Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/04/2016, 05:15 AM

Quảng Ninh: Xây dựng trung tâm Phật giáo Trúc Lâm - chùa Quỳnh Lâm

Sáng ngày 03/03/Bính Thân (09/04/2016), BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Đông Triều đã khởi công Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Quỳnh Lâm nằm trong Quần thể  Di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều.

 Phối cảnh công trình chùa Quỳnh Lâm
Trải qua biến thiên của tự nhiên và xã hội, trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm nay chỉ còn phế tích, nhận thức rõ những giá trị to lớn của di tích, trong nhiều năm qua Chư tăng chùa Quỳnh Lâm và UBND huyện Đông Triều (Quảng Ninh) tha thiết phục hưng trung tâm Phật giáo Trúc Lâm nhắm bảo tồn và tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo quấn chúng nhân dân địa phương cũng như khánh thập phương.

Sáng ngày 03/03/Bính Thân (09/04/2016), BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Đông Triều đã khởi công Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Quỳnh Lâm nằm trong Quần thể  Di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều.
 
Tham dự buổi lễ có Chư tôn đức lãnh đạo cao cấp Giáo hội HT.Thích Thanh Dũng, Ủy viên Thư ký HĐCM GHPGVN; HT,Thích Trí Tịnh, thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN cùng Chư tôn đức HĐTS, BTS Phật giáo Quảng Ninh…đại diện lãnh đạo chính quyền tỉnh Quảng Ninh, huyện Đông Triều.

Chùa Quỳnh Lâm là một trung tâm Phật giáo lớn, chùa được xây dựng dưới thời vua Lý Thần Tông và đã nhanh chóng trở thành Đại danh lam của xứ Đông với tượng Phật Di Lặc là một trong “An Nam tứ đại khí”.
 
 
 
Các hạng mục xây dựng Kiến trúc trung tâm gồm tiền đường, trung đường, hậu đường và hành lang với tổng diện tích xây dựng 3.720 m2; tam quan có mặt bằng hình chữ nhật; nhà che bia có mặt bằng hình vuông; nhà trưng bày và công trình phụ trợ, hệ thống sân vườn…có tổng mức đầu tư 195 tỷ đồng.

Di tích chùa Quỳnh Lâm là một trong 14 điểm di tích thuộc khu di tích lịch sử nhà Trần huyện Đông Triều, đây là một trung tâm Phật giáo lớn của đất nước và là một trung tâm văn hóa tồn tại cùng lịch sử dân tộc từ thế kỷ XI cho đên ngày nay.
 
Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Anh - Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông T.Ư GHPGVN, một trong những người tham gia khảo cổ di tích Quỳnh Lâm cho biết: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khảo cổ học di tích chùa Quỳnh Lâm, đề xuất việc khôi phục di tích chùa Quỳnh Lâm phỏng dựng theo quy hoạch tổng mặt bằng của kiến trúc thời Lê Trung hưng giai đoạn 1730 -1740 bởi các lý do sau: Có tương đối đầy đủ cơ sở cho việc phục dựng lại kiến trúc giai đoạn này; việc khôi phục chùa Quỳnh Lâm theo mặt bằng thời Lê Trung hưng phù hợp với cảnh quan kiến trúc và cảnh quan môi trường vì về cơ bản cấu trúc mặt bằng di tích hiện còn khá tương đồng với mặt bằng thời Lê Trung hưng. Các di tích hiện còn trên mặt đất đều là các công trình được xây dựng từ thời Lê Trung hưng trở lại đây; trong lịch sử tồn tại và phát triển của Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm thì thời Trần Quỳnh Lâm có quy mô rộng lớn nhất, tuy nhiên để tìm hiểu và nghiên cứu đầy đủ được bình diện mặt bằng kiến trúc của Phật Viện Quỳnh Lâm dưới thời Trần cần phải đầu tư nhiều công sức. Hơn nữa ở khu vực Trung tâm, toàn bộ các dấu vết nền móng kiến trúc thời Lê Trung phủ đè lên trên các kiến trúc Trần.
 
Chư tôn đức làm lễ khởi công động thổ xây dựng chùa Quỳnh lâm
Việc xây dựng chùa Quỳnh Lâm như một cách tốt nhất để bảo lưu danh tiếng, tạo sự phát triển tiếp nối tự nhiên của một trong những trung tâm Phật giáo lâu đời và quan trọng đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam; đáp ứng nhưu cầu về đời sống tín ngưỡng tâm linh của phật tử tín đồ và của cộng đồng xã hội.

Anh Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đến núi Bà Đen khám phá đặc sản văn hóa Khmer người Nam bộ dịp 30/4-1/5

Trong nước 13:17 17/04/2024

Diễn ra vào tất cả các ngày cuối tuần đến hết dịp lễ 30/4 năm nay, một loạt các loại hình nghệ thuật trình diễn là đặc sản của văn hóa Khmer sẽ được tái hiện trên núi Bà Đen, Tây Ninh, mang đến không khí lễ hội sôi động cho nóc nhà Nam Bộ.

TP.HCM: Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan năm 2024 tại chùa Phổ Minh

Trong nước 08:00 15/04/2024

Theo truyền thống hằng năm vào ngày 14-4, chùa Phổ Minh tại Q.Gò Vấp, TP.HCM trang nghiêm và long trọng tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan năm 2024.

Khởi công xây dựng cầu Vĩnh Lân, Cần Thơ

Trong nước 14:59 13/04/2024

Ngày 11/4, UBND xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh cùng đại diện đơn vị tài trợ tổ chức lễ khởi công công trình cầu Vĩnh Lân, thuộc ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh.

Hòa thượng Thích Thanh Từ chứng minh buổi họp mặt chư vị trụ trì các thiền viện trong tông môn

Trong nước 09:30 13/04/2024

Sáng ngày 12/4, tại Thiền viện Thường Chiếu (huyện Long Thành, Đồng Nai), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam đã quang lâm chứng minh buổi họp mặt chư Tôn đức Tăng trụ trì các thiền viện trong tông môn.

Xem thêm