Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/03/2018, 13:19 PM

Siêu người máy có Phật tính không?

Thật vậy, nếu vứt bỏ cái mặt đi, hay cái mặt không có mắt, không có mũi, không có miệng thì tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ vô dụng và cũng không có nghĩa lý gì nữa. Những người quen biết ta, ngay cả người phối ngẫu và con cháu chúng ta sẽ không thể nhận diện được ta nếu ta không có cái bản mặt để đối chiếu.  

Tham vọng và luyến ái của con người vô biên. Nhân loại muốn làm chúa tể của vũ trụ và chúng ta đang cố tâm làm chủ tiến hóa hay nói theo thần quyền là cố tình cướp quyền tạo hóa để chế tạo ra thượng đế (God), ra Phật và có thể tạo ra siêu quái với sức mạnh siêu nhân, thần thông quảng đại có khả năng, thăng thiên, độn thổ, biến hóa khôn lường, di sơn hải đảo, thay đổi lịch sử, định đoạt tương lai theo ý muốn, vì chúng ta “không chấp tử”.

“Còn không” chấp tử thì “hết có” chấp sinh, đó là giải thoát khỏi sinh - tử - sinh. Những kỳ vọng trên cũng dễ dàng thôi chỉ cần giác ngộ rốt ráo là có ngay. Rồi sẽ có một ngày, một là con người phải giải thoát robots khỏi khổ đau bởi software vô minh đó hay robots phải tự giải thoát những vô minh không cần thiết ấy bằng phương cách giác ngộ coding. 
 
Nhưng khi mà con người trở thành một loại siêu giống, “superhumen”, trở thành kim cương bất hoại, có thể đi xuyên qua vật chất thì những siêu nhân này vẫn cần tới và lệ thuộc vào những sáng tạo lỗi thời như là robots, TV, computers, smartphones, xe bay, tiền giấy, bất động sản, nhà banks, làm việc, y phục, sắc đẹp, sức khỏe, bác sĩ, nha sĩ, thầy giáo, ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh, phế thải chất cặn bã, ái dục, hạnh phúc,... để phục vụ cho những nhu cầu, đòi hỏi quá ư tầm thường và để thỏa mãn cho những thú tính của nhục thể đầy tính human phàm tục đó nữa không?   

“Siêu trí tuệ” biết mình là siêu nhân (Superman), có Phật tính, vậy mà vẫn cố tâm chui vào cái túi da bầy nhầy, đầy vi khuẩn, dơ bẩn và rác rưới này làm gì nữa?

Hay nhân sinh chẳng qua chỉ là những siêu máy (super robots) trở nên quá thông minh nên quên phức cái bản lai diện mục của chính mình trước khi “cha mẹ máy móc sinh” ra là gì?   

Rồi thì từ đó, tự “tâm máy” sáng tạo ra đau khổ (suffering) để cho “máy Ta” trông tưởng giống như “người máy” thật?

Vì vô tình nhầm lỡ hay biết mà vẫn cố tâm xâm phạm chui vào cái túi da người?  

“Cái gì” có chủ quyền chui vào, chui ra mà không xin phép cái túi da đó?  

“Đứa nào” kém thông minh đã sáng chế, cấu tạo ra cái túi da người đần độn, xấu xí, dơ bẩn với nhiều trở ngại, yếu đuối không bền lâu đó để rồi tự chính nó hay ai đó biết như vậy mà cũng cứ cố tình chui vô, chui ra rồi thì rên lên vì sung sướng cũng như rên rỉ vì bị đau khổ, rồi thì nó cố công đi tìm phương cách thoát thân, giác ngộ?

Vì nhân loại được cấu tạo vô thập toàn, nhân sinh bây giờ cũng mới nhận ra là “tạo hóa” cũng không hoàn toàn. Cho nên con người trở nên thông thái, nhất là sáng dạ, khôn ra hơn tổ tiên thuở xưa. Nhân sinh bây giờ vì quá văn minh tiến bộ nên cố tâm cướp quyền tạo hóa để tự cải tiến chính mình. 

Càng văn minh, con người càng không còn bị ràng buộc trong vòng tiến hóa (evolution) để thích hợp với thay đổi của thiên nhiên như những chúng sinh vật khác trên trái đất nữa. Chúng ta trở nên “chậm tiến hóa tự nhiên” và tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khoa học nhân tạo để thăng tiến và sống còn như “người” khỏe mạnh và hạnh phúc.

Trên thực tế, chúng ta đã ở ngoài cương tỏa của cái vòng “tiến hóa thiên nhiên” này từ hơn cả ngàn năm rồi cho nên chúng ta không còn “tiến hóa tự nhiên” nữa mà đã biết dùng trí thông minh và văn minh khoa học lẫn y học để tiến hóa tùy tâm ý?

Tưởng cũng nên bàn qua một chút về cái bản mặt của con người (văn chương Hán Việt, văn hoa gọi là bản lai). Khác với chế tạo ra cái máy, con người khi chế tạo ra người máy thì họ bắt đầu chú trọng đến khía cạnh thẩm mỹ, cái khuôn mặt của máy làm sao cho nó đẹp giống như người với tai, mắt, mũi, miệng, nhưng chưa cần chế ra cái lưỡi không xương lắt léo. 

Chúng ta sáng tạo người máy qua hình ảnh của chính chúng ta cũng như chế tạo ra computers qua lối suy nghĩ logic trong não bộ của con người dĩ nhiên là với mục đích để phục vụ nhu cầu văn minh của chúng ta, chứ không phải để người máy thờ phượng, vinh danh, van xin, cầu nguyện hay phải yêu thương, hy sinh, cúng dường đấng sáng tạo ra chúng nó. Đương nhiên, người máy dù thông minh, giống hệt như người cỡ nào cũng không được liệt vào giai cấp nhân loại hay chúng sinh.

Đối với con người, cái bộ mặt với ngũ quan rất quan trọng. Cái mặt là căn cước để nhận diện, độc nhất vô nhị của mỗi cá nhân.  Nó là diện mục của cái ngã độc tôn rất đặc thù (unique) của chúng sinh.

Thật vậy, nếu vứt bỏ cái mặt đi, hay cái mặt không có mắt, không có mũi, không có miệng thì tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ vô dụng và cũng không có nghĩa lý gì nữa. Những người quen biết ta, ngay cả người phối ngẫu và con cháu chúng ta sẽ không thể nhận diện được ta nếu ta không có cái bản mặt để đối chiếu.  

Không có mũi để thở, không có miệng để ăn, không có gương mặt để thương, không có bộ mặt để ghét… thì không có cái sự sống thú vị trên đời nữa. Cõi đời tạm bợ, vô thường này có thật sự đầy thú vị để cho chúng ta phải cố tâm “bảo vệ thể diện, sợ mất mặt”?

“Mất mặt” (mất cái ngã) theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là mất cái căn cước, mất cái tôi, mất cái thể diện để tự ái, sân, si? Cái mặt (diện mục) còn phản ánh tâm hồn (bản lai).

Hiện nay, những cái suy nghĩ vô minh phàm tục đầy chấp ngã này chưa “cần thiết” để được con người nghĩ tới và để bỏ nó vào tâm não AI của những người máy (robots). Cho đến cái ngày rất gần khi mà chúng ta luyến ái dục với người máy xinh đẹp hơn người đẹp chân dài. Người máy không cần trường túc vẫn bất chi lao hơn người dễ bị chi lao trên tình trường lẫn chiến trường.

Những sáng kiến thương mại để thỏa mãn cái bản chất sát sinh và ái dục bất thường của tâm người này chỉ bận tâm tham sân si của nhân sinh chứ không động tâm người máy vì người máy vô tâm, không biết đến hỷ nộ ái ố để khổ đau .  

Tuy được đề cập rất nhiều trong kinh sách Phật giáo nhưng cái Tâm quái gở này vẫn là một công án nan giải, một cái gì đầy kỳ bí, rất khó hiểu. Có thể, vì “tâm người” còn phan duyên, vọng động trong giới si muội, vì chấp ngã nên chưa thể an định ngụy tâm vì vậy mà “tâm ta” vẫn cố bám vào tâm vô minh cho nên chưa phát triển nổi trí tuệ để tri kiến được bồ đề tâm.

Tâm tự tạo hay được sáng tạo? Tâm vô sinh, vô diệt? 

Ta và Tâm tuy hai mà một hay Tâm và Ta tuy một mà hai?

Ta là Tâm hay Tâm là Ta?

Chuyện gì xảy ra nếu thân ta không có tâm ta hay tâm ta không có thân ta?

Và nếu không có Tâm, không có Thân thì Ta có không?

Vậy thì trước khi vũ trụ tái sinh, cái chi là bản lai diện mục của Ta?
 
Lê Huy Trứ 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm