Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 27/08/2017, 18:09 PM

Sư cô Thích nữ Chúc Như chùa Giác Viên tự, Bạc Liêu

Tới lui chợ Láng Tròn hàng ngày, chừng 6 cây số nhân 2, chú ý tấm biển nhỏ màu xanh có mũi tên bên phải trước khi đến chân cầu “Chùa Giác Viên – 2.000m”, vậy mà lần lữa mãi hôm nay mới thực hiện được tâm nguyện lễ Phật nơi ấy.

Men theo đường làng rải rác những mái nhà còn khó lắm của bà con một vùng quê, đồng lúa rì rào trĩu hạt ngay tầm mắt nhắc nhớ nhiều về quê ngoại tôi ngày xưa. Chỉ hai lần hỏi đường, với chú trung niên ngoài chợ vào rọc lá chuối bên vệ đường và em bé gái, tôi đã đến Giác Viên tự, bên kia con kênh nhỏ, qua một chiếc cầu – cũng nhỏ nốt, đương nhiên!
 
Khuôn viên đẹp, trong một phong thủy đặc biệt: mặt tiền – hậu là hai con kênh khép đất chùa như cù lao nhỏ. Chiếc cầu mặt hậu cheo leo nhẹ nhõm dẫn ra cánh đồng làng ấm êm gần tới ngày thu hoạch, xa xa thôn xóm... Tôi  được vị ni hướng dẫn tường tận và giới thiệu về lịch sử ngôi chùa cùng hoạt động phật sự.

Giác Viên đang có khóa tu một ngày, hàng trăm em nhỏ trong đồng phục thun, đủ lứa tuổi đang được hai quáy thầy trông nâu sòng hướng dẫn sinh hoạt trong hội trường, không khí sinh động, vui nhộn.

Phỏng vấn nhanh các cháu trong giờ giải lao tôi được biết Giác Viên tự duy trì khóa tu một ngày khá lâu, tập hợp học sinh phổ thông trong vùng và cả các cháu xa tận Tân Thành – Cà Mau. Có một số tình viên nguyện viên trong đồng phục màu tím dễ thương túc trực hướng dẫn và chia sẻ với các cháu, hình ảnh rất xúc động.
     
Vùng này còn khó lắm, kinh tế nghèo và dân trí thấp, trẻ em đang độ tuổi đến trường còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. “Nhìn tuổi trẻ đối lòng đi học và khi được ăn cơm chùa rất vui, chúng tôi phát tâm hình thành các khóa tu để hướng dẫn về Phật pháp đồng thời giúp các cháu cảm nhận đưc hơi ấm của tình người”, vị ni hướng dẫn tâm sự. Nhìn các em cao thấp lô nhô trật tự kinh hành gieo vào lòng tôi cảm xúc khó tả, nhiều cháu có tật, nét thiếu thốn tinh thần vật chất hằn trên nét mặt trẻ thơ, cùng chúng bạn di chuyển như vòng kết nối bao dung, “nhiều cháu về nhà khó quên tình cảm của anh chị tình nguyện viên hướng dẫn và tấm lòng của nhà chùa”.

Tình nguyện viên đến từ chợ Láng Tròn – các em có khá hơn, có tấm lòng và thực tâm thiện nguyện. Những khuôn mặt sáng sủa, tươi tắn kề vai những bạn còn khó khăn, khó diễn tả bằng lời về xúc cảm...

“Cải gia thành tự”- tôi được nghe vị ni sẻ chia trong phòng dành cho giảng sư. Từ hoàn cảnh vất vả và thất học, nơi chôn nhau cắt rốn khốn khó, chủ nhân mảnh đất này phát tâm hiến đất cất chùa, lập chốn Tam bảo ở vùng xa... Chỉ tay về cánh đồng bên kia dòng kênh nhỏ, vị ni cho biết: “Có kế hoạch xây Chánh điện mới bên ấy”.
 
Còn bên chiếc cầu xinh xắn gắn biển tên “Quan Thế Âm”, khóa tu một ngày đang diễn ra dưới sự hướng dẫn của quý thầy đến từ đến từ TP.Bạc Liêu và Đồng Hải cùng tỉnh.

Trước khi ra về tôi đã được Sư cô Thích nữ Chúc Như tiếp. Vị trú trì tuổi đã 50 bộc bạch: “Trước vấn nạn xã hội, đạo đức xuống cấp, hoạt động phật sự hướng tới việc giải quyết các vấn đề nhân sinh là tâm nguyện của sư cô. Các khóa tu một ngày cũng như khóa tu mùa hè chính l điểm nhấn cho nỗ lực ấy. Nguồn lực vật chất được hỗ trợ từ các mạnh thường quân ở xa, có những vị tận TP.HCM, từ những quyển sách nhỏ quảng bá Phật pháp và sách thiếu nhi đến bộ tranh mười hai cửa ngục sinh động in rất tuyệt trên vải chống thấm. Tôi mạo muội nhắc đến nguyên tắc nhân văn của Phật giáo: “Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật” và quan niệm về hạnh phúc cho số đông, sư cô trú trì chia sẻ điều đó.

Tôi được sư cô trú trì đích thân tiễn ra bãi giữ xe. Vừa qua cầu nhỏ chưa bao lâu  gặp trận mưa rào và khi trú vội ở mái nhà đơn sơ bên đường tôi nhớ giọng Sư cô Chúc Như qua loa phóng thanh: Các con nhớ đến chùa vào ngày Vu Lan, có lồng đèn rực rỡ và nhiều phần quà. Tôi thấm thía giá trị thông điệp ấy với các  cháu bé của vùng đất nơi này...

Tôi đã được thêm một cánh thiệp cho mùa Vu Lan năm nay, từ Giác Viên tự ở khóm 13 phường Láng Tròn – thị xã Giá Rai – Bạc Liêu quê nhà...

Nơi ấy Sư cô Thích nữ Chúc Như thiết thực thực cúng dường chư Phật bằng nghĩa cử cụ thể, chia sẻ gáng nặng xã hội, giải quyết các vấn đề dân sinh thông qua các khóa tu gieo duyên đậm đà hương vị phật pháp và nhân văn.

Thầm vui khi hình dung ánh mắt các cháu nhỏ lúc nhận được những chiếc lồng đèn trung thu “cùng nhiều phần quà” như sư cô trú trì hứa hẹn...

Chuyện như thế, ở Giác Viên tự.

Bạc Liêu, 27/08/2017

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm