Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sự thực về bài viết "Di tích quốc gia bị...méo mó" trên báo Công an Tp.HCM?

Ngày 22/01/2014, Ban TTTT T.Ư GHPGVN nhận được Công văn số 004/CV.BTS của BTS GHPGVN tỉnh An Giang phản ảnh một số thông tin đăng tải chưa chính xác của báo Công an Tp.HCM số 2550 ra ngày 18/01/2014.

Nội dung Công văn cho biết: Thông tin được đăng tải trên báo Công an Tp.HCM số 2550 ra ngày 18/01/2014 "Di tích quốc gia bị...méo mó", và báo Tuổi Trẻ số 350/2013 (7462) ra ngày 24/12/2013 "Dân bức xúc vì di tích biến dạng" đã đăng tải có nội dung phản ánh chưa khách quan, chưa chính xác, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của BTS GHPGVN tỉnh An Giang.
 
Công văn của BTS GHPGVN tỉnh An Giang cho biết, việc đăng tải thông tin sai lệch, chưa được điều tra kỹ càng đã dẫn đến những hiểu lầm cho một số tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương về chùa Tây An, tạo ngộ nhận cho độc giả về sự quản lý yếu kém của Viện chủ, trụ trì chùa Tây An hiện do GHPGVN tỉnh An Giang quản lý.

Cụ thể, báo Tuổi Trẻ cho rằng phần mộ Phật Thầy Tây An "bị biến dạng", báo Công an Tp.HCM cho rằng mộ Phật Thầy Tây An bị người đời nay "can thiệp" bằng sắt thép xung quanh.

Đối với vấn đề này, BTS GHPGVN tỉnh An Giang đề nghị báo Công an Tp.HCM cung cấp nguyên gốc mộ Phật Thầy Tây An trước đây như thế nào và hiện tại ra sao để đối chiếu với việc bài báo cho rằng đã có sự "can thiệp" bằng sắt thép xung quanh?

Tác giả Ngọc Bích - Hải Vân không nêu đích danh ai, đơn vị nào chịu trách nhiệm cho từng vấn đề cụ thể nhưng tác giả dùng đại từ nhân xưng "người đời nay" đã gây ngộ nhận cho độc giả, xúc phạm uy tín, danh dự Viện chủ và trụ trì chùa Tây An.

Nội dung Công văn cho biết, từ ngày 28/10/2012 đến hôm nay, phần mộ Phật Thầy Tây An vẫn giữ nguyên trạng thái như trước khi GHPGVN tỉnh An Giang trực tiếp quản lý và chính thức công cử người về chùa Tây An đảm nhiệm chức vụ Viện chủ, trụ trì.

Công văn cũng cho biết, nội dung bài báo còn có nhiều chi tiết không chính xác, như cho rằng nhà chùa tự ý di dời cổ vật, trong khi nội dung bài báo lại không cung cấp thông tin về cổ vật nào mà chùa tự ý di dời? Vì trên thực tế chẳng có cổ vật nào được tự ý di dời.

Bài viết trên báo Công an Tp.HCM cho rằng chùa chỉ có hai người, chưa có Ban Quản lý, đây là một sự sai lệch thông tin, không chính xác.


Chùa Tây An hiện tại không phải chỉ có hai người như báo Công an Tp.HCM đưa tin, mà chùa có sự hiện hữu của 43 tu sĩ. 

Về sự việc này, đề nghị báo Công an Tp.HCM cần có sự điều tra khách quan, phản ánh chính xác, để vừa góp phần gìn giữ được Di tích, tránh phản ánh những điều chưa được kiểm chứng, gây ra những hiểu lầm đáng tiếc cho một số tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và tín đồ Phật giáo, vô tình gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của BTS GHPGVN tỉnh An Giang.

Nội dung bài báo trên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh:

DI TÍCH QUỐC GIA BỊ...MÉO MÓ
 
(CATP) Chuyện hy hữu trên xảy ra tại chùa cổ Tây An (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, An Giang). Ngôi chùa gần 300 tuổi được công nhận di tích cấp quốc gia từ năm 1980. Thời gian qua, nó đã bị xây mới tường bê tông, mái tôn, khung sắt..., làm giảm đi nét cổ kính vốn có.

Nơi đây gắn liền với mộ phần của ông Đoàn Minh Huyên (1807 - 1856), người sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông được tín đồ khắp vùng bảy núi gọi là Phật thầy Tây An, một chí sĩ yêu nước có liên quan tới lịch sử của chùa. Người ta kể rằng, ông là một trong những lãnh tụ nổi dậy chống thực dân Pháp. Phật thầy Tây An là khởi nguồn của đạo Ông Trần (hiện ở xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, do ông Lê Văn Mưu dạt từ An Giang về đây). Mộ Phật thầy cũng bị người đời nay “can thiệp” bằng sắt thép xung quanh.

Trước đó, UBND TP. Châu Đốc cho phép nhà chùa được lát sân bằng gạch cho sạch sẽ nhưng nhà chùa đã thay đổi cấu trúc của nơi đây như  di dời cột phướn, cổ vật... Đặc biệt, trụ trì chùa chỉ có hai người, chưa có ban quản lý di tích. 

Nhận được thắc mắc của người dân, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang đã ra quyết định ngưng việc trùng tu, bảo tồn chùa. Đó là sự ứng phó kịp thời trước khi quá muộn. 
 Cổng chùa Tây An
Theo quan sát của chúng tôi, phía sau chùa vẫn tập trung vài công nhân xây dựng. Khuôn viên chùa có đầy biển báo cấm hàng rong, vé số, coi bói dạo nhưng các bà trung niên đứng dưới các gốc cây vẫn chào mời, lôi kéo du khách. Được biết, sau khi Công an phường Núi Sam và TP.Châu Đốc vào cuộc quyết liệt, các phòng bói toán mê tín dị đoan phía sau chùa đã bị dẹp. Những người dân vô công, rỗi nghề tại địa phương lại lên chùa để dụ dỗ khách nhẹ dạ. 

Các bà bán nhang dạo, các bác xe ôm chở thuê lên đỉnh núi Sam với giá 40 nghìn đồng một người cũng đông như... muỗi, thi nhau làm phiền khách đường xa. Người đến viếng chùa đau đầu vì phải từ chối liên tục. Thấy khách lạ đi tới đâu thì họ đi phía sau léo nhéo, mời mọc, rủ rê. Khách ngoại quốc là đối tượng bị họ đeo bám liên tục. 

Chúng tôi cho rằng ngôi chùa cổ này đang bị người đời nay tạo nên sự xấu xí không đáng có, từ cách trùng tu cho đến việc gây phiền hà cho du khách. Nơi đây cần nhanh chóng thành lập ban quản lý và lực lượng thanh niên xung phong như ở TP.Hồ Chí Minh để làm nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ du khách. Có như thế mới mong môi trường du lịch ở đây sẽ thêm phần hấp dẫn.

Tác giả: NGỌC BÍCH - HẢI VĂN
Nguồn: http://www.congan.com.vn/index.php?mod=detnews&catid=882&id=511094
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chết có đáng sợ hay không?

Phật pháp và cuộc sống 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Phật pháp và cuộc sống 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Trong ta có Phật

Phật pháp và cuộc sống 13:30 17/04/2024

Trong đau khổ tuyệt vọng / Tiến thoái chẳng còn đường/ Chỉ muốn chết cho xong/ Trong tâm mà có Phật/ Việc gì rồi cũng qua...

Chuyện ông cháu: Mỗi người tự quyết định nhân quả cho chính mình

Phật pháp và cuộc sống 13:15 17/04/2024

Trước đây nội vẫn nói với con rằng lẽ ra con có cả tình thương yêu của cha lẫn mẹ, giờ thì mất cha rồi. Đó là sự hụt hẫng, mất mát lớn nó vừa khiến con già dặn hơn nhưng đồng thời cũng yếu đuối hơn, nhạy cảm hơn, dễ tủi thân, dễ mặc cảm…

Xem thêm