Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sáng mãi hạnh Thầy Trung Hậu

Thầy đi bằng chiếc xe gắn máy 86, nhìn sáng sáng, chiều chiều từ Vạn Hạnh; Thầy lại sang tu viện Quảng Hương Già Lam. Có lần con được đưa Thầy đi vì hôm đó, Thầy ngồi phía sau để ôm sách bản thảo về, mai lại đón Thầy tới nhà in tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh. 

Cơn gió hạ, chợt về sớm... Vạn Hạnh thoáng buồn, bậc cầu thang vắng dáng Thầy. 

Sáng nào cũng vậy, Thầy thức sớm, sau những thời kinh sáng. Chúng con vừa thay y áo là đã nhìn rõ bóng Thầy có mặt ở dưới gốc mận. Thầy cặn kẽ hỏi han từng chú, hôm nay làm gì? 

Sau đó, Thầy đi dùng trà! 

“Mở cửa chép một tờ kinh
Lên xe về Huế tìm kinh cho Thầy 
Ân sư Thuận hoá cố đô
Vào ra tự tại chứng thiền Vô sinh”

Căn phòng của thầy toàn là sách, cả một bàn sách, giá sách, giường sách và đường sách. Thường thường ngoài sách ra Thầy chỉ dành trọng căn phòng để tiếp ngự các bậc cao học, bậc đèn sách và những bằng hữu đạo vị. 
 
Căn phòng “trượng thất Duy ma tuy bé nhỏ, muôn toà sư tử vẫn đi vào”. Thầy Hải Ấn, giáo sư Cao Huy Thuần, thầy Quang Nhuận, bác Võ Đình Cường và trước đây Thầy cũng hầu Ngài Thiện Siêu. Trước đây cứ nghĩ Thầy xa lạ, Thầy không có thời gian để gần chúng lắm. Nhưng tới một hồi rồi, ai cũng cảm nhận “Thầy dành đời mình cho sách và cho đức Bổn sư Trí Quang”. Nên Thầy rất ít có thì giờ riêng để tự chăm sóc cho mình. Những ngày tháng Bổn sư đang còn ngự viên ở Già Lam, Thầy còn rất kỳ công để lo đi lại “hầu sách” cho đức Bổn sư. 

Thầy đi bằng chiếc xe gắn máy 86, nhìn sáng sáng, chiều chiều từ Vạn Hạnh; Thầy lại sang tu viện Quảng Hương Già Lam. Có lần con được đưa Thầy đi vì hôm đó, Thầy ngồi phía sau để ôm sách bản thảo về, mai lại đón Thầy tới nhà in tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh. 

Có thể nói cả lòng Thầy là cả lòng sách, đến ba miền Phật giáo, Thầy cũng gói sách mang theo. Con xin mạn phép nói với “thường những ai sống vì kinh sách thường độc hạnh duy ý - nẻo về của ý” để mở mang nước Phật và để trí tuệ nhà Phật chỉ một đại tạng. Chính vì thế, con đã hằng mong mỏi từ xa học tập theo dấu bút của Thầy. 

Con cũng hiểu ra, vì sao cuộc đời Thầy lại cưu mang bộ Phật giáo (Tăng già, cư sĩ) Thuận hóa toàn tập của Thầy. 

Thầy luôn luôn có ý đạo, nối tiếp tiền bối, giữ gìn đạo mạch. Không gì hơn đó là ghi dấu lịch sử để làm tròn nguồn sống từ đời này qua đời khác, đến mọi thế hệ con người. Biết được con đường chính đi tới sẽ thấy ánh sáng của đạo như nhiên. 

Thời con còn làm tăng trú ở thiền viện Vạn Hạnh là lúc Thầy mới nhờ con “ bâng cơm hầu Thầy”. Ngoài ra Thầy sợ tổn hạnh, phiền đạo nên Thầy hiện ra sự giản dị, hoà đồng. Chưa bao giờ con thấy Thầy thể hiện lớn- nhỏ trong từng mỗi cử chỉ, mỗi thời bố tát khoan thai, đọc giới mà Thầy sợ đọc to. Khi về liêu phòng Thầy nói nhỏ với con “ đọc nhỏ để mình còn nhớ giới cho mình”. 

Sau bao năm đi qua, bao người đến đi rồi vắng ... 
Sau bao cuộc thăng rồi đến trầm cho đến trở lại...

Nhưng đôi dép thái con mua về dâng Thầy mang, sau mười năm con cũng còn thấy đó. Thấy đó để chứng nghiệm, minh chứng cho lòng của Thầy “không bỏ” hạnh của Thầy chưa quên. Lần cuối cùng gặp Thầy ở nhà tang lễ cố Hoà thượng Đức Chơn. Thầy thấy con, Thầy kêu lại ngồi xuống và ngồi đó với Thầy. Thầy nói “Thầy vừa Huế vô đây! 

Sài Gòn 12/06/2018, tưởng nhớ cố Hoà thượng Thích Trung Hậu

Kính hầu Thầy!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Giữ tâm ý trong sạch

Phật giáo thường thức 17:50 19/04/2024

Khi nhìn lại hành động mà mình thực hiện, mình thấy mình có ý niệm trước khi có hành động. Cái ý niệm hay cái tâm ý khởi lên trước, sau đó hành động hay lời nói mới theo sau. Có nhiều khi, tâm ý đã có trong mình rất lâu, cho đến lúc đủ mạnh để thúc đẩy mình hành động.

Phàm thánh cũng từ đây

Phật giáo thường thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Phật giáo thường thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Không động làm sao biết tịnh, không khổ làm sao biết vui?

Phật giáo thường thức 12:00 19/04/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp.

Xem thêm