Quảng Ninh, Tiền Giang: Lễ tưởng niệm 707 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn
Sáng ngày 1/11/Ất Mùi (11/12/2015) tại lễ đài non thiêng Yên Tử, Tp.Uông Bí, tổ chức Đại lễ tưởng niệm 707 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn.
![]() |
![]() |
![]() |
Hiện nay các tăng, ni, phật tử đã hưởng ứng nhiệt tình và hiệu quả trong công cuộc thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế xã hội ngày một phồn thịnh chung tay cùng nhân dân trong cả nước trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tiến hành công cuộc xây dựng và bảo về Tổ quốc.
Tiền Giang: Lễ Tưởng niệm lần thứ 707 năm ngày đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn
Hòa chung trong không khí của những người phật tử Việt Nam trên cả nước hướng về vùng đất thiêng Yên Tử, sáng nay, tại văn phòng BTS Tổ đình Vĩnh Tràng (xã Mỹ Phong, Tp.Mỹ Tho) BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 707 năm ngày đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn 10/11/1308.
Tham dự buổi lễ có: Chư tôn Hòa thượng Ban Chứng minh GHPGVN tỉnh Tiền Giang; Chư tôn đức Thường trực BTSGHPGVN tỉnh Tiền Giang; Chư tôn đức Thường trực BTS 10 huyện, thị, thành phố trong tỉnh Tiền Giang; Chư tôn đức Thường trực Ban Giám hiệu và hơn 200 tăng ni sinh khóa VI Trường Trung cấp Phật học tỉnh Tiền Giang, các ông bà đại diện các Ban ngành Tp.Mỹ Tho và địa phương sở tại cùng đông đảo phật tử đồng tham dự.
![]() |
Thượng tọa Thích Giác Nhân, Phó BTSGHPGVN tỉnh Tiền Giang đã thay mặt Chư tôn đức trong buổi lễ cung kính đọc Điếu văn Tưởng niệm dâng lên đức Điều Ngự Giác Hoàng - người đã làm cho ngọn đuốc trí tuệ của Phật giáo Việt Nam mãi quang huy và riêng khác.
Phần tiếp theo chương trình buổi lễ là nghi thức dâng hương và tụng kinh cầu nguyện theo nghi thức truyền thống Phật giáo Bắc truyền do Hòa thượng Thích Hạnh Trân, Trưởng Ban Nghi lễ Phật giáo tỉnh Tiền Giang đảm trách.
Ban TTTT PG tỉnh Tiền Giang
TIN LIÊN QUAN


Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
HomeAZ
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy nhiên, việc an vị tượng Phật gỗ như thế nào cho đúng thi rất ít ai quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những nẻo đường hóa duyên
Trong nước
Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm “công quả”, mới có thể thấy “Phật”. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một “Thiền sư”.

Tác phẩm 'Tượng Phật trên nóc nhà Đông Dương' giành giải 3 Monochrome Awards
Trong nước
Bức ảnh đen trắng Đại tượng Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam trên đỉnh Fansipan của Lê Việt Khánh, một nhiếp ảnh gia có tiếng trong giới nhiếp ảnh Việt Nam với biệt danh "Sói sầu" đã xuất sắc được Monochrome Awards 2020 trao giải 3 trong hạng mục Professional, thể loại ảnh Kiến trúc.

“Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo”
Trong nước
Đó là chủ đề của buổi tọa đàm khoa học diễn ra vào ngày 15/01 do Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán-TP Huế (TT Huế), Hội đồng Nguyễn Phước tộc Việt Nam và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức.

Đâu rồi ngày tết tuổi thơ
Trong nước
Nhiều. Nhiều lắm những thú vui dân gian ngày tết chốn quê xưa nay đã dần đi vào quên lãng. Tôi thật buồn, thật tiếc nuối vì đã không còn nghe, còn thấy, còn chơi những thú vui ngày xưa ấy.

Tượng Phật gỗ an vị tại gia như thế nào cho đúng?
Tượng Phật gỗ an vị tại gia là một nét đẹp truyền thống phổ biến của dân tộc Việt, tuy...
