Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Rộn ràng mùa Phật Đản trên huyện đảo Trường Sa

Có được một mùa Phật Đản rực rỡ như vậy, tất cả là nhờ sự cố gắng hết mình của toàn thể quân, dân huyện đảo Trường Sa và sự quan tâm đặc biệt của GHPGVN tỉnh Khánh Hòa. Bắt đầu từ Nhiệm kỳ VI, GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác hoằng pháp tại huyện đảo Trường Sa và đã đạt được những thành công đáng kể...

 
Một mùa Phật Đản nữa lại về trên dải đất hình chữ S thân thương. Mỗi năm, khi ánh nắng tháng 4 nhuộm vàng khắp chốn, những người con Phật lại hân hoan đón mừng ngày đại lễ Phật Đản 2562. Ngược dòng thòi gian, bắt đầu từ hơn 2000 năm trước, khi được truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp nối văn hóa bản địa và dung hòa với các tín ngưỡng địa phương khác. Phật giáo cùng thịnh, cùng suy, cùng đi qua biết bao thăng trầm của thời cuộc cùng dân tộc. Nơi đâu có người dân Việt cư ngụ, nơi ấy có bóng dáng của mái chùa. Nơi nào thuộc chủ quyền của Tổ quốc đều có tấm áo nâu sòng của người tu sĩ. Phật giáo đồng hành với dân tộc.

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tiên…”
 
 
Và Trường Sa cũng không ngoại lệ. Theo tinh thần “Đạo pháp gắn liền với Dân tộc”, với vị thế một tỉnh ven biển, có nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa có ý nghĩa chiến lược, Phật giáo Khánh Hòa đang là ngọn cờ tiên phong trong công cuộc phát triển, truyền bá Phật giáo đến với đồng bào vùng hải đảo, từ đó làm phong phú thêm đời sống tâm linh, củng cố thêm tinh thần yêu nước, giúp đồng bào thêm vững tâm bám trụ mảnh đất máu thịt quê nhà.

Hôm nay đây, đứng giữa đất trời thênh thang và bình lặng của đất liền, giữa không khí hân hoan đón mừng ngày Phật Đản của hàng vạn người con Phật, tôi bỗng nhớ những ngôi chùa chơi vơi nơi đảo xa, những bóng áo nâu sòng kiên cường giữa biển xanh sóng bạc.

Ở nơi ấy, có lẽ, Phật Đản cũng đã về. 
 
 
Trong những ngày này, không khí Phật Đản theo những lá cờ, tung bay và lan tỏa khắp biển trời hải đảo. Giữa màu xanh ngút ngàn của biển, 5 sắc cờ Phật giáo bật lên càng rực rỡ. Màu xanh ấy cũng giống những khó khăn, khắc nghiệt nơi đây, sẽ chỉ là một tấm phông nền để bức tranh Phật giáo nơi hải đảo càng thêm hoàn mĩ. Nơi đảo xa, những lễ đài Phật Đản đã được quý Thầy và người dân dần dần hoàn thiện. Tuy vẫn còn đơn sơ và nhỏ bé, nhưng đây là cả tấm lòng thành kính toàn thể người dân nơi đây dâng mừng ngày Đấng Giác Ngộ ra đời. Người người hân hoan đón mừng mùa Khánh Đản, tạm bỏ sau lưng những lo toan thường nhật, tạm quên đi những vất vả đời thường. Nhìn những hàng cờ thẳng tắp căng mình đón gió biển tung bay, chúng ta như thấy được một tương lai tươi sáng. Ở đó, ánh dương Phật giáo ngày càng tỏa rạng, chiếu soi khắp từng tấc đất nơi biển đảo quê nhà.
 
Có được một mùa Phật Đản rực rỡ như vậy, tất cả là nhờ sự cố gắng hết mình của toàn thể quân, dân huyện đảo Trường Sa và sự quan tâm đặc biệt của GHPGVN tỉnh Khánh Hòa. Bắt đầu từ Nhiệm kỳ VI, GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác hoằng pháp tại huyện đảo Trường Sa và cũng đạt được những thành công đáng kể: xây dựng 06 ngôi chùa tại các đảo: Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà; Thành công trong việc xây dựng những ngôi chùa không chỉ thể hiện tinh thần Phật giáo mà còn thể hiện cụ thể và sinh động đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt nơi biển đảo từ xa xưa, với cốt lõi là tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm, quyết tâm bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; Giáo hội đã bổ nhiệm trú trì cho các vị tăng sĩ ra tại các chùa nơi hải đảo; Cử đoàn ra thăm tặng quà các chiến sĩ và cư dân đảo Trường Sa, làm lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh bảo vệ bờ cõi của đất nước; chùa không chỉ là cơ sở tôn giáo cho các phật tử về tu học mà còn trở thành nơi đi-về của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Trường Sa mà cả những con dân nước Việt đến từ đất liền. 

Những thành tựu ấy của Phật giáo đã góp phần kéo gần khoảng cách giữa đất liền và hải đảo. Chùa trên những hòn đảo nơi đây không chỉ là chốn tâm linh mà còn là chiếc cầu nối, gửi gắm bao tình cảm, bao sự sẻ chia của những người con Phật nơi đất liền nói riêng và toàn thể người dân Việt Nam nói chung. Hơn thảy tất cả, tâm an lòng tĩnh chính là những gì người con Phật nơi đất liền muốn gửi trao. Tâm yên, lòng tĩnh thì tất cả ồn ào, náo động ngoại cảnh chỉ là hư ảo. Chút bình yên này xin gói gọn, gửi trao.

Trường Sa – cái tên mới nghe qua thì chợt cho là xa vời vợi. Trường Sa – cái tên mới thấy thôi đã sóng gió ngập trời. Nhưng Trường Sa chẳng đâu xa. Trường Sa ở ngay tại tâm ta nghĩ nhớ. Nhân một mùa Phật Đản nữa lại đang về, xin gửi tới những người tu sĩ, những người Phật tử cùng toàn bộ quân và dân huyện đảo Trường Sa tấm lòng chân thành từ đất liền máu thịt. Xin hãy để Phật giáo làm tròn nhiệm vụ phụng sự chúng sinh, cúng dường chư Phật, làm chiếc cầu nối vững chắc nối liền đôi bờ hải đảo – đất liền, nối liền đôi bờ Đạo pháp – dân tộc. Để từ đây, đất liền hòa cùng một thể với đảo xa, người người nghĩ về nhau trong tình thương trìu mến. Để đảo xa không còn là cô độc, cánh tay mẹ hiền vẫn mãi mãi chở che.

Góp viên đá cùng xây dựng trường sa 

Cánh tay đất mẹ nối liền đảo xa…

TT.Thích Tâm NhưBan TTTT PG tỉnh Khánh Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nghỉ lễ 30/4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Tin tức 20:12 23/04/2024

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè, và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay.

Thái Lan: Lễ cúng dường 10.000 chư Tăng trong nước và quốc tế tại giảng đường Wat Phra Dhammakaya

Tin tức 11:00 23/04/2024

Sáng ngày 22/4/2024, chư Tôn đức Tăng Phật giáo trên khắp mọi miền của đất nước Thái Lan, đại diện các tổ chức Phật giáo đến từ nhiều quốc gia cùng vân tập về Đại giảng đường Wat Phor Dhammakaya, Thái Lan để tham dự lễ Trai Tăng.

Khôi phục ngôi chùa còn lưu chuông vàng từ thời vua Tự Đức

Tin tức 17:50 22/04/2024

Trải qua bao thăng trầm biến cố, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại chuông vàng nặng khoảng 25kg do vua Tự Đức ban và các bộ kinh Phật, Thập vị A-la-hán...

Chương trình "Giọt nước nghĩa tình" đến với người dân vùng nhiễm mặn H.Cần Giuộc

Tin tức 15:43 22/04/2024

Chiều 21-4, Ban Trị sự GHPGVN Q.8 phối hợp cùng Ban diện Phật giáo người Hoa, Ban Bảo trợ chùa Long Hoa, chùa An Phú, chùa Lâm Quang, tịnh thất Pháp Tạng (Q.8), tịnh xá Từ Đức (Q.11) và các mạnh thường quân tổ chức chương trình “Giọt nước nghĩa tình” tại H.Cần Giuộc, Long An.

Xem thêm