Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/05/2015, 15:03 PM

Sắc tộc vùng cao xứ Nghệ

Sáng ngày 23/04/2015, đoàn từ thiện khởi hành lúc 5h sáng. Cô Nguyên Hưng, người khởi xướng ủy lạo, với sự hỗ trợ nơi ăn chốn nghỉ và phương tiện đi lại suốt thời gian đoàn lưu trú tại nhà hàng, khách sạn của cô Quảng Phúc: nhà hàng Hương Giang - khách sạn Vũ Hương; tháp tùng có TT.Thích Quang Hạnh trụ trì chùa tháp Kỳ Quang, TT.Thích Thiện Chiêu, trụ trì chùa Phật Quang (Sa Đéc), cô Diệu Tâm ở Nghệ An và cô Nga ở Quận 2 Sài Gòn.

Đoàn đến Quỳ Châu cũng đã 10g00 sáng, qua bao đèo dốc vùng rừng núi của miền Trung Bắc bộ. Ngôi trường cấp 1 và cấp 2 tuy không đầy đủ tiện nghi như các trường ở thành phố, nhưng không nhếch nhác như một số vùng cao khác.Học sinh phần lớn thuộc sắc tộc Thái, áo quần sạch sẽ. Có những học sinh ở bản làng xa, phải thuê nhà ở lại, chứng tỏ đời sống người dân thuộc huyện Quỳ Châu không đến độ nghèo đói như Kỳ Sơn.
 
Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây Bắc giáp tỉnh Huaphanh (Lào), phía Tây giáp tỉnh Xiengkhuang (Lào), phía Tây Nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào).

Quỳ Châu là một huyện nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ của Nghệ An, trung tâm miền Tây Bắc Nghệ An, có vùng sinh thái đặc biệt, cùng với huyện Kỳ Sơn, Quỳ Châu được Unesco chọn là vùng sinh quyển miền Tây Nghệ An. Quỳ Châu có hệ thống sông suối chằng chịt đã tạo ra nhiều thác nước đẹp như thác Đũa, thác Tạt Ngoi, khe Nậm Pông. Đây là lợi thế để phát triển du lịch sinh thái. Địa hình của huyện khá phức tạp khi có hơn 72% diện tích ở độ cao trên 200 m so với mặt nước biển. Dân số khoản 54.236, 80% sắc tộc Thái.
 
Học sinh nơi đây đạt loại giỏi, theo thống kê, ỷ lệ học sinh bỏ học giảm, số học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 80% trở lên. Mỗi năm, huyện có từ 20 - 35 em thi đỗ vào các trường cao đẳng và đại học.

Tuy vậy, vùng cao và sâu giáp giới Lào nơi đây, đến bây giờ vẫn chưa có điện; theo cô Quảng Phúc (Hương Giang), huyện Kỳ Sơn còn là huyện nghèo hơn nữa, có lúc cô đi ủy lạo Kỳ Sơn, xã Nậm Típ, chứng kiến một gia đình nơi đây, nồi niêu, chén bát không bao giờ rữa. Từng lớp cáu bẩn đóng dày đáy nồi và quanh miệng chén, áo quần thì khỏi phải nói. Tính thụ động của một số sắc tộc cũng đã góp phần làm nghèo địa phương. Vào năm lũ lớn, tại Kon Tum, đoàn cứu trợ chùa tháp Kỳ Quang vất vả lội sình, băng núi bê từng thùng quà vào cứu trợ, dân sắc tộc địa phương ngồi trên nhà sàn nghe nhạc điện thoại, cứ như việc cứu trợ là bổn phận của người Kinh, không ai quan tâm phụ giúp. Chẳng những thế, khi điện đưa vào từng thôn, nhà nhà không ai tự mua bóng điện để thắp sáng. 

Vật dụng như sách vở, đồ chơi, áo ấm cho học sinh, do cô Nguyên Hưng tích góp để ủy lạo cho học sinh. Tuy giá trị không bao nhiêu, nhưng tình cảm và công sức từ Sài Gòn ra Nghệ An rồi đi lên vùng cao xa xôi đã nói lên tấm lòng của người khởi xướng. Theo các thầy ở trường, tập vở họ có đủ, chỉ cần tiền để sắm sửa trang thiết bị, đây là việc khó giải quyết.
 
Việc ủy lạo, cứu trợ xưa nay từ các đoàn Phật giáo, rất cần thiết trong lúc thiên tai, nhưng bình thường, các phẩm vật đó biến họ thành kẻ chờ đợi quanh năm, tính trông chờ đã làm cho một số bản làng ít chịu lao động. Chị Khương trên Kon Tum cho biết: nhà nước cấp bò sữa, thay vì để nuôi, họ lại xẻ thịt thiết đãi bản làng ăn nhậu. Thầy Quang Hạnh muốn tặng xe máy cày, cũng theo chị Khương, có lẽ không lâu hơn họ sẽ bán để lấy tiền uống rượu.Vấn đề người sắc tộc là vấn đề khó giải quyết vì tính thụ động, không tranh đua. Vốn bản chất du canh du cư, gieo hạt đợi mùa thu hoạch, trong lúc nông nhàn, chỉ biết ăn chơi uống rượu cần.

Vì thế, lòng từ bi trước sự đói nghèo của họ, người Kinh không thể giúp họ phát triển cho cuộc sống với từng đợt cứu trợ như muối bỏ biển như thế.

Minh Mẫn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt trao hơn 600 triệu đồng cho người nghèo Thừa Thiên-Huế

Gieo mầm thiện 21:54 10/04/2024

Vừa qua, ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt (trụ trì chùa Phổ Hiền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng đoàn thiện nguyện mang hơn 600 phần quà nghĩa tình từ miền Nam trao cho người nghèo tại Thừa Thiên-Huế.

Xem thêm