Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 11/05/2015, 09:23 AM

Sóng biển, sóng lòng...

Nửa ngày nắng gió giữa nghìn nghìn người, mệt nhoài, song về vẫn còn lâng lâng trong lòng. Dân biển chúng ta đã trừng mắt nhìn ra biển lớn, nhiều nắm tay đã giơ lên: biển này là của cha ông chúng tôi, của chúng tôi.

Tôi sống ở thị trấn Giá Rai, một vị trí ngã ba cách đều ba địa danh cùng xấp xỉ 30 km: thành phố Bạc Liêu, Tp.Cà Mau và thị trấn biển Gành Hào. Đường đến cửa biển Gành Hào theo một hương lộ số 19, băng ngang những cánh đồng tôm và ruộng muối, đến cửa ngõ thị trấn đầy phi lao vi vút. Chung huyện Giá Rai xưa (nay thì Gành Hào đã là huyện lỵ huyện Đông Hải), song ít có cơ hội thăm thú vì khoảng cách như thế cũng hơi xa một chút.

Năm 2012 tôi có một cơ hội qua đó đã để lại kỷ niệm khó quên: được mời chính thức tham dự lễ hội nghinh ông tại Gành Hào! Thức sớm, vào mạng lướt nhanh nắm thông tin về lễ hội, và chuẩn bị lên đường bằng chiếc xe gắn máy 50cc Dame mà tuổi đời của nó ngang ngửa tuổi của tôi. Băng băng qua cánh đồng tôm mênh manh, qua Long Điền, Điền Hải... sáng sớm đã đến cửa ngõ thị trấn biển, đã thấy không khí tấp nập khách xa gần, loa phóng thanh vang vang, và rất nhiều áp phích biểu ngữ chào đón.
 
Trung tâm diễn ra nghi lễ nghinh ông là lăng thờ cá Ông gần bãi biển. Đông nghịt bà con dân biển đã tề tựu ở đấy, quan khách chỉnh tề chờ đợi sự kiện lớn sắp diễn ra. Sau rất nhiều nghi thức có tính tâm linh, màn văn nghệ đậm đà có cả sự góp mặt của nữ danh ca Cẩm Tiên đến từ Tp.HCM, đến phần trình diễn đặc biển của học trò lễ.

Khung cảnh triều đình Việt thời xưa như được tái hiện sống động trong hoạt cảnh công phu: quan văn võ, binh sĩ và thần dân Việt thực hiện nghi thức triều bái nhịp nhàng, mạnh mẽ trong âm vang hùng dũng của các loại nhạc khí, sáng ngời gươm giáo hướng lên trời cao. Khói hương nghi ngút. Bà con phủ phục khấn nguyện Ông phù hộ mùa hải sản bội thu, thời tiết thuận lợi, quốc thái dân an. Tôi không biết có bao nhiêu người tham dự màn cầu khấn uy dũng này, vì quá đông. Ấn tượng mạnh mẽ, khó quên. Trong bối cảnh tình hình biển đảo đã có sóng to gió lớn vang vọng từ các kênh truyền thông đốt nóng lòng người, quang cảnh đầy hùng khí của những con dân đất Việt phương Nam trong nghi thức triều bái thể hiện hồn thiêng sông núi thật sự không thể nào quên, có thể có nước mắt ai đó đã lặng lẽ tràn mi, không phải vì buồn tủi, đấy là dòng lệ của lòng ái quốc khi được chạm không khí thiêng.

Đúng giờ, trùng trùng người dân biển trong mọi sắc màu bộ hành ra cảng, dẫn đầu là đoàn quan quân Việt trong sắc phục ngày xưa. Thị trấn vào hội, già trẻ lớn bé ra trước nhà ngênh đón đoàn diễu hành ngang qua với chiêng trống ầm vang một chốn, cờ xí rợp trời. Bến cảng với hàng trăm chiếc tàu cá hiện ra, rất đông bộ đội biên phòng và lực lượng an ninh được bố trí ở đấy để giúp bà con lên những chiếc tàu cá, chờ giờ dong ra biển lớn. Tôi leo được lên một chiếc tàu sơn màu xanh rất đẹp, tay néo dây thừng, dõi mắt nhìn khung cảnh lạ xung quanh. Tiếng máy lần lượt vang lên, bạn cứ tưởng tượng xem: dộng cơ của mấy trăm tàu cá công suất vừa và lớn cùng nổ vang rền! Những chiếc tàu từ từ tách bến, chạy một đoạn ngắn qua phần cuối cùng của thị trấn, hòa vào biển Đông.

Những chủ tàu và thủy thủ đã thủ sẵn trên tàu mình chiêng trống, không có thì dùng đủ thứ vật dụng bằng kim loại, họ “tấu nhạc” vang trời, lại có tiếng hò reo. Phu nữ thì thắp hương lên trước mũi tàu, cầu nguyện Ông, chờ đón Ông về lăng. Song không khí đã cho thấy một thông điệp hơn thế, không chỉ là nghinh Ông, nghinh một loài cá thiêng trong tâm linh dân biển, mà là cất lên tiếng nói của lòng ái quốc trước sóng biển hung hăng ngoài kia ngày đêm dày xé ruột gan dân biển. Tôi miên man nghĩ như thế trong khi không ngừng dõi mắt bao quát đoàn tàu không lồ di chuyển với tốc độ chầm chầm ra biển khơi. Bất cứ kẻ thù nào, lớn hay bé, đụng đến biển chúng ta, đảo chúng ta, có lẽ nên một lần tham gia đoàn nghinh ông như thế này, trên biển Việt. Không phải là tàu tàng hình, tiềm thủy đỉnh, hay tên lửa bờ hiện đại đắt tiền, sức mạnh ngàn đời của Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Nam... nằm ở những đoàn tàu như thế này, trải dài từ vịnh Hạ Long đến mũi Cà Mau, với thủy thủ đoàn mình trần, đôi tay gân ruốt, ánh mắt ngời ngời lòng yêu nước, yêu biển được truyền lại từ cha ông.

Đoàn tàu trở về khi trời đã nắng nhiều, khi người chủ lễ xin được “tín hiệu” tâm linh rằng Ông đã về, ngự cùng đoàn tàu trở về lăng. Cửa biển Gành Hào chờ đón, bà con ra bãi biển vẫy tay...

Nửa ngày nắng gió giữa nghìn nghìn người, mệt nhoài, song về vẫn còn lâng lâng trong lòng. Dân biển chúng ta đã trừng mắt nhìn ra biển lớn, nhiều nắm tay đã giơ lên: biển này là của cha ông chúng tôi, của chúng tôi.

Đấy, lễ hội nghinh Ông ở Gành Hào đã diễn ra như thế, đầy uy dũng là thiêng liêng.

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm