Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/03/2017, 14:12 PM

Sống đơn giản

Kinh dạy, ta thường cho rằng con người là quan trọng hơn, cao cả hơn những loài sinh vật khác. Nhưng thật ra, con người được làm bằng những yếu tố không phải con người, cho nên muốn bảo vệ con người, ta cũng phải bảo vệ tất cả những yếu tố khác không phải con người. Đó là bảo vệ sông, núi, cây cỏ, môi trường sống xung quanh chúng ta. 

Một thiền sư nổi tiếng người Việt Nam, kể lại câu chuyện về ý thức bảo vệ thiên nhiên của người dân tộc mà thiền sư có dịp tiếp xúc. Câu chuyện đại ý: Năm 1951, thiền sư cùng vài tu sĩ đến ngọn núi ở khu vực Đại Lão, thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam để xây dựng trung tâm tu thiền. Vì không quen địa hình và công việc liên quan đến xây dựng nên thiền sư đã nhờ một số người dân tộc giúp đỡ. 

Những người dân tộc được thuê, làm việc rất chăm chỉ. Nhà sư rất biết ơn về sự trợ giúp của họ. Điều lạ, sau khi làm việc được ba ngày, họ không đến nữa. Vì không có sự giúp đỡ của họ, công việc xây dựng bị ngừng trệ. Thiền sư đi tìm gặp và hỏi tại sao họ không đến giúp. Họ nói: "Tại sao chúng tôi phải quay lại làm sớm? Các thầy đã trả đủ tiền để chúng tôi sống trong một tháng rồi. Chúng tôi sẽ trở lại khi chúng tôi hết tiền mua gạo".
 
Nhiều người chỉ trích cho rằng người dân tộc rất lười biếng. Họ lập luận, người dân tộc sẽ sống cuộc sống hạnh phúc và thoải mái hơn, nếu họ chăm chỉ làm việc. Nhưng thiền sư lại đánh giá cao sự khôn ngoan của người dân tộc. Đó là lối sống trí tuệ, hơn hẳn quan điểm sống của những người đang đắm mình trong đầy đủ tiện nghi và giàu có.

Người dân tộc sống đơn giản. Họ không dự trữ nhiều thức ăn, không có tài khoản ngân hàng. Nhưng họ thanh thản và bình an. Trong khi, chúng ta đã phải lao tâm khổ tứ để tìm kiếm hạnh phúc và tiện nghi hưởng thụ. 

Một số người luôn nghĩ rằng họ cần nhiều nhà, nhiều đất để có cuộc sống hạnh phúc. Một căn nhà lầu ở thành phố để tiện đi làm, một biệt thự ở thôn quê để nghĩ dưỡng và vài miếng đất để phòng thân. Thực tế, nếu sở hữu một ngôi nhà sang trọng, chúng ta cũng hiếm có thời gian để thưởng thức chúng. Ngay cả khi có thời gian, nhiều người lại không biết cách làm thế nào để ngồi thanh thản. 

Một số người luôn luôn tự tìm phút giây thanh thản thông qua những cuộc vui ở nhà hàng, rạp hát, tiệc tối hoặc kỳ nghỉ, nhưng thực tế lại làm cho mình mệt mỏi nhiều hơn. Ngày nay, chúng ta đi đến một quán cà phê hoặc vì công việc, dự án kinh doanh, hoặc đơn giản là ta đang buồn. Ít người đến quán cà phê để ngồi, cảm nhận được bản thân mình đang thưởng thức ly cà phê ngon mà mình đang có. Sở hữu một căn nhà nhưng hầu như không có thời gian để sống trong ngôi nhà đó. Ăn vội vã, đến nơi làm việc vội vã, trở về với trạng thái mệt mỏi. 

Trong khi đó, người dân tộc thanh thản trong căn nhà tre lợp bằng lá cọ và giặt quần áo bằng tay. Họ từ chối nô lệ của cuộc sống hiện đại. Nhưng họ không phải dành thời gian, tiền bạc để đi khám những căn bệnh liên quan đến stress. Người dân tộc trồng thực phẩm cho gia đình và trao đổi với người khác. Người dân tộc không làm tổn hại đến thiên nhiên. Họ sử dụng lượng gỗ đủ để xây dựng nhà ở, khai phá đủ quỹ đất để trồng cây.

Bởi lối sống đơn giản, họ đã không tàn phá tài nguyên thiên nhiên, không gây ô nhiễm bầu không khí, nguồn nước và đất. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đều bị dân làng phạt thông qua các quy định của buôn làng. Ngày này, người hiện đại cũng phải biết học nét đẹp từ người dân tộc.

Phật tử cần vận dụng lời dạy của Phật vào cuộc sống hàng ngày. Một trong những bản kinh Phật dạy chúng ta về ý thức bảo vệ môi trường là kinh Kim Cương. 

Kinh Kim Cương bắt đầu bằng câu hỏi của thầy Tu Bồ Đề: “Nếu người con trai và con gái nhà lành nào muốn phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác thì nên nương tựa vào đâu và làm sao để điều phục được tâm mình?” Ý lời dạy của kinh là thầy Tu Bồ Đề thưa Phật: “Nếu con muốn đem hết cả tấm lòng để bảo vệ sự sống thì con phải sử dụng những phương pháp và những nguyên tắc nào?”

Phật trả lời: “Ta phải đưa tất cả các loài chúng sinh đến Niết Bàn tuyệt đối để tất cả đều được giải thoát. Giải thoát cho tất cả chúng sinh mà kỳ thực ta không thấy có một chúng sinh nào được giải thoát cả. Nếu chúng ta còn kẹt vào ý niệm ngã, nhân, chúng sinh và thọ giả thì ta không phải là một vị Bồ Tát đích thực”.
 
Kinh dạy, ta thường cho rằng con người là quan trọng hơn, cao cả hơn những loài sinh vật khác. Nhưng thật ra, con người được làm bằng những yếu tố không phải con người, cho nên muốn bảo vệ con người, ta cũng phải bảo vệ tất cả những yếu tố khác không phải con người. Đó là bảo vệ sông, núi, cây cỏ, môi trường sống xung quanh chúng ta. 

Nếu ta hiểu được con người không có ngã thì ta sẽ thấy là khi ta chăm sóc cho môi trường, tức là những yếu tố không phải con người, tức là ta đang chăm sóc cho con người. Ta cần phải tôn trọng và bảo vệ các loài khác để ta còn có cơ hội sống sót. Muốn cho con người thật sự được khỏe mạnh và hạnh phúc, ta phải biết cách chăm sóc cho các loài khác và chăm sóc cho môi trường.

Bến Tre, ngày 21 tháng 3 năm 2017
Hoàng Phước Đại - Đồng An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm