Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/08/2016, 10:27 AM

Sri Lanka: Lễ hội rước Xá lợi Răng Phật

Lễ hội rước xá lợi răng Phật - Esala Pehera ở Vương quốc Phật giáo Sri Lanka kết thúc thành công viên mãn vào hôm thứ Năm 18/08/2016.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Sri Lanka, cư sĩ  Maithripala Sirisena nhấn mạnh rằng: “Dân tộc Sri Lanka chúng ta đã thừa hưởng giá trị nhân văn đạo đức thanh cao, vì truyền thống văn hóa tự hào của quốc gia dân tộc chúng ta đã hình thành và phát triển với triết lý Phật giáo.

Tài sản quý báu vô giá của chúng ta có thể cung cấp cho thế giới khi đối mặt với thách thức khó khăn chính là Phật giáo . . .”.

Tổng thống trao giải thưởng cho các nghệ sĩ phục vụ lễ hội rước xá lợi răng Phật - Esala Pehera.
 
Lễ hội rước xá lợi răng Phật - Esala Pehera là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất ở Vương quốc Phật giáo Sri Lanka. Đây là lễ hội thường niên được tổ  chức tại cố đô Kandy, cách thủ đô Colombo 130 km. Gần 100 chú voi lực sĩ hùng dũng và hàng trăm nghìn đội biểu diễn múa hát phục vụ trong suốt thời gian lễ hội. Mục đích của Lễ hội nhằm tôn vinh một trong tứ Quốc bảo mà người dân Sri lanka luôn tự hào và cũng để công chúng chiêm ngưỡng, lễ bái xá lợi Phật Nha (Răng Phật).

Tín ngưỡng xá lợi và truyền thống xây bảo tháp phụng thờ xá lợi được phổ biến khắp trong thiên hạ, có thể nói là nhờ công lao của Đại Hoàng đế Ashoka (A Dục Vương), vị Minh quân Đại Hộ pháp (trị vì Ấn Độ từ năm 273 đến 232 trước kỷ nguyên Tây lịch), trong tích truyện Ashoka chép rằng: “Bấy giờ Đại Hoàng đế Ashoka đến chùa Chỉ Kê Đầu Ma, nhà vua đến trước Thượng Tọa Da Xá chắp tay bạch rằng: Tôi nay phát nguyện tạo dựng tám vạn bốn nghìn (84.000) Bảo tháp trên khắp cõi Diêm Phù Đề. Thượng Tọa đáp lời: Lành thay, lành thay.... Đại Hoàng đế Ashoka trở về cung lệnh làm tám vạn bốn nghìn hòm báu, dùng vàng bạc châu báu để trang trí, trong mỗi hòm báu đều để một viên Xá lợi, sau đó lại làm tám vạn bốn nghìn bình sứ để đựng đồ bảy báu, lại làm tám vạn bốn nghìn Bảo cái, tám vạn bốn nghìn hoa xếp bằng lụa để làm vật trang nghiêm, cứ một hòm xá lợi giao cho một vị Da Xoa, sai đem đi đến khắp nơi trong cõi Diêm Phù Đề. Cứ nơi nào đủ một ức người thì tạo một Bảo tháp...” và từ duyên lành này xá lợi tháp được tạo dựng khắp trong thiên hạ.
 
Năm phần sinh thân xá lợi của đức Phật được tôn thờ ở các nơi như: chiếc răng xá lợi Phật thứ nhất được tôn thờ nơi Bảo tháp tại cung trời Đao Lợi do Vua Đế Thích thỉnh về, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn chép: “đức Phật nhập Niết Bàn, sau khi hỏa táng trà tỳ xong, Đế Thích Thiên vua của cung trời Đao Lợi cầm bình thất bảo (bảy báu) và các phẩm vật cúng dường, đến nơi đức Phật trà tỳ, trong phút chốc thì lửa liền tắt, Vua Đế Thích mở nắp Kim Quan của Phật, muốn thỉnh xá lợi răng Phật, Ngài A Na Luật liền thưa với Đế Thích rằng: Ngài đừng tự mình thỉnh, mà hãy chờ đại chúng lại phân chia. Vua Đế Thích nói: Trước đây đức Phật  có hứa cho ta một chiếc răng xá lợi, vì vậy nay ta đến lấy, nên lửa liền tắt. Đế Thích nói xong liền lập tức mở Bảo quan, lấy chiếc răng xá lợi trên hàm trên của Phật và về cung trời Đao Lợi xây tháp phụng thờ cúng dường.
 
Chiếc răng Xá Lợi Phật thứ hai được tôn thờ tại Bảo tháp ngôi đại già lam cổ tự Sri Dalada Maligawa, thành Phố Kandy, Sri Lanka, Chùa nằm trong khu phức hợp cung điện hoàng gia của cựu Vương quốc Kandy, nơi các thành di tích của răng của đức Phật. Từ xa xưa, các di tích đã đóng một vai trò quan trọng trong nền chính trị địa phương bởi vì người ta tin rằng bất cứ ai nắm giữ di tích thì giữ được quyền cai quản đất nước. Kandy là kinh đô cuối cùng của các vua Sri Lanka và là một di sản thế giới chủ yếu là nhờ ngôi đại già lam cổ tự Sri Dalada Maligawa.
 
Chiếc răng xá lợi Phật thứ hai được xem là Quốc bảo của Vương quốc Phật giáo Sri Lanka, theo sách Phật Nha Sử chép: “Phật nhập Niết Bàn sau khi trà tỳ xong, còn lưu lại xương đầu xá lợi, hai xương cổ xá lợi và bốn chiếc răng xá lợi, trong đó một chiếc răng xá lợi được thánh giả Cách Mã gìn giữ. Sau đó thánh giả Cách Mã đem chiếc răng Xá Lợi giao cho vua nước Ca Tuấn Già là Đà Trì Bà La Môn cúng dường, năm 371 Tây lịch nước lân bang của Ca Tuấn Già muốn cướp Xá Lợi, gây chiến tranh với nước Ca Tuấn Già. lúc bấy giờ vua nước Ca Tuấn Già là Ca Ha Tắc Ngõa, vì sợ nước lân bang cướp mất, nên ra lịnh cho con gái là Hách Mạn Mạn Lệ đem răng Phật Xá Lợi đến Tích Lan. Bấy giờ vua Tích Lan Cát Trì Xích Lợi Di Văn Kiền thành tín Phật, được vật bảo vô giá, nên tại hoàng cung xây dựng một ngôi chùa để phụng thờ răng Phật xá lợi. Còn ra một sắc lịnh mỗi năm từ ngày mồng 01 đến ngày 12 tháng 04 là ngày quốc lễ răng Phật xá lợi”.

Lễ hội rước xá lợi răng Phật - Esala Perahera là minh chứng cho vẻ đẹp thuần khiết của Phật giáo nguyên thủy, ngày nay các nước trên thế giới đang được thừa hưởng nền phật giáo mà chúng ta vẫn thường gọi là Theravada (hay phật giáo Nam Tông, Phật giáo nguyên thuỷ, Phật giáo Trưởng Lão Bộ...) tất cả đều nhờ công gìn giữ và bảo vệ kinh sách viết trên lá bối, pháp học từ Sri Lanka. Sri Lanka có bốn quốc bảo mà bất cứ người dân nào khi nhắc đến cũng đều tự hào:

1. Xá lợi răng Phật được thờ tại bảo tháp đại già lam cổ tự Sri Dalada Maligawa thuộc cố đô Kandy. Đây là ngôi đại già lam cổ tự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với khung cảnh tuyệt đẹp với thảm cỏ và cây cối um tùm soi bóng bên mặt hồ.

2. Cây Bồ đề hơn 2500 năm lịch sử, sau khi Phật nhập diệt, Đại Hoàng đế Ashoka đã bày tỏ tâm cung kính của mình và lòng tôn trọng bảo vệ cây bồ đề tại Bồ đề đạo tràng. Vị Hoàng đế phật tử này đã sai con gái mình là công chúa mà sau này trở thành Tỳ-kheo-ni Sanghamitta chiết một nhánh phía nam của cây bồ đề mang qua Tích Lan (Sri Lanka) trồng tại thành phố cổ Anuradhapura suốt trong thời vua Devanampiyatissa trị vì. Nhánh cây bồ đề này vẫn còn xanh tốt cho đến ngày nay và trở thành một rừng Bồ đề vươn xa hàng mấy chục km. Cùng với việc cây bồ đề gốc tại Bồ đề đạo tràng đã bị hủy nhiều lần bởi nhiều thời đại sau đó, cây bồ đề tại thành phố Anuradhapura được tuyên bố trong lịch sử cây cổ nhất trên thế giới.

3. Ngôi đại già lam cổ tự Tuparama, là một trong những ngôi đại già lam cổ xưa nhất của Phật giáo tại Sri Lanka. Ngôi đại già lam cổ tự Tuparama được xây dựng trong thành phố cổ Anuradhapura vào thế kỷ thứ 3 trước kỷ nguyên Tây lịch dưới triều đại vua Devanmpiyatissa. Ngôi đại già lam cổ tự Tuparama này vẫn còn lưu giữ một mảnh xương vai phải của đức Phật.

4. Đại Bảo tháp Ruwanweliseya, được xem là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo và linh thiêng nhất trên toàn thế giới. Bảo tháp được xây dựng dưới triều đại của vua Dutugemunu vào năm 140 trước kỷ nguyên Tây lịch. Đại bảo tháp Ruwanweliseya là nơi lưu giữ hài cốt của các vị cao tăng đắc đạo ở Sri Lanka. Công trình này kết hợp độc đáo kiến trúc mang triết lý Phật giáo vì nhìn bề ngoài bảo tháp trông giống như hình bọt nước nổi lên, tượng trưng cho cuộc sống mong manh và vô thường của con người. Mái vòm đồ sộ tượng trưng cho đạo pháp vô biên và bốn mặt trên đỉnh tháp tượng trưng cho Tứ diệu đế và những vòng tròn đồng tâm tượng trưng cho Bát chính đạo (tám con đường thoát khổ và trợ giúp con người trên lộ trình đến giác ngộ).

Du khách thập phương hành hương chiêm bái vào dịp lễ hội rước xá lợi răng Phật tuyệt vời, ngoài chiêm ngưỡng những danh lam Thánh tích Phật giáo cũng như được cơ hội để trải nghiệm một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất thế giới.

Vân Tuyền (Nguồn: Colompo Page)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ phát hiện đầu tượng Phật ẩn trong bức tường của hang đá nổi tiếng ở Trung Quốc

Quốc tế 13:45 16/04/2024

Lần đầu tiên, các nhà khảo cổ tìm thấy hơn 80 đồ điêu khắc bằng đá tinh xảo, bao gồm đầu tượng Phật, bên trong các bức tường ở miền trung Trung Quốc.

Tết Bunpimay Lào 2567 tại tỉnh Khammoun

Quốc tế 14:45 13/04/2024

Với nhân dân các bộ tộc Lào thì đón ngày Tết trong tiết tháng Tư dương lịch 2024 - Tết Bunpimay năm 2567, lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn thịnh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, bình an cho con người.

Rà phá bom mìn, phát hiện 51 tượng Phật có niên đại hàng trăm năm

Quốc tế 12:01 08/04/2024

Trong quá trình rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, một đội rà phá bom mìn tình cờ phát hiện một kho lưu giữ 51 bức tượng nhỏ tại làng Kherng, huyện Phoukoud, tỉnh Xiengkhuang, Lào.

Ngôi chùa ở Malaysia và chiếc chuông đồng có bản đồ Việt Nam

Quốc tế 11:39 05/04/2024

Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã tổ chức lễ cúng tiến chuông đồng cho chùa Ti-Ratana Heights ở thủ đô Kuala Lumpur.

Xem thêm