Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/11/2013, 10:39 AM

Sao lại cầu cho tai họa đổ sang nhà hàng xóm?

Cơn bão Haiyan quét qua Philippines, những thành phố làng mạc tang thương, thi thể người đắp đống, vậy mà trên các trang mạng xã hội, nhiều người dân nước bạn vẫn cầu mong may mắn cho Việt Nam. Còn ở ta, trên các diễn đàn, vẫn còn những ý kiến thấy bão không vào địa phương mình là mừng, thậm chí còn cầu cho bão sang một nước khác.

 Cảnh tượng tang thương của Philippines sau cơn bão Haiyan

Người Việt mình có những câu ca dao rất hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Nhưng tôi đồ rằng ở cái thời điểm ra đời câu ca dao ấy, ông bà mình chưa có ý niệm rộng rãi và sâu sắc về sự giao lưu hội nhập quốc tế. Nên có lẽ vì thế mà cái tình thương ấy mới chỉ dành cho “người trong một nước” mà thôi?

Đó là chuyện của quá khứ, còn ngày nay, khi thế giới bớt dần đi những chuyện bế quan tỏa cảng, bớt dần đi những cuộc chiến tranh giữa các quốc gia, thì cái tình đại đồng, cái nghĩa “năm châu bốn biển là nhà” lại càng được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết.

Nhìn những bức ảnh chụp cảnh đất nước Philippines đau thương sau khi cơn bão Haiyan quét qua, ai là người mà không thấy đau lòng như đứt từng khúc ruột. Sau cơn đại hồng thủy, những đứa bé gào khóc tìm mẹ cha, những người cha người mẹ khóc ngất đi vì đứa con nhỏ đang ôm chặt trong tay cũng bị lũ cuốn mất và cướp đi mạng sống. Những thi thể người la liệt nằm lại trên bùn đen, trên đống đổ nát hoang tàn như một cơn ác mộng khủng khiếp nhất.

Vậy mà trên các trang mạng xã hội, nhiều người dân Philippines vẫn dành lời cầu nguyện cho Việt Nam, quốc gia thứ 2 mà cơn bão Haiyan chọn làm điểm đến. Họ đã viết “Be safe Vietnam”, “Keep safe Vietnam” (Việt Nam, an toàn nhé), “I will pray for Vietnamese people” (Tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn). Rất nhiều những lời sẻ chia và tâm sự chân thành khiến người Việt rưng rưng cảm động.

Thế nhưng nhà báo ĐT đã tìm ra một góc thật đáng xấu hổ của người Việt, chị chia sẻ trên trang cá nhân: “Ngày hôm qua khi trang Nhật Ký Yêu Nước kêu gọi facebooker Việt Nam quyên góp tiền gửi Hội Chữ Thập Đỏ Philippines và gửi thông điệp đến người dân Philippines, dưới đây là một vài câu trả lời:

- Haha..lua tre con len 3 thi dc. Co nha nuoc dung ra thi con tam chap nhan (Ha ha, lừa trẻ con lên 3 thì được. Có nhà nước đứng ra thì còn tạm chấp nhận).

- Quê hương VN cũng bị bão mà, sao không lo cho dân mình nhỉ? Các bố này nói cao cả như thánh í. Đạo đức giả quá mấy cha ơi.

- Góp cho chúng mày đi sủa bậy à.

- Xàm quá. Chưa biết có vào VN không mà quyên góp cho người ta. Vãi lúa.

- Lo cho dân mình còn chưa xong đi lo cho thiên hạ. Vãi cả ass…”.


Tôi và có lẽ nhiều người Việt khác cũng thấy xấu hổ như tôi, vì những đồng bào mình, những người đã viết ra lời bình luận thiếu suy nghĩ đó. Chẳng biết họ bao tuổi, trình độ học vấn thế nào, nhưng chỉ bằng những lời bình luận trên mạng ảo, đã làm lộ ra hết thảy phông văn hóa, tâm tính và lòng dạ của những kẻ chẳng biết bao giờ mới trưởng thành.

Ai chẳng muốn được tự hào về đất nước quê hương mình mỗi khi bước chân ra với thế giới. Bất cứ cá nhân nào, nếu được giáo dục đầy đủ và tử tế, đều có lòng tự trọng của riêng mình, và cao hơn nữa, là lòng tự trọng về dân tộc mình, đất nước mình. Và bởi vì thế mà chúng ta đã xấu hổ biết bao nhiêu khi ở Nhật, có biển viết cấm ăn trộm đồ bằng tiếng Việt, ở Thái, có biển dọa nếu lấy đồ ăn không hết trong nhà hàng tự chọn sẽ bị phạt tiền bằng tiếng Việt. Xấu hổ nhục nhã đến nỗi chẳng còn biết trốn vào đâu.

Trên các diễn đàn trong những ngày bão Haiyan đe doạ sự an nguy của nước ta vừa qua, có khá nhiều chuyện cần suy nghĩ, có người ở miền Trung cầu cho bão ra… miền Bắc, có người Việt cầu cho bão sang… Trung Quốc (có lẽ vì tâm lý ghét TQ đã ăn sâu). Làm sao lại có thể hồn nhiên và vô tâm đến như thế, là con người ai mà chẳng là thịt là da, đã là mạng người vô tội thì dù cho mang quốc tịch nào cũng đều đau đớn như nhau nếu chẳng may phải hứng chịu sự cuồng nộ của thiên nhiên. Sao lại có thể độc ác hồn nhiên như thế?

Lại nhớ lần trang mạng xã hội của tỷ phú nổi tiếng thế giới Bill Gates có  đăng một bức ảnh động chạm gì đó đến hệ thống dây điện chằng chịt gây ra lãng phí điện năng của Việt Nam, thế là hàng trăm người Việt dùng facebook nhảy vào để chửi bới, văng tục, thể hiện một thái độ xấu xí không thể chấp nhận nổi.

Đó chỉ là một vài ví dụ khiến chúng ta thấy buồn vì cái văn hóa ứng xử của người Việt mình, nếu chịu khó sưu tầm chắc sẽ còn nhiều vô số kể. Cho dù không phải tất cả người Việt đều xấu xí như vậy, nhưng có lẽ tất cả chúng ta đều cảm thấy có chung một nỗi xấu hổ về đồng bào của mình. Những điều tệ hại này đã xuất hiện từ khi nào trong văn hóa ứng xử của người Việt? Và mỗi chúng ta nên chăng đều phải cảm thấy mình có một phần trách nhiệm trong sự xuống cấp này, bởi ít nhất một lần trong đời, chúng ta đã ngó lơ trước sự ra oai tác quái của cái xấu, đã từng lặng im hèn nhát không dám lên tiếng bảo vệ cái tốt đẹp, thiên lương?

Tôi lại muốn nhắc đến lời thoại chán chường mà một nhân vật trong vở “Mùa hạ cuối cùng”  của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã thốt lên: “Mỗi chúng ta chẳng là gì hết! Cái thành phố nơi ta đang ở chỉ là một chấm nhỏ xíu trên quả địa cầu...Ta chỉ là một con người bé nhỏ trong thành phố ấy và quả địa cầu này cũng chỉ là một chấm nhỏ trong vũ trụ vô tận. Chúng ta gắng sức mà làm gì?”.

Rất nhiều người Việt hiện nay đang có những suy nghĩ nhầm lẫn như nhân vật trong vở kịch ấy, nghĩ rằng mình mãi mãi chỉ là một chấm nhỏ trong vũ trụ bao la, nên cách hành xử, đi đứng, nói năng, ước muốn đều nhỏ xíu, bé mọn. Chừng nào vượt ra được cái giới hạn “lớn-nhỏ” mà mỗi người đã tự nhốt mình vào đó, thì con người mới có thể lớn lên.

Tác giả: Mi An/Nguồn: Baodatviet.vn

TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm