Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/03/2013, 08:55 AM

Sơn ngàn thạc sĩ đi tu

Đang là cán bộ có uy tín, phẩm chất và khả năng ở một bộ, đùng một cái, Thạc sỹ lý luận về âm nhạc, được nước Australia cấp bằng, Nguyễn Trí Dũng cáo việc… đi tu.

Từ một người, ngày đôi buổi thuyết trình, bàn luận những điều sâu xa chuyên ngành về âm nhạc của xứ Tây và xứ Ta, chỉ thời gian ngắn, ông đã thích nghi được với cơm nắm, muối vừng cùng tiếng đọc kinh làm nhiều người, nhất là giới bạn bè kính phục. Và càng kính phục hơn nữa khi việc quy ẩn của ông không phải ở một ngôi chùa nào đó người ta vẫn thấy mà lại ở tận một hang núi tại miền sơn thẳm tỉnh Hòa Bình!

Đường đời một lối rẽ ngang

Thú thực, nghe chuyện ông Thạc sỹ chuyên ngành lý luận âm nhạc được trời Tây cấp bằng với luận án được đánh giá là xuất sắc bỏ đi tu, tôi không tin. Và lại càng không tin khi hỏi han thì biết ông là cán bộ có năng lực, đang có một chức vụ không nhỏ ở một bộ tương đối lớn, tính cách bình thường, đời tư chả có gì khuất tất và không có chút nào dấu hiệu bị coi là… bệnh tật cả.

Hỏi 10 người thì cả 10 bảo ông đi tu thật. Làm đơn, xin nghỉ việc rồi và cũng chả biết tu ở đâu. Có một người bạn thân ông, sau khi hỏi mãi mới bảo: Ông đang nhập cốc. Không muốn ai làm phiền mà hỏng đường tu đã định. Hiện ông đang tu tại QT của tỉnh Hòa Bình. Tôi đi tìm ông như một sự giải mã những tò mò. Hóa ra với cánh bạn bè, với những người ngày chém gió đôi bận ở quán bia vỉa hè để bàn chuyện thế sự âm nhạc thì không biết, chứ riêng người Hòa Bình lại rất rành về ông.

Người ta thấy lạ vì có một người lạ hoắc từ đâu đến đây từ năm 2008, dọn dẹp một chiếc hang có nhiều huyền thoại và nhiều điều sợ nhất trên núi để hương khói và gõ mõ tụng kinh vào hai cữ sáng chiều. Từ Thành phố Hòa Bình, con đường dẫn lên sơn cốc của Thạc sỹ, nay là tu sĩ Nguyễn Trí Dũng, như một sự thử sức người. Mấy đứa trẻ chỉ cái hang, mặt tỏ vẻ sợ sệt nói: Trước kia, chỉ có rắn thần ở, nay thì đến… ông ấy.

Gần năm rồi, từ bỏ cuộc sống nhân gian lên đây, bằng sức mình, Thạc sỹ Lý luận âm nhạc Nguyễn Trí Dũng đã tạo cho mình một cơ ngơi khá bề thế, sơn thủy hữu tình. Một con đường đất đỏ dẫn lên cửa hang, hai bên là rau xanh, là những thảm vừng – những món dành cho người tu luyện, mùa nào thức nấy. Giờ, chỉ còn gạo là ông phải mua, nhưng nhu cầu cũng không nhiều.

 Bằng sức lực của mình, Nguyễn Trí Dũng cũng đã có một chỗ để tụng kinh, niệm Phật

Bao kế hoạch “ứng phó” được hoạch định trong đầu nhưng khi gặp ông thấy đó là sự thừa thãi. Vẫn một trạng thái bình thường, vẫn một sự thận trọng khi phát ngôn đã trở thành thứ mặc định của một con người đã có cả nửa đời làm lý luận.

Ông bảo, từ ngày ông lên đây nhập cốc, chuyển khẩu phần đột xuất, chỉ cơm nắm muối vừng nhưng thấy thể trạng chẳng hề hấn gì. Hình như ngoài âm nhạc, thứ trời cho đời ông thì nay ông còn khám phá mình có khả năng thích ứng rất nhanh với kiếp tu hành. Có thể đây cũng là thứ lộc trời cho ông chăng?

Sinh năm 1953 tại miền quê lúa Thái Bình, nông dân thực thụ nhưng trời phú cho ông khả năng âm nhạc. Năm 1976, ông lao đơn vào Trường Trung cấp Nhạc họa Thể dục Trung ương đỗ ngay tắp lự. Sau một thời gian học hành, ra trường, với những khả năng vốn có, ông được Trường Sư phạm Việt Bắc mời về làm giảng viên. Những năm này, Thái Nguyên, nơi trường trú chân vẫn hoang sơ và nghèo đói. Ngoài cơm, măng luộc chấm muối thì thầy trò ông còn cách chống đói bằng… uống nước trà đặc. Thứ này ở đây nhiều, vừa dễ kiếm, vừa có tác dụng chống đói lại thêm sự tỉnh táo để dạy dỗ học trò.

Với quan điểm sống thích gì là đi đến cùng, vừa dạy, vừa chiêm nghiệm; đọc và học thêm, năm 1984, khi thấy “cơ số” kiến thức của mình đã “đu đủ”, ông tiếp tục nộp đơn thi vào Khoa Lý luận của Nhạc viện Hà Nội. Ai cũng lo cho ông và mong ông đủ điểm đỗ. Nhưng với tố chất, ông đã đậu thủ khoa của trường. Ra trường, với cái học bạ và bằng tốt nghiệp đỏ, ông đã được một bộ nọ đặc cách lấy về làm cán bộ.

Tại bộ này, ông vừa làm, vừa học. Thấy ông có khả năng, sau khi “bó đũa chọn cột cờ”, ông đã được lãnh đạo bộ này cử sang Australia du học. Với luận văn xuất sắc được bảo vệ thành công, làm rạng danh nhóm người Việt đi học lúc bấy giờ, ông về, lại được bộ nọ đón nhận và phân cho một vị trí không đến nỗi xoàng với những người có khả năng như ông!

Bụi trần… nhập động!

Ông bảo, không biết người ta đi tu như thế nào nhưng với ông đi tu là để cho tâm hồn thanh thản và đi tu là để thử sức mình với cái duyên trời phú thứ hai sau âm nhạc. Ông không chạy trốn sự đời, không tu để cứu rỗi đời mà tu là để tìm đến những bản ngã thực chất của cuộc đời và một lần nữa để tìm tòi khả năng thích nghi của đời mình.

Ngoài âm nhạc, ông bảo mình còn có duyên với phật. Cuộc đời ông có 2 kỷ niệm không thể quên được về cái duyên tiền định này. Lần đầu tiên, ấy là khi ông thi đỗ Nhạc viện Hà Nội. Ngày ông thi đỗ, một ông sãi ở chùa đã đem mừng hai bức tượng phật nhỏ, bố ông đem về cho ông. Hành trang đi học ngày ấy của ông, ngoài 2 bộ quần áo, ít gạo, tiền mẹ cho thì còn là 2 bức tượng phật này.

Từ ngày có 2 bức tượng ấy, chiêm nghiệm ông thấy rất nhiều điều may mắn đã đến với mình. Sinh viên thời ấy đói, đã có lần không còn cái gì có thể bán ra tiền, ông định đem 2 bức tượng ấy đi bán. Đã có gã buôn đồ cổ trả đến 4 chỉ vàng (năm 1984) nhưng không hiểu sao mỗi lần như vậy lại có cái gì mách bảo ông không bán. Thế là ông giữ lại như bảo bối đời mình, sang Australia du học, ông cũng mang theo.

Kỷ niệm thứ hai về duyên với phật của ông là lần ông được một bạn thân rủ vào chùa. Lâu nay chùa chiền vốn xa lạ với đời ông, nhưng nể bạn quá nên ông đi. Chùa hôm đó giảng Kinh Phật, thấy lạ, ông tìm đến nghe. Khi về, lạ thay, ông nhớ hết những gì mà người ta giảng giải. Người bạn đi cùng đã hết sức kinh ngạc vì theo cậu ta cho biết đã đi nghe giảng Kinh Phật đến 3 năm nhưng không thể hiểu nghĩa là không giác ngộ được.

Vun vén cuộc sống đời thường nhộn nhịp chốn Thủ đô, ông lên đây. Để có chỗ nhập cốc này là cả một thời gian dài chuẩn bị của ông. Ông đã đi khắp nơi để tìm chốn thiền như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Sơn La, Điện Biên... Nhưng khi khám phá ra được chiếc động này, ông đã thấy nó hội tụ đủ các điều kiện như lời Phật dạy: Trong hang đá có tiếng động nhưng không có tiếng vang.

Nghĩa là khi ta tạo ra âm thanh gì đó trong hang động mà tiếng động này không đập vào vách đá dội lại. Thứ hai là nơi đó phải có những nhũ đá gõ vào kêu vang như chuông. Thứ ba là giữa hang đá phải đào được vật lạ. Thứ tư là giữa hang phải có cây cỏ rạp xuống một cách tự nhiên – nơi này từng có các bậc thánh nhân ngồi. Thứ năm, trong hang phải có rắn thần. Và điều kiện cuối cùng là nơi thạch thất đã từng có loài ấu trùng to lớn sinh sống hoặc mãnh thú ở.

Ông Dũng kể, từ ngày lên đây luôn vui thú với khung cảnh yên bình, cầu kinh niệm Phật chẳng muốn đi đâu cả. Thỉnh thoảng gia đình có việc, ông về quê thăm bố mẹ. Từ mùa đông gió rét cho đến những ngày hè nóng nực, cả những đêm mưa không ngớt cũng chỉ mình ông ở lại sơn cốc và cũng chỉ có hai bộ quần áo mỏng để thay đổi. Ông đi tu theo trường phái mật tông. Nơi tu hành của ông đồ đạc đều rất giản tiện: vài cái xoong, thùng gạo nếp và muối vừng. Từ năm 2005 đến nay ông ăn chay.

Từ ngày đi tu rời xa chốn hồng trần, ông thấy lòng mình thật thư thái. Ngày 3 lần tụng kinh gõ mõ; rảnh rỗi thì trồng rau, trồng hoa quanh vườn. Sắp tới, ông sẽ nhập cốc để tu hành trong suốt 4 tháng và sẽ không tiếp xúc với bên ngoài.


 
Tác giả: Đơn Thường/Nguồn: CAND
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm