Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sao lại xin lộc nơi "khe đá, thạch nhũ"?

Tảng đá to nơi Núi Cậu lại được người người vây kín, đua nhau vo dúm những tờ tiền lẻ, tìm mọi cách nhét vào khe, vách đá? Đầu tiên là họ cầm tờ tiền xoa xoa trên vách đá, vái lạy, rồi ngửa mặt lên trời, giơ hai tay đón chờ…

Gần một giờ chiều, nơi động Hương Tích - chùa Hương, ở những “điểm lễ” chính đông kín người. Về với chùa Hương đúng ngày khai hội, được tổ chức nhằm ngày 6 tháng Giêng hàng năm, mất đến hơn một tiếng đồng hồ chúng tôi mới đến được động Hương Tích. 

Núi Cậu ở động Hương Tích



Ai cũng hăng hái, hứng khởi xin lộc từ "Ngài Khe đá" ...



...và "Ngài Trần Hang"

Đi trẩy hội đầu Xuân. Tín hiệu mừng là vậy. Nhưng đến lạ, năm nào cũng thế, tảng đá to nơi Núi Cậu lại được người người vây kín, đua nhau vo dúm những tờ tiền lẻ, tìm mọi cách nhét vào khe vách đá? Đầu tiên là họ cầm tờ tiền xoa xoa trên vách đá, vái lạy, rồi ngửa mặt lên trời, giơ hai tay đón chờ… Có người còn xoa cả hai bàn tay nơi vách đá nước tự nhiên lách tách len lỏi, xoa lên đầu, lên mặt. Ai chưa tới được chỗ Núi Cậu, thì ngay ngách nhỏ bên phải, lại mỗi người một nắm tiền lẻ ngửa mặt lên trời, miệng lầm rầm cầu xin đủ các điều trên trời, dưới biển.

Tiền lẻ ư, thiếu gì...





để rồi tha hồ "ba chìm, bảy nổi, chín cái lênh đênh"

Điện thoại xịn cũng không bằng Tiền. Nhưng, bánh bao còn hơn Tiền nhé. Em vừa ăn bánh bao, vừa bước lên xuồng, túi nilon dính mỡ, hay vụn bánh bám đầy Tiền, em cũng mặc

Tiền lẻ, chắc phải những đồng quý lắm, “số đẹp” và mới tinh thì được giữ lại, để dành tới động Hương Tích. Tôi đoán vậy vì ở chùa Thiên Trù, nơi khoảng “giếng trời” thu nhỏ, tiền cũng bồng bềnh trên mặt nước, lác đác vài tờ tiền mới. Hay như ở trạm trung chuyển cáp treo, một khoảng hành lang chừng vài chục mét mà tiền lẻ cũng gần phủ kín bề mặt.

Hóa ra, người ta cũng biết chọn lọc lắm chứ. Tiền thường, tiền nhỏ, tiền xấu thì thả đâu cũng được. Nhưng tiền đẹp thì đông đến mấy, vất vả nhường nào cũng mang đến động Hương Tích bằng được.

Tiền lộc được bảo quản cẩn thận thế này, lo gì chứ...

Nơi Núi Cậu trong động Hương Tích, tôi có được vị trí khá tốt, thoải mái quan sát mọi người đua nhau xin, hứng lộc. Có đôi bạn trẻ, khi vãn người cũng đến xin lộc, cậu bạn trai hướng dẫn kỹ: Em phải xoa tiền vào vách đá, rồi lấy tiền xoa lên mặt, sau đó gập lại cài cẩn thận kẻo rơi…

Giờ người ta xin lộc từ vách đá, từ trần hang, với quan niệm bỏ ít được nhiều vì nơi vách đá có nước tự nhiên không bao giờ hết, chỉ cần tờ năm trăm đồng, một hay hai ngàn đồng mới là thoải mái xoa nước lên đầu, lên mặt… Còn không thì ngửa mặt, hứng tay một lúc thôi, “Ngài Trần hang” kiểu gì chẳng ban cho không khí tha hồ mát tay, mát mặt, tha hồ hít hà mà cùng “hưởng lộc”…

Tâm loạn xạ vì mê tín đã làm mất đi nét đẹp của tục đi lễ chùa, hành hương về các trung tâm du lịch tâm linh đầu Xuân. Vậy thì ai, cơ quan nào phải tham gia quyết liệt giải hoặc sự mê tín đó?

Thường Nguyên
Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của một phật tử trẻ đang sinh sống tại Hà Nội

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đức tướng Tăng Ni 

Phật giáo thường thức 22:53 28/03/2024

Người muốn phát tâm vào cửa Phật, đầu tiên là cạo tóc, chỉ có cạo tóc mới gọi là người xuất gia, đệ tử Phật, căn cứ theo lời Phật dạy, cạo tóc, đắp y, thọ giới đó là điều kiện tất yếu để thành tư cách của Tăng. 

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Hải đảo tự thân

Phật giáo thường thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Xem thêm