Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/04/2014, 16:52 PM

Sống và đọc, học và tu

Đạo Phật đề cao tứ trọng ân, vì con người không thể tồn tại như một cá nhân đơn lẻ, mà ngược lại con người sống cần có cộng đồng xã hội, nên chúng ta biết và chịu ơn tất cả mọi người trong cuộc sống, đặc biệt là các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cuộc đời và tuổi trẻ

Cuối tháng 2, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký quyết định công bố ngày 21/04 hàng năm là ngày toàn dân Việt Nam đọc sách. Trải qua mọi thời đại, sách không chỉ là người bạn giúp sĩ tử thi đỗ trạng nguyên làm quan trong thời phong kiến, mà nay sách vẫn còn là người bạn quý khỏa lấp nỗi cô đơn của con người trong nhịp sống hiện đại hối hả, và sách mang lại tri thức giúp con người biết đúng sai rồi tiến bộ, xã hội từ đó được văn minh phát triển.    
 
Từ đó đến nay, mọi người dân trên thế giới đều đọc sách, trẻ em chưa đến trường đã đọc sách tranh, người về hưu vẫn chăm đọc. Và những người trẻ cũng cần nuôi dưỡng cảm hứng đọc sách trong cơ quan và trường học, dù họ bận rộn như thế nào.

Đó là ý nghĩa vì sao Ngày hội sách VN được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám 4 năm nay, và vì sao Chính phủ Việt Nam công nhận ngày sách Việt Nam 21/04 hàng năm là ngày tôn vinh tri thức và văn hóa đọc.
 
Văn Miếu Quốc Tử Giám được biết đến là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, từ khi Thái hậu Ỷ Lan kiến thiết nước nhà theo đường lối “hưng Phật dựng Nho”.

Ông cha ta thường đọc sách thánh hiền, để thi đỗ trạng nguyên làm quan trong triều, tiếp nối truyền thống tiến thủ tốt đẹp đó, nhiều doanh nhân trẻ đã thành tựu được sự nghiệp vững vàng nhờ việc chăm chỉ đọc sách dạy kĩ năng kinh doanh, cũng như nhiều người dân bình thường đã tìm thấy hạnh phúc, an bình đích thực vì họ đã đọc sách viết về giáo lý nhà Phật. Xã hội Việt Nam đang hướng đến hạnh phúc và văn minh nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của thói quen đọc sách.
     
Nếu việc đọc sách thiết thực đối với đời sống như thế nào, điều đó cũng tương tự với việc học kinh Phật trong sách quan trọng đối với cuộc đời người tu Phật. Hòa thượng Thích Thanh Từ đã dạy đệ tử về câu đối trong chùa Xá Lợi rằng: “Việc tu và việc học cần tinh tấn thực hiện song song với nhau, học mà không tu là đãy sách, tu mà không học là tu mù”. 
 
Bởi suy nghĩ là đôi mắt, hành động như đôi chân, người tu Phật có đi đúng vào Bát Chánh đạo hay không, phụ thuộc không ít vào tâm thức được điều hòa nhờ vào việc học sách Phật. Tăng Bảo là mô phạm làm gương cho mọi người, vì vậy các quý Thầy luôn có 3 - 4 tủ sách lớn trong chùa, cho nên mọi người kính trọng các quý Thầy mà học tập thói quen đọc sách từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, những người chăm đọc sách như các Thầy luôn được kính trọng và đáng học tập theo.
     
Chúng ta quý kính và học theo nếp sống luôn biết tri ân của nhà Phật:
  
“Thiên địa phú tái chi ân, nhật nguyệt chiếu lâm chi đức, đại vị đỉnh lễ A Di Đà Phật”.
“ Quốc gia xã hội chi ân, thủy thổ thuần dụng chi đức, đại vị đỉnh lễ A Di Đà Phật”.
    
Đạo Phật đề cao tứ trọng ân, vì con người không thể tồn tại như một cá nhân đơn lẻ, mà ngược lại con người sống cần có cộng đồng xã hội, nên chúng ta biết và chịu ơn tất cả mọi người trong cuộc sống, đặc biệt là các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cuộc đời và tuổi trẻ để chiến đấu và chiến thắng oanh liệt trong trận Điện Biên Phủ 7/05/1954, họ đã góp phần kiến tạo nên nền hòa bình độc lập tự do cho Tổ quốc, thế hệ đi sau như chúng ta được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy.
    
Vậy nên, để xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ đi trước, trách nhiệm của những người con Phật nói riêng, và của mỗi người công dân Việt Nam nói chung đối với Tổ quốc, đó là việc trau dồi kiến thức và làm việc hiệu quả để xây dựng đất nước giàu đẹp hơn, vững mạnh hơn.
     
Đó là ý nghĩa của những màn giao lưu và tuyên truyền sách của các đơn vị công ty sách, thư viện, nhà xuất bản trong ngày Sách Việt Nam, đều có tiết mục văn nghệ tôn vinh chiến thắng Điện Biên Phủ, đó là những lời ca tiếng hát dạt dào cảm xúc và những hình ảnh người lính bịn rịn chia tay gia đình để chiến đấu và hi sinh anh dũng trên chiến trường.

Kí ức hào hùng sống lại trong không gian Văn Miếu Quốc Tử Giám linh thiêng hào hoa nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc, màu áo lính thân thương thấp thoáng bên trang sách nhỏ, quá khứ và hiện tại giao thoa. 
 
Chắc hẳn trong lòng mỗi bạn trẻ đều thổn thức “Những người lính trong thời chiến có lẽ cũng trạc tuổi chúng ta bây giờ, vậy mà họ không có được tuổi trẻ tự do lựa chọn và trau dồi học hỏi như thanh niên thời bình, họ đã chấp nhận lìa xa gia đình để chiến đấu với ngoại xâm và mang lại hòa bình cho chúng ta thời nay được tận hưởng tự do và hạnh phúc. 

Trong thời bình, xã hội mới có thể tổ chức một lễ hội đọc sách cho người dân được trọn vẹn sống theo nếp văn minh của thế giới, thanh niên trẻ chúng ta cần chăm chỉ trau dồi kiến thức áp dụng vào cuộc sống, để mà tuổi trẻ được cống hiến tri thức cho nước nhà; chỉ có như vậy, sự tồn tại của thanh niên thời bình mới xứng đáng với sự hy sinh của thanh niên thời chiến”
                                                                   
Nguyễn Thùy Dương

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm