Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 21/08/2014, 21:24 PM

Sự lũng đoạn của truyền thông và bài học trong công tác quản lý!

Bên cạnh đó là sự quản lý quá yếu kém của người điều phối mọi hoạt động của nhà mở Bồ Đề. Qua đây, vấn đề quản lý mảng từ thiện xã hội một cách khoa học được đặt ra một cách bức thiết đối với Giáo hội nói chung và các cơ sở nuôi dạy các đối tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ, mồ côi… nói riêng.

Nhân đọc bài: Vụ chùa Bồ Đề đưa chùa chiền lên truyền thông phê đấu lại bàn về sự lũng đoạn của truyền thông và bài học trong công tác quản lý!

Như chúng ta đã biết, trong hơn 300 năm qua, kể từ thế kỷ XVII tới nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học và kỹ thuật đã đưa loài người từ nền văn minh nông nghiệp - văn minh gốc tự nhiên hay truyền thống có vào khoảng 8000 B.C cho tới cuối thế kỷ XVII qua nền văn minh công nghiệp- văn minh gốc kỹ thuật, từ cuối thế kỷ XVII tới giữa thế kỷ XIX và cho tới ngày nay quá độ sang một nền văn minh mới đó là nền văn minh trí tuệ - văn minh gốc con người.

Và như vậy, trí tuệ (Intelligence) đóng vai trò trung tâm với năng lượng của nền kinh tế là thông tin. Trong nền văn minh này, nền kinh tế công nghiệp dần chuyển thành nền kinh tế thông tin. Quyền lực không còn phụ thuộc vào sức mạnh vật chất và của cải có trong tay mà phụ thuộc vào những nguồn tri thức nắm được.

Có thể thấy rõ sức mạnh của nguồn tri thức “nắm được” này, qua vụ việc hai bảo mẫu của chùa Bồ Đề là Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt bị công an thành phố Hà Nội bắt khẩn cấp về hành vi mua bán trẻ em vào ngày 03/08/2014.

Kể từ đây, sóng dậy đất bằng, mọi nguồn thông tin về chùa Bồ Đề mà người ta nắm được đã post lên mạng với mức độ chóng mặt, dày đặc, khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, hoang mang và phẫn nộ.

Trước một nghi án động trời là mua bán trẻ em tại nơi cửa Phật như thế, lòng dân hoang mang, lòng người ly tán là lẽ đương nhiên. Song, điều mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là cái cách mà chúng ta đối xử với đồng loại chúng ta trong tâm điểm của vụ án liên quan đến chùa Bồ Đề, trong khi chưa có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng.

Nào chuyện ăn uống, bệnh tật, sinh hoạt của các cháu, chuyện các mối quan hệ của nhà chùa, chuyện nhà thờ họ to tướng nơi nguyên quán và đỉnh điểm của nó là chuyện Ni sư Đàm Lan đi xe SH đầu không đội mũ bảo hiểm… đã được mọi người khai quật, đào bới và tung lên các trang mạng xã hội với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng mà không hề được kiểm chứng từ bất cứ các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin nào.

Điều này không chỉ khiến dư luận hoang mang, lòng tin của người phật tử bị dao động mà nó còn làm cho con người ta mất hẳn đi một điểm tựa về mặt tinh thần, một đối tượng giới đức để tôn thờ. Hệ lụy kéo theo nó là sự sụt giảm uy danh của Giáo hội, sự ngờ vực vào các giá trị miên viễn, tính nhân bản, nhân văn của đạo Phật, của đức Phật. Nhìn cái cảnh mùa Vu Lan thắng hội mà sân chùa, chính điện chùa Bồ Đề thưa thớt người lễ bái được cánh phóng viên tung lên mạng khiến người ta giật mình hoảng sợ cho thời đại thông tin bùng nổ, cho sự lũng đoạn đến vô cảm của truyền thông. Sợ cho lòng dạ hả hê của con người sau khi đã dìm, đã ném, đã vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết cho bằng được những sở đoản của chùa Bồ Đề, với chỉ một mục đích duy nhất là:

 “Làm cho trông thấy nhãn tiền
Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên”

Chỉ cần điểm qua các tờ báo lớn cho đến các trang thông tin mạng là đủ để hiểu và hình dung ra sự lũng đoạn của truyền thông xung quanh vụ việc bảo mẫu chùa Bồ Đề mua bán trẻ em. Họ quên mất rằng đằng sau Ni sư Đàm Lan là cả số phận của hàng mấy trăm con người, họ quên rằng đằng sau Ni sư Đàm Lan còn có gia đình, dòng tộc, con cháu…liệu những người thân của Ni sư có chịu hay gánh nổi một áp lực quá lớn bởi sự áp đặt, cáo buộc, lên án của dư luận khi cho rằng Ni sư là một trong những người nằm trong đường dây mua bán trẻ em kia?.

Tại sao chúng ta lại có thể nhẫn tâm đến như thế khi giật những cái Title đầy tính giật gân, câu view về mọi sự vật, sự việc chùa Bồ Đề. Trong khi chính bản thân chúng ta cũng chưa thể nắm bắt một cách trung thưc, đầy đủ nhất về nó?. Trong khi Ni sư Đàm Lan không chỉ phải đối đầu với những vấn đề yếu kém của việc buông lỏng quản lý, mà còn cả trong lĩnh vực lương tri xã hội. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế, các phương tiện thông tin lẽ ra phải là những đường chuyển tải sự phục thiện, tính xây dựng, hàn gắn để cùng đi đến một viễn cảnh tiến bộ, tích cực, một cái nhìn toàn diện đa chiều vưa thấm đẫm tình người lại vừa thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật.  Đằng này, chỉ bằng sự nghe, nhìn phiến diện, một chiều, những thông tin được cung cấp một cách vô tội vạ, không hề mang tính chuẩn xác, trung thực, đã bị truyền thông đẩy lên thành một cơn địa chấn trong lòng người dân có sức hủy hoại, tiêu tan và oanh tạc lòng người một cách không thương tiếc.

Than ôi! “Chúng khẩu đồng từ ông sư cũng chết”, lời nói người xưa vận vào vụ việc của chùa Bồ Đề ngày hôm nay cấm có sai. “Giậu đổ bìm leo”. Đến đây mới thấy sự ác tâm của con người quả là không còn biên độ. Họ quên mất rằng bên cạnh chức năng chiến đấu mạnh mẽ để đẩy lùi cái xấu, cái ác, chức năng hướng dẫn dư luận, chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, báo chí còn có mang tính thẩm mỹ và giáo dục cùng tính thuyết phục.

Trở lại vụ chùa Bồ Đề, rõ ràng chúng ta thấy ngay khi hai bảo mẫu của chùa Bồ Đề bị bắt khẩn cấp về hành vi mua bán trẻ em, người lãnh đạo tinh thần – trụ trì chủa Bồ Đề là ni sư Thích Đàm Lan đã khẳng khái tuyên bố: “Nhà chùa khẳng định không có chuyện chùa Bồ Đề là kênh trung gian mua bán con nuôi. Nhà chùa dám khẳng định nếu làm sai sẵn sàng đi tù”. Về phía Giáo hội Phật giáo cũng đã lên tiếng rằng :“Sai đến đâu xử lý đến đó”. Nói như thế, chứng tỏ Giáo hội không bao che dung túng, Ni sư Đàm Lan hoàn toàn tuân thủ, chấp hành theo đúng quy định của pháp luật. Thế nhưng dư luận vẫn không buông tha khi cho rằng Ni sư không thể là người không liên can khi toàn bộ hoạt động nuôi dạy trẻ em tại chùa Bồ Đề do Ni sư điều hành. Người ta một hai phải đòi tìm cho ra kẻ chủ mưu, bắt kẻ đứng đằng sau phải xuất đầu lộ diện, phải lật mặt những kẻ lợi dụng lòng tin của thập phương bách tính, lợi dụng bóng mát Bồ Đề cửa Phật để thu tiền hưởng lợi dù cho kẻ đó khoác áo nào? Chứ không phải là cứ đổ tội lên đầu cho hai kẻ “thừa sai” là hai bảo mẫu Trang và Nguyệt.

Người ta viện dẫn lời của các luật sư – người đại diện luật pháp để hoạnh định tội danh và mức tù thích đáng cho hành vi mua bán trẻ em của chùa Bồ Đề, người ta gọi Ni sư Đàm Lan một cách miệt thị “bà này, bà nọ”[1], trong khi Ni sư Đàm Lan đường đường là một chức sắc tôn giáo, mọi chuyện liên can hay không còn trong vòng thẩm định, điều tra của cơ quan công an. Một khi chưa có thông cáo báo chí chính thức nào từ phía các cơ quan có thẩm quyền Ni sư Đàm Lan vẫn là một công dân và công dân đó phải được tôn trọng một cách lịch sự, bình đẳng bởi chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ, sống trong  nền văn minh trí tuệ - văn minh gốc con người.

Người xưa từng dạy: “Thông minh thánh trí bất dữ cùng nhân, cương nghị dũng cảm bất dữ thương nhân” – nghĩa là dù mình có thông minh tài trí cũng đừng đẩy người khác vào chỗ khốn cùng, dù mình có uy lực dũng mãnh cũng không để người khác bị thương tổn. Lại cũng dạy rằng: “Chém tre chẳng ghè đầu mặt”. “Nắm người có tóc chứ ai nắm kẻ trọc đầu”. Nói vậy để thấy rằng con người ta và đặc biệt là các nhà làm báo cần và nên phải có đó cái tâm và sự tôn trọng cùng phương thức ứng xử văn minh khi hạ bút xét đoán, đánh giá, bình phẩm, hoạch tội một con người, bởi đằng sau mỗi con người không chỉ là mỗi số phận mà còn có nhiều số phận kéo theo.

Sức mạnh của báo chí luôn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sinh thời Tổng thống Thomasjefferson( 1743 – 1826) người khởi thảo tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ đã từng nói: “Nếu để cho tôi ra quyết định, có chính phủ mà không có báo chí hoặc ngược lại chỉ báo chí không có chính phủ. Tôi sẽ không do dự chọn phương án thứ hai”.  Nói như thế để chúng ta nhận thức được rằng, chúng ta không thể tùy tiện đến hồn nhiên khi đi, đạp, nhạo báng, chỉ trích hùa theo đám đông trước nỗi đau của bất cứ ai bằng một mớ thông tin hỗn độn, bằng thái độ trịch thượng của kẻ nắm trong tay sức mạnh truyền thông.

Việc xảy ra ở chùa Bồ Đề khách quan công tâm mà nói thứ nhất do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ mọi nhóm quyền trẻ em bao gồm: Quyền được sống còn; Quyền được bảo vệ; Quyền được phát triển; Quyền được tham gia. Những quyền này thì đến ngay như các cơ sở nuôi dạy trẻ em được ưu đãi bằng nguồn vốn nhà nước cũng chưa thể đảm bảo đầy đủ toàn diện nhất.

Bên cạnh đó là sự quản lý quá yếu kém của người điều phối mọi hoạt động của nhà mở Bồ Đề. Qua đây, vấn đề quản lý mảng từ thiện xã hội một cách khoa học được đặt ra một cách bức thiết đối với Giáo hội nói chung và các cơ sở nuôi dạy các đối tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ, mồ côi… nói riêng.

Việc Ni sư Đàm Lan khẳng định mình vô can là hoàn toàn có căn cứ. Chúng ta cần phân định một điều rằng đứng trên phương diện tôn giáo Ni sư Đàm Lan là người lãnh đạo tinh thần của cả một hội chúng hơn hai trăm con người cùng hàng ngàn tín đồ phật tử tại nơi Ni sư đang trụ trì.

Đứng trên phương diện xã hội Ni sư Đàm Lan không phải là một nhà quản lý khoa học được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Ni sư Đàm Lan là nhà hoạt động từ thiện xuất phát bằng cái tâm của mình, đã tích cực đóng góp sức người, sức của, bầu nhiệt huyết của mình để chung vai sát cánh cùng các nhà lãnh đạo và người dân trực tiếp tham gia giải quyết những tồn đọng của một xã hội đương đại mà bất cứ quốc gia nào cũng phải đương đầu như nạn mại dâm, ma túy, HIV, nạn nghèo khổ, thất học, buôn bán phụ nữ trẻ em, lạm dụng lao động trẻ em ...vv.

Để xảy ra vụ việc đau lòng đáng tiếc như vừa qua chúng ta không có quyền đòi hỏi, hay đổ lỗi cho Ni sư Đàm Lan. Biết bao nhiêu doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn… là con đẻ của nguồn vốn nhà nước, được điều hành, giám sát, quản lý bởi cả một hệ thống  kỹ thuật hoàn hảo, cùng đội ngũ chuyên viên tiến sĩ, thạc sĩ , kỹ sư nhưng vẫn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đơn cử như vụ án Vinashin khiến mỗi người dân Việt Nam phải è cổ ra để trả nợ thay đó sao?

Nhà mở Bồ Đề được duy trì, tồn tại phát triển bao nhiêu năm qua do Ni sư Đàm Lan tự thân vận động bằng nguồn vốn xã hội hóa, do vậy đòi hỏi một sự quản lý chặt chẽ nhất để thực hiện đủ, đúng chức năng của công tác từ thiện xã hội. Trong điều kiện mọi hoạt động từ thiện nhìn chung của Phật giáo còn mang tính tự phát, chưa có nền nếp, còn tồn đọng rất nhiều nhược điểm và hạn chế. Cho nên bài học về công tác quản lý một cách có hiệu quả bao giờ cũng là chức năng quan trọng  nhất của mọi nghành trong đó có Phật giáo.

Nhật Mai


[1] Xem bài : Buôn bán trẻ ở chùa Bồ Đề: chúng sinh dương thế của tác giả Lê Anh Hoài

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm