Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/04/2016, 11:19 AM

Quảng Bình: Hàng ngàn người về chùa Hoằng Phúc chiêm bái tượng Phật Ngọc, nghe giảng pháp

Trước những biến cố chiến tranh, khủng bố và thiên tai ngày càng đe dọa đến mạng sống của loài người đang cộng sinh trên trái đất nầy, nhằm đáp ứng cho niềm mong đợi chân chính muôn đời của nhân loại, đó là khát vọng về một đời sống an lạc hòa bình cho mọi người thì may thay tượng Phật Ngọc đã ra đời với niềm tin: “Phật Ngọc xuất hiện ở nơi nào, nơi đó được đem đến sự bình an …”.


TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN kết hợp cùng UBND huyện Lệ Thủy tổ chức lễ cung nghinh tượng Phật Ngọc cho hòa bình thế giới tôn trí tại chùa Hoằng Phúc, thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy từ ngày 27/03 - 05/04/2016, nhằm góp phần cầu nguyện cho nền hòa bình sớm được vãn hồi trong thế giới đầy chiến tranh, bạo động, và cầu nguyện giải trừ hận thù oán kết giữa các quốc gia, dân tộc. Đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho tất cả mọi loài sinh cư trên mặt đất này được sống trong an toàn, hạnh phúc và cầu nguyện cho gia đình thân thuộc các đồng bào phật tử được bình an, được mọi điều tốt lành nhất. 

TT.Thích Đức Thiện cho biết: Đây là lần thứ hai tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới đến Việt Nam (lần thứ nhất vào năm 2009) và là lần đầu tiên, chùa Hoằng Phúc - Di tích lịch sử Quốc gia của tỉnh Quảng Bình được BTC Phật Ngọc đưa vào danh sách những nơi được cung thỉnh tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới năm 2016. Bởi vì đây được coi là nơi cổ tự xưa nhất miền Trung, ngôi chùa gắn với cuộc đời hoằng pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Cách đây đúng 715 năm, Phật Hoàng đã thuyết pháp, truyền giảng giáo lý Phật pháp tại chùa này. Mặt khác, chùa Hoằng Phúc không chỉ là chốn tâm linh mà còn là một trong những danh thắng nổi tiếng ở miền Trung. Chùa vừa được đại trùng tu và khánh thành vào tháng 01/2016.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đến chiêm bái Phật Ngọc, nhà chùa đã bố trí một số phòng nghỉ trong chùa, xung quanh khu vực chùa cũng có một số nhà nghỉ cho du khách nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, vào buổi trưa các ngày diễn ra đại lễ, BTC và chùa Hoằng Phúc đã tổ chức phát khoảng 3.000 hộp cơm chay miễn phí cho đồng bào phật tử đến chiêm bái Phật Ngọc.

Dù hôm nay đã bước sang ngày thứ 4 tượng Phật Ngọc được tôn trí tại chùa Hoằng Phúc, nhưng lượng người đến chiêm bái, đảnh lễ tôn tượng Phật Ngọc vẫn rất đông đúc, mỗi ngày có hơn 3000 lượt phật tử, du khách đến lễ bái. Đặc biệt vào ngày 29 - 30/03/2016, BTC chùa Hoằng Phúc tổ chức khoá tu trong 2 ngày liên tiếp, có chương trình thuyết Pháp và tham vấn Thiền do TT.Thích Chân Quang, Phó ban Kinh tế Tài chánh T.Ư GHPGVN đảm trách, nên lượng người đổ về càng đông, không khí tại chùa càng trở nên ấm áp hơn, tỏ rõ sự quan tâm giữa mọi người cùng tu với nhau.  

Điều đáng tôn vinh là chính quyền địa phương luôn tích cực hổ trợ về mặt trật tự an ninh cho chùa Hoằng Phúc đến khi hoàn mãn Lễ chiêm bái. Và trong các buổi thuyết Pháp, tham vấn của TT.Thích Chân Quang đều có sự tham dự thính Pháp của ông Lê Văn Bảo, Chủ tịch huyện Lệ Thuỷ; ông Nguyễn Quang Năm – Bí thư huyện; bà Ninh Thị Hoà, Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Lệ Thuỷ; ông Lê Hữu Bình, Chánh văn phòng huyện; cùng hàng nghìn đồng bào phật tử tại Quảng Bình và các tỉnh lân cận.

Với bài pháp thoại đầu tiên diễn ra tại chùa Hoằng Phúc, TT.Thích Chân Quang nhận định: Sự kiện chùa Hoằng Phúc được xây dựng hoàn thành, bắt đầu đi vào việc tu học là một sự kiện rất có ý nghĩa với tỉnh Quảng Bình. Ánh sáng Phật pháp đã về với vùng này sau nhiều năm vắng bóng.

Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Trong số đó có khoảng 5 - 6 tôn giáo lớn, và đạo Phật là một tôn giáo rất đặc biệt. Ai chọn đi theo đạo Phật thì là người rất trí tuệ. Nếu buổi đầu chọn sai hạt giống thì ta tắt hết đường về giải thoát. Để quán triệt điều này, dưới góc nhìn của Thượng tọa, mọi người sẽ hiểu thêm nhiều điều dễ nhận thấy nhất thuộc về đạo Phật.

Theo Thượng toạ, ngày hôm nay mặc dù thế giới đã văn minh, nhưng con người vẫn có nhu cầu tâm linh rất mạnh mẽ. Khác với loài vật, con người với trí thông minh của mình đã nhìn thế giới xuyên qua những điều mắt thấy, tai nghe. Chúng ta luôn tìm tòi, tư duy về những điều vượt khỏi thế giới: Các hiện tượng siêu nhiên như thần thánh; ma quỷ; con người chết rồi sẽ đi về đâu; thân phận của chúng ta là gì;… Đó chính là thế giới tâm linh. 

Để trả lời cho con người về thế giới tâm linh này, vô số tôn giáo đã xuất hiện. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay có quá nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo lại có cách giải thích khác nhau về tâm linh. Nếu ta theo một tôn giáo cho ta cách hiểu sai lầm về cuộc đời, về con người, về thế giới, về tâm linh thì ta sẽ chỉ làm những việc sai lầm và cuối cùng tổn phước nặng nề.
 
Ngược lại, nếu một tôn giáo nào đó giải thích cho chúng ta về thế giới tâm linh huyền bí một cách đúng đắn, chuẩn xác thì đó là ánh sáng soi rọi vào tâm hồn ta, làm cho cuộc đời ta không đi sai lầm nữa, và như vậy là ta có phước lớn. Cho nên thế giới này cần một tôn giáo có khả năng giải thích cho thế giới về những điều bí ẩn một cách cực kỳ chính xác, đó là cứu tinh của nhân loại. 

Ngày hôm nay khi thế giới tiến bộ, con người cố gắng hợp tác hòa bình hữu nghị để ngăn chặn chiến tranh và đi tìm nền văn minh tốt đẹp hơn. Liên Hiệp Quốc với vai trò nối kết các quốc gia lại với nhau đã đi tìm một tôn giáo tốt đẹp nhất cho thế giới này. Và Liên Hiệp Quốc đã đưa ra ba tiêu chí chính để lựa chọn một tôn giáo tốt đẹp, đại diện cho nhân loại, đó là: 

Tiêu chí thứ nhất KHÔNG ĐI NGƯỢC LẠI KHOA HỌC, bằng không, tôn giáo sẽ làm cho thế giới này lạc hậu trở lại. Khi tìm kiếm, đối chiếu, so sánh giữa các tôn giáo, Liên Hiệp Quốc thấy rằng chỉ có Phật giáo mới đáp ứng được tiêu chí này.

Cách đây hơn 2600 năm, khi kính hiển vi chưa ra đời, đức Phật đã khẳng định trong ly nước có rất nhiều vi trùng nhỏ. Khi con người chỉ biết ngắm nhìn bầu trời qua con mắt bình thường vì chưa có kính viễn vọng, đức Phật đã xác nhận với Ngài Ananda rằng: Trong vũ trụ này ngoài trái đất ra còn rất nhiều thế giới khác. Như vậy, Phật giáo không chỉ phù hợp với khoa học mà dường như còn đi trước khoa học từ rất lâu!

Ngoài ra, Phật giáo còn đề cập đến một quy luật mà khoa học chưa hề đặt chân đến, đó là luật Nhân quả Nghiệp báo. Đây là quy luật khách quan của vũ trụ, không do một vị thần linh nào điều khiển, chi phối. Con người sẽ nhận lãnh quả báo hạnh phúc hay khổ đau tương xứng với những cái nhân họ đã gieo trong quá khứ. Tin hiểu nhân quả làm con người tự điều chỉnh hành vi, lời nói, thậm chí cả ý nghĩ của mình. Vì thế nhân quả thật sự đã đem lại cho con người một đạo đức rất nhân bản. 

Tiêu chí thứ hai là tôn giáo đó phải XÂY DỰNG HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI. Với tiêu chí này, Phật giáo lại là một tôn giáo phù hợp nhất. Trong kinh điển của các tôn giáo, ít nhiều đều có hình ảnh của chém giết. Chính các vị giáo chủ hay thần linh tối cao cũng trực tiếp giết hại hoặc hủy diệt sự sống để thỏa mãn cơn giận dữ. Chỉ trong đạo Phật mới tồn tại quan niệm tôn trọng sự sống đến tột độ, tức không được tước đi sự sống một cách bừa bãi dù là cành cây hay cọng cỏ. Với tính chất đó, đạo Phật thực sự rất xứng đáng là một tôn giáo xây dựng lại hòa bình cho thế giới. 

Tiêu chí thứ ba là tôn giáo CÓ TÍNH NHÂN VĂN, NHÂN BẢN, mang lại lợi ích cao nhất cho con người. Một lần nữa, Phật giáo lại đáp ứng tiêu chuẩn khắc khe của Liên Hợp Quốc. Trong khi đa số tôn giáo đều kêu gọi người tín đồ phụng sự cho thần linh, cho giáo hội thì Phật giáo lại có một quan điểm cực kì nhân văn, đó là: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Hơn nữa, ở các tôn giáo, địa vị của thần linh được cho là tối cao, nhưng trong đạo Phật, Đức Phật đã cho chúng sinh một con đường để ngày nào đó họ đạt được quả vị bằng như Phật. Vì thế trong đạo Phật có câu nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Phật giáo thực sự đã cho con người một ước mơ, một hi vọng, một giá trị cao nhất mà không một tôn giáo nào bằng. 

Cho nên, Liên Hiệp Quốc đã chọn đạo Phật là tôn giáo tiêu biểu của thế giới. Và để tôn vinh Đức Phật - một vĩ nhân văn hóa và tâm linh của nhân loại, đồng thời để biểu dương tinh thần hòa bình và nhân bản trong giáo pháp của Ngài, Liên Hiệp Quốc đã khéo léo chọn ngày trăng tròn của tháng tư, tức ngày Đản sinh của Đức Phật làm ngày Văn hóa và Tôn giáo của thế giới. 

Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có những vị Vua cực kỳ mộ đạo Phật. Phật giáo phát triển rực rỡ nhất vào triều Lý. Vị Vua đầu tiên của triều Lý – Vua Lý Thái Tổ đã xuất thân từ mái chùa, ông đã ứng dụng tinh thần của Phật giáo rất nhiều vào trong việc lãnh đạo đất nước. Triều đại này đã để lại rất nhiều nhân tài cho đất nước, trong đó người tài của nhà Lý còn sang Hàn Quốc để lại tiếng thơm cho lịch sử Hàn Quốc đến bây giờ. 

Phật giáo tuy hiền lành, từ bi, nhưng vẫn tạo thành sức mạnh của dân tộc. Điều này thể hiện rất rõ trong thời đại nhà Trần. Thời đó, Mông Cổ là đội quân thiện chiến và hùng mạnh nhất thế giới, cả Trung Hoa rộng lớn cũng bị họ chiếm mất, nhưng cả 3 lần tấn công Việt Nam quân Nguyên – Mông đều thất bại.

Khi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý, lòng dân cực kì căm phẫn. Tuy nhiên Vua Trần Thái Tông lúc còn là Trần Cảnh, dù được Trần Thủ Độ đưa lên ngôi Vua nhưng vẫn bỏ ngôi để trốn lên Yên Tử gặp quốc sư Phù Vân xin được xuất gia. Sau này Trần Thủ Độ kéo quân lên Yên Tử buộc Trần Cảnh phải quay về. Tin đồn lan ra khắp Đại Việt, người dân từ chỗ căm ghét bỗng trở nên cực kỳ mến mộ nhà Trần, bởi nhà Trần đã có ông Vua dám từ bỏ ngai vàng để cầu đạo giải thoát. Vì thế đến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt, ngoài các tướng tài ta còn có thêm yếu tố rất quan trọng là lòng dân để kháng chiến chống giặc.

Đạo Phật là như vậy, thấy như hư vô, thấy như thanh tịnh, thấy như là không có gì hết, nhưng chính sự từ bi, sự thanh tịnh giải thoát, Luật Nhân Quả… đã tạo thành sức mạnh của toàn dân, toàn đất nước.

Ta biết về điều này và giặc cũng thế. Khi có ý định xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã truyền bá một tôn giáo khác vào nước ta trước để tạo ra lực lượng tín đồ là người Việt Nam nhưng linh hồn đã thuộc về họ. Nhân đây, Thượng toạ giải thích vì sao dân ta lại theo một tôn giáo mới. Câu trả lời, do trước đó không có ai dạy cho họ biết đạo Phật cả. Chỉ vì không có đạo Phật mà ta mất luôn cả quê hương. Đây là bài học rất đau đớn của lịch sử. 

Ngày hôm nay, bài học lịch sử đó bắt đầu đang lặp lại. Có nhiều tôn giáo đang bước vào Việt Nam tích cực truyền đạo để lấy linh hồn của ta. Mà lấy mất linh hồn của ta tức là lấy người dân ta, lấy luôn cả đất nước này. Chỉ khi nào dân ta theo đạo Phật thì ta sẽ giữ gìn đất nước được vững bền, bởi đạo Phật luôn là tôn giáo đồng hành với dân tộc, dù làm gì ta không bao giờ rời bỏ tình yêu quê hương đất nước, mà đạo Phật cho ta tình cảm cao đẹp đó. Vì vậy, bắt đầu từ bây giờ để ngăn chặn hiểm họa mất nước một lần nữa thì ngoài việc đi theo đạo Phật, mỗi người hãy tích cực mang đạo lý Phật dạy đến cho những người chung quanh mình. Nói đến mối tương tác giữa dân tộc và đạo pháp chúng ta có thể nói gọn một câu: “Đạo pháp trong dòng chảy quê hương - thế giới trong tình yêu dân tộc”, nhằm nhắc nhở đến các Phật tử về tinh thần yêu nước chân chính của PGVN trong dòng chảy lịch sử của dân tộc. 

Việc theo đạo Phật nhìn giống như một khuynh hướng tâm linh hiền lành nhưng sự thật đó là ta đang gánh trên đôi vai mình trách nhiệm nặng nề bảo vệ đất nước. Người chiến sĩ thì cầm súng chiến đấu ngoài tiền tuyến, còn chúng ta tuy lặng lẽ ngồi thiền, tụng kinh, lễ Phật… Hai việc đó nhìn thì khác nhau, nhưng đều đang góp phần giữ gìn, bảo vệ đất nước này. Do vậy, chúng ta phải tinh tấn tu hành theo Phật. Đây cũng là trách nhiệm mới mà Thượng toạ muốn trao truyền cho các phật tử trong Pháp hội này.

Bài Pháp thoại đến đây kết thúc, đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của những người mà ai đã đến chùa dù một lần nghe giảng Pháp vẫn nhớ mãi về vị Thầy Giảng sư có sức thuyết phục, nên đại chúng nghe, nhận được niềm vui từ trong lòng cho đến cái vui của họ mà ta thấy được bên ngoài. Đó là do người Thầy đã truyền bá sở đắc của mình, và lời nói từ trái tim chạm đến trái tim nên mọi người dễ nghe và dễ chấp nhận những đạo lý tinh tế đó.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm