gắng nỗ lực, cánh cửa đại học chắc chắn sẽ mở ra đón nhận bạn. Cũng không có chuyện số mạng định sẵn giàu sang phú quý, cứ xa hoa phung phí, không lo cần kiệm làm ăn thì nhất định một ngày nào đó sẽ bị nghèo khổ. Cho nên, Phật giáo không chủ trương “túc mạng luận”.

Lại bàn qua về thuyết “nhân quả báo ứng” của Phật giáo. Tuy chúng ta thường nghe thuyết pháp “trồng dưa được dưa”, thế nhưng thuyết nhân quả của Phật giáo, nếu nói rõ ràng một tí thì phải nói là “nhân duyên quả báo”. Tức là giữa nhân và quả Phật giáo xem trọng ở chữ “duyên”. Vì sao gọi là “duyên”?. “Duyên có tác dụng gì? ”. Nếu như chúng ta gieo một hạt giống dưa xuống đất (nhân) mà không có ánh sáng, nước, phân hoặc sự chăm sóc của nhân công (duyên), nó sẽ ảnh hưởng đến hạt giống, chồi, cây và hoa trái.

Cũng như thế nếu một người đời trước có gieo nhân lành, nhưng đời nay không tiếp tục tu trì, hành thiện để trợ duyên thì cũng sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành quả tốt, không thu hoạch được bao nhiêu.

Nếu một người đời trước làm điều xấu, nhưng đời này biết cải hối, bỏ ác làm thiện, cũng có thể giảm thiểu hoặc không thọ quả khổ.

Nếu một người đời trước làm điều xấu, nhưng đời này biết cải hối, bỏ ác làm thiện, cũng có thể giảm thiểu hoặc không thọ quả khổ.

Nếu một người đời trước làm điều xấu, nhưng đời này biết cải hối, bỏ ác làm thiện, cũng có thể giảm thiểu hoặc không thọ quả khổ.

Chúng ta nghe đến đây, chắc chắn sẽ hoài nghi rằng: Một người làm điều xấu, nếu biết cải ác làm thiện thì “có thể” không chiêu thọ quả ác. Và hỏi ngược lại rằng: Như vậy có nghĩa là “có thể” chiêu thọ quả ác phải không?

Vấn đề này tôi xin nêu ra một thí dụ để giải thích như sau:

Bài liên quan

Nếu một người uống thuốc độc, được đưa đến bác sĩ cứu trị, kết cục của người ấy có hai thứ: Một là hóa nguy thành yên và một là chết.

Vì sao người ấy uống thuốc độc, (nhân ác, tỉ như làm việc xấu), đưa đến bác sĩ chữa trị (làm thiện, tỉ như làm việc tốt), nhưng tại sao cũng “có thể” chết?

Để trả lời vấn đề này không phải chỉ nói vài lời có thể giải thích thấu đáo, tối thiểu cũng liên quan đến ba phương diện:

1. Người ấy trúng độc nặng hay nhẹ (làm việc xấu nhiều hay ít, tội phạm cũng tương đương).

2. Người ấy được đưa đi bác sĩ nhanh hay chậm (giác ngộ sớm hay muộn).

3. Có cứu trị được hay không? (hành thiện nhiều hay ít, giữa loại hành thiện này có liên quan với nhân ác đã tạo trước kia).

Khuyên bạn cứ tiếp tục làm điều thiện hơn nữa, bởi vì những việc ấy sẽ thâu hoạch được kết quả mỹ mãn ở tương lai, không nên nản lòng thối chí.

Khuyên bạn cứ tiếp tục làm điều thiện hơn nữa, bởi vì những việc ấy sẽ thâu hoạch được kết quả mỹ mãn ở tương lai, không nên nản lòng thối chí.

Căn cứ theo ba điểm trên có thể quyết định cá nhân người ấy có hay không chiêu thọ “quả ác”. Song tôi cũng mong các bạn học hiểu cho thí dụ đó chẳng qua chỉ là bất đắc dĩ phải nêu mà thôi, mục đích là ở chỗ giúp cho mọi người hiểu được nghĩa chân thật của nhân quả. Chúng ta không nên chấp vào đó, bởi vì đã gọi là “thí dụ” thì không “có nghĩa là” sự thật, mà chỉ có thể nói là “tương tự” mà thôi.

Bài liên quan

Thuyết nhân quả của Phật giáo, trùm khắp nhân sinh vũ trụ vô cùng, bao quát không gian và thời gian vô tận, trong ấy chằng chịt xen lẫn nhau, trăm dây nghìn mối, ngoài những vị giác ngộ (như Phật, Bồ-tát v.v…) có đầy đủ trí tuệ chân thật ra (Phật giáo gọi là “Bát nhã”), người bình thường chúng ta khó có thể hiểu được sự thâm áo của nó.

Cũng giống như một cái máy thu hình, bên trong đó dây nhợ chằng chịt, ngoài nhân viên kỹ thuật chuyên môn ra, thì ai có thể nhìn vào đó hiểu được? Do đó, tỉ dụ của tôi không thể bao hàm hết mối quan hệ nhân quả sum la ấy. Hoặc như một thác nước lớn từ trên cao chảy xuống (Phật giáo gọi là dòng tương tục lớn của nhân quả) thì làm sao có thể cắt xén một đoạn trong dòng thác ấy để quan sát, để thuyết minh cho được?

Thuyết nhân quả của Phật giáo, trùm khắp nhân sinh vũ trụ vô cùng, bao quát không gian và thời gian vô tận, trong ấy chằng chịt xen lẫn nhau, trăm dây nghìn mối.

Thuyết nhân quả của Phật giáo, trùm khắp nhân sinh vũ trụ vô cùng, bao quát không gian và thời gian vô tận, trong ấy chằng chịt xen lẫn nhau, trăm dây nghìn mối.

Dưới đây, tôi sẽ nói tiếp về vấn đề “Đời trước làm điều xấu, đời nay tuy nỗ lực làm việc thiện mà vẫn có thể chiêu lấy báo ứng!”. Phật giáo có thái độ gì đối với vấn đề này?

Thái độ của Phật giáo là:

Bài liên quan

1. Khuyên bạn cứ tiếp tục làm điều thiện hơn nữa, bởi vì những việc ấy sẽ thâu hoạch được kết quả mỹ mãn ở tương lai, không nên nản lòng thối chí.

2. Đối với loại “quả xấu” không có thể thay đổi được (Phật giáo gọi là “định nghiệp”), Phật giáo an ủi họ phải mạnh dạn nhẫn chịu, vì người quân tử dám làm thì phải dám chịu. Đã làm những điều sai trái cũng như phạm vào luật pháp thì phải an tâm, nhẫn nại nhận chịu hình phạt, oán trời trách người hoặc có ý trốn thoát đều là biểu hiện của kẻ nhu nhược, đều là một loại hành vi không dám lãnh lấy trách nhiệm mà mình đã làm. (Điều này thường bị người đời hiểu lầm là do số trời đã định, kỳ thật hoàn toàn sai lầm).

Trong nhà Phật nói: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo, nếu không thấy báo, vì thời gian chưa đến”. Câu nói này rất rõ ràng là: “nếu như không thấy báo”, chỉ là vì “thời gian chưa đến” mà thôi.

Trong nhà Phật nói: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo, nếu không thấy báo, vì thời gian chưa đến”. Câu nói này rất rõ ràng là: “nếu như không thấy báo”, chỉ là vì “thời gian chưa đến” mà thôi.

3. Từ trong những báo ứng thống khổ này phải phản tỉnh lấy mình, từ đây về sau cần cẩn thận giữ gìn tâm tính hành vi của mình. Hiểu rõ nhân quả báo ứng không sai sót chút nào, càng phải “chớ cho điều thiện nhỏ mà không làm, chớ cho việc ác nhỏ mà làm” (câu này do Lưu Bị nói với con của mình trước khi chết, còn Phật giáo thì nói: “Chớ làm các điều ác, hãy làm các việc thiện”).

Bài liên quan

Do đó, nhân sinh quan của Phật giáo là tích cực hướng về phía trước. Đối với những sai lầm của dĩ vãng phải dũng mãnh nhìn nhận, an tâm nhẫn chịu, lấy đó để rèn luyện nhân cách tiết tháo. Đồng thời vì sự an lạc và hạnh phúc mai sau, cần phải nỗ lực phấn đấu hướng thượng, dù thế nào cũng không nên tiêu cực, chán nản, tự hủy hoại mình. Điều sau cùng muốn nói thêm là: Vì sao có người đời nay làm thiện, nhưng trái lại toàn gặp điều khổ sở bất hạnh? Một số người suốt đời làm điều xấu ác, nhưng lại tiêu diêu tự tại, giàu sang trường thọ?

Trong nhà Phật nói: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo, nếu không thấy báo, vì thời gian chưa đến”. Câu nói này rất rõ ràng là: “nếu như không thấy báo”, chỉ là vì “thời gian chưa đến” mà thôi.

Nhân sinh quan của Phật giáo là tích cực hướng về phía trước. Đối với những sai lầm của dĩ vãng phải dũng mãnh nhìn nhận, an tâm nhẫn chịu, lấy đó để rèn luyện nhân cách tiết tháo.

Nhân sinh quan của Phật giáo là tích cực hướng về phía trước. Đối với những sai lầm của dĩ vãng phải dũng mãnh nhìn nhận, an tâm nhẫn chịu, lấy đó để rèn luyện nhân cách tiết tháo.

Làm thiện mà gặp ác báo, làm ác ngược lại gặp thiện báo, chẳng phải “nhân quả báo ứng” vượt ngoài khuôn phép, sai mất tính chân thật, vì người hành thiện ấy đời trước đã từng làm những điều xấu, đến đời nay phải chịu những ác quả. Còn việc thiện của họ làm hiện nay ngày sau mới có thể hưởng thiện báo. Người làm ác gặp thiện báo cũng giống như vậy.

Bài liên quan

Phật giáo lại cho rằng nhân quả báo ứng, có cái đời nay làm đời nay liền báo, nhưng cũng có những cái phải trải qua một đời hoặc bao nhiêu đời mới bị báo ứng. Như vậy là sao? Xin quý vị hãy xem thí dụ sau:

1. Đời nay làm đời nay báo ứng, cũng như cây cà chua một tháng là có thể thu hoạch được.

2. Đời nay làm trải qua nhiều đời sau mới báo ứng, cũng như cây nho phải trải qua vài năm sau mới có thể thu hoạch được.

Cổ nhân nói: “Thiện ác đều có báo, đạo trời vốn xoay vần, không tin ngẩng đầu xem, trời xanh tha thứ ai?”.

Chắc chắn chúng ta đã biết câu “Lưới pháp lồng lộng, thưa mà không lọt mảy may” rồi chứ? Hết thảy việc ác dù nhỏ như hạt mè cũng không nên làm, bởi vì một tế bào ung thư dù nhỏ xíu, cũng có thể cướp đi sinh mạng quý báu của chúng ta, làm cho chúng ta phải đau khổ tột cùng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Kiến thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm