Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Quán trọ cuộc đời

Chúng ta chỉ là những khách trọ tạm thời trên trái đất này, tâm ta mới là quán trọ, còn thân là khách, sẽ đến ngày khách từ giã quán trọ ra đi. Tất cả mọi thứ bạn cho là giá trị rồi cũng không đi theo bạn, mà nó còn ra đi lúc nào mà bạn không ngờ và không níu giữ được.

Đọc báo hàng ngày có những vụ việc động trời về những mối tình loạn luân, bất chính dẫn đến việc ném con người tình còn nhỏ trôi sông hoặc bắt cóc con trẻ, vẫn đang gây nhức nhối dư luận địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Từ trước đó, đã có biết bao mối tình chết chìm trong máu và nước mắt vì những vụ trả thù tình. Từ yêu đến hận, từ hạnh phúc đến khổ đâu là một lằn ranh mong manh, vì cái tôi của mỗi người trẻ hiện nay không phải thấp.
     
Cái Tôi là gì?
     
Cái Tôi là những giá trị bên ngoài của một cá nhân, nằm ở danh vọng, tiền tài, vẻ ngoài, học vấn. Một cá nhân thường cố gắng khẳng định mình bằng những giá trị bên ngoài như thế, khi họ còn trẻ.

Những giá trị ấy khiến họ tự hào và kiêu hãnh, khi họ còn trẻ, vì không phải ai cũng may mắn được sinh ra trong điều kiện tốt để rồi có được tiền bạc, danh vọng, vẻ ngoài, học vấn dễ dàng như thế.
   
Để rồi trong cuộc sống, họ hành xử như những công chúa, hoàng tử muốn gì phải có bằng được. Trong tình yêu thời nay, ai giàu và đẹp thì mua được cả tình yêu, ai không giàu bằng họ và không đẹp như họ thì san sẻ tình yêu vô điều kiện... Mà tình yêu thương là thứ mà càng san sẻ lại càng dồi dào hơn, càng chiếm hữu lại càng như cát trong tay: Nếu muốn nắm chặt lại chẳng giữ được cát trong đó.
  
Vì cái Tôi làm con người nghĩ ta đáng được dối xử tử tế, tôn trọng, đáng được yêu thương trong cuộc sống; mà chưa cần học cách tử tế, tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh.

Chúng ta, dù ít dù nhiều ai cũng có cái Tôi, hoặc đã được thuần hóa hoặc vẫn đang lồng lộng giữa trời. Khi những cái Tôi va chạm phải nhau trong cuộc sống, khổ đau theo mỗi mức độ hình thức khác nhau bắt đầu diễn ra.
 Tình thương với tha nhân...
Trong một gia đình, giữa đôi vợ chồng trẻ cùng xuất thân như nhau thường có cái Tôi ngang nhau. Rồi ở đó, vợ chồng đôi khi đùn đẩy trách nhiệm gia đình cho nhau, chứ không còn giống như phân chia. Rồi những mệt mỏi, mâu thuẫn nhỏ nhặt cứ tích tụ mỗi ngày, đến một ngày, khoảng trống dành cho mệt mỏi mâu thuẫn cứ thế đẩy hai người ra xa nhau dần. Cuộc sống lúc ấy vì cái Tôi như thế có còn hạnh phúc không?
     
Trong cuộc sống ngoài xã hội, cái Tôi của những người chưa biết nhẫn nhịn ngăn không cho lời xin lỗi thoát ra từ miệng nhau, mỗi khi va chạm lẫn nhau, từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, tích tụ lại dẫn đến căng thẳng, gây gổ chém giết nhau. Người bị thương hoặc tử vong, người ngồi tù và mất tiền bồi thường, có ai hạnh phúc không?
     
Cái Tôi cần được điều chỉnh từ đâu? 
     
Cái Tôi không những được trang trí bởi những nhãn mác danh vọng, tiền bạc, học vấn, sắc đẹp, mà còn được nuôi dưỡng bởi quan niệm sống thời nay của giới trẻ: “Hãy biết yêu bản thân trước nhất, trước khi người khác yêu mình, người khác không thể yêu mình nếu mình không tự yêu bản thân mình trước”.
     
Yêu thương một cách vị kỷ như vậy có hạnh phúc không? Không thể định nghĩa hạnh phúc đích thực bằng những thỏa mãn vật chất và nhục cảm, mà chỉ bằng sự khai tâm, mở trí, luôn luôn hướng đến tha nhân và những nhu cầu của họ.
   
Nếu không, phải chăng tình yêu thương giữa con người với nhau đã được điều kiện hóa? Vì con người đã tự ra điều kiện là phải tự yêu bản thân, phải tự gồng mình lên trong đau thương để chứng minh tôi ổn, thì mới có được tình yêu thương, vậy thử xét đến những người không có đủ điều kiện tự chăm lo cho mình, ví như những người vô gia cư, người già neo đơn và trẻ em mồ côi, người khuyết tật, họ cũng không xứng đáng được quan tâm và yêu thương? Vậy ta đang làm từ thiện vì cái gì?
   
Thói quen tự yêu bản thân xuất phát từ thói quen điều kiện hóa tình người tạo nên sự vô cảm đến rợn người như trong vụ hôi bia, hay sự vô cảm trước những cảnh đời bất hạnh gặp tai nạn trên đường phố lại còn hôi của trong túi nạn nhân. 
     
Quan niệm tự yêu bản thân đã giúp con người hoàn toàn vượt lên khổ đau hay chưa, không ai khẳng định được. Chỉ thấy càng yêu thương rồi sinh ra bám giữ lại cái thân và tâm vô thường này đã là một điều dại dột vì nó càng nhấn chìm con người xuống sâu hơn trong đau khổ, phiền não.
     
Thân người là thân tứ đại, bao gồm bốn yếu tố: đất (xương, thịt, nội tạng), nước (máu), gió ( ơi thở), lửa (nhiệt độ), bốn yếu tố này hợp về rồi lại tan không báo trước thời gian cụ thể, bốn yếu tố này tách ra riêng rẽ thì không có yếu tố nào mang tên người cả, điều đó cho thấy cái thân này không phải là bạn đâu, không phải của bạn đâu.

Thân tứ đại ấy vì được hình thành nên từ tinh cha huyết mẹ, được bốn yếu tố đại diện cho thiên nhiên cấu tạo thành, và được nuôi dưỡng bởi động thực vật trong thiên nhiên, vì vậy thân này không thể thoát khỏi quy luật sinh – lão – bệnh – tử, trước sau gì nó cũng phải trở về đất mẹ, và bốn yếu tố từ thiên nhiên ấy lại tan vào thiên nhiên. 
     
Có thân là có khổ, vì nuôi cái thân này, mà bạn phải đánh đổi thời gian, sức khỏe, hai thứ này một khi đã trôi qua không bao giờ trở lại. Trong cuộc sống mưu sinh, có ai cảm thấy bình yên, vui vẻ thực sự không, hay chỉ có những căng thẳng bực dọc, lo lắng không yên để làm ra tiền và giữ gìn của cải? 
   
Vậy nếu nghĩ ta chỉ cần yêu bản thân, chỉ bo bo lo cho mình trước tiên có làm bạn được yêu thương và hạnh phúc không? 
     
Đức Phật dạy: Mọi người gặp nhau ở kiếp sống này đều có nhân duyên từng là bố mẹ, quyến thuộc của nhau từ nhiều kiếp trước, vì không phải tự nhiên mà họ quý ta hay ghét ta dù ta chẳng làm gì họ cả.

Vậy, cách bạn đối xử với mọi người xung quanh đầy tình nghĩa hay vô tâm, cũng sẽ phản ánh được cách bạn đối xử với cha mẹ ở nhà như thế nào. Vì con người ta ai cũng được hình thành cách cư xử và thói quen từ trong nhà ra ngoài đường: 

“Nếu một mai thấy cha mẹ già yếu
Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân
Những lúc ăn mẹ thường hay vung vãi
Hay tự cha không mặc được áo quần

Hãy nhẫn nại nhớ thơ ấu
Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế, bồng
Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa
Cho con nằm trong nệm ấm, chăn bông

Cũng có lúc con thường hay trách móc
Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần
Xưa kia bên nôi con sắp ngủ
Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngừng”
     
Sự thật, chẳng ai chấp nhận được một người con bất hiếu không biết thương yêu và thông cảm với cha mẹ đã ngày càng lớn tuổi. Vậy nên, có dễ dàng chăng nếu ta cũng yêu thương những người xung quanh ta một cách vô điều kiện như đối với người thân của mình, đặc biệt là những người cũng yêu quý ta như ruột thịt của họ? 
     
Đức Dalai Lama thứ 14 đã dạy rằng: “Khi đang hưởng thụ mọi ưu đãi của cuộc sống này, nếu bạn có dịp được yêu thương và giúp đỡ dù chỉ bằng một cách nhỏ nhoi đi nữa, đối với những người đang gặp khó khăn hay những người vì lý do nào đó không thể tự giúp bản thân, xin đừng quay lưng đi. Và nếu có thể, xin cũng đừng nghĩ rằng bản thân mình tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn những người đáng thương đó. Bởi khi nằm trong huyệt mộm, trông họ cũng giống như bạn mai này mà thôi”.
     
Vâng, bây giờ bạn có thể hạnh phúc, khỏe mạnh, giàu sang, trẻ trung; còn họ bất hạnh, yếu đuối, bệnh tật, nghèo khó, già nua. Nhưng vô thường không tha một ai.

Vì việc chúng ta có mặt trên trái đất này dường như là một tai nạn nhỏ của ai đó. Chúng ta sống và tận hưởng những phút giây rồ dại và ít ỏi của mình, rồi vờ như chúng ta không phải đối diện với một sự thật rất hiển nhiên: Chúng ta chỉ là những khách trọ tạm thời trên trái đất này, tâm ta mới là quán trọ, còn thân là khách, sẽ đến ngày khách từ giã quán trọ ra đi. Tất cả mọi thứ bạn cho là giá trị rồi cũng không đi theo bạn, mà nó còn ra đi lúc nào mà bạn không ngờ và không níu giữ được. 
     
Điều tốt nhất là, hãy sống sao cho khi bạn khóc chào đời, người ta cười vui mừng hạnh phúc, và khi bạn cười mãn nguyện với cõi đời khi trút hơi thở cuối cùng, người ta đang khóc vì nhớ thương bạn. 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Phật giáo thường thức 23:12 28/03/2024

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Xem thêm