Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/11/2013, 16:27 PM

Sư trụ trì lên tiếng về căn biệt thự bạc tỷ

Tiếp xúc với PV Dân trí ngày 30/10, sư Thích Phước Tấn - trụ trì chùa Bồ Đề (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, Vĩnh Long) - rơi nước mắt khi kể về những "nỗi hàm oan" của mình liên quan đến căn biệt thự bạc tỷ và tin đồn có nhà nghỉ, con rơi,…

Tiếp chúng tôi tại chánh điện nhà chùa, sư Tấn phân trần về căn biệt thự bạc tỷ kín cổng cao tường sau lưng nhà chùa được sư bỏ công xây dựng gần 2 năm qua, đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Sư Tấn cho biết, căn biệt thự không phải của sư mà của mẹ sư là bà Phan Thị Tới (SN 1957). Tiền xây là do người em gái sư ở Đài Loan gửi về. Bà Tới thấy nơi ở của sư Tấn ọp ẹp nên đã mua mảnh đất sau chùa (cách đây khoảng 4 năm) và xây dựng căn biệt thự này để sư Tấn ở và cũng là để bà dưỡng già sau này. (?!)

Sư Tấn cho biết, tổng số tiền xây dựng căn biệt thự tính đến thời điểm này chỉ trên 1 tỷ đồng và toàn bộ số tiền là của gia đình sư Tấn. Trả lời câu hỏi của PV Dân trí, vì sao chùa Bồ Đề xây dựng từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, sư Tấn bùi ngùi: “Nhà báo thấy đó, nhà chùa không đủ tiền xây dựng, thì có tiền dư đâu mà sư lấy xây biệt thự, nhà nghỉ? Vừa rồi mẹ sư phải bán nhà nghỉ Thiên Nga được 600 triệu đồng, cho sư vài trăm triệu để trả tiền vật liệu xây chùa…”.
 Sư Tấn bật khóc cho rằng mình đang chịu hàm oan
Sư Tấn nói về hàng loạt tin đồn tại địa phương như chùa xây chưa xong sư đã lấy tiền xây biệt thự, nhà nghỉ, đầu tư câu lạc bộ thể hình,… Thậm chí có tin đồn sư có con rơi. Sư Tấn khóc: “Trước búa rìu dư luận nhưng mấy ngày qua, Ban Trị sự Phật giáo thị xã Bình Minh cũng như của tỉnh và kể cả Trung ương Hội Phật giáo cũng chưa đến gặp sư để xác minh lại sự việc, có tiếng nói đúng đắn bảo vệ đệ tử. Sư cảm thấy cấp trên đang “bỏ rơi” mình”.

Sư Tấn dẫn chúng tôi dạo quanh khuôn viên nhà chùa. Đã 7 năm từ khi sư Tấn bắt tay vào xây dựng chùa Bồ Đề, gồm chánh điện, thiền đường, cổng, sân,… đến nay chưa có hạng mục nào hoàn thành, chỗ nào cũng dang dở, rêu bám loang lổ...
 Theo sư Tấn, do phật tử cúng ít, nhà chùa thiếu tiền nên qua 7 năm công trình chưa thể hoàn thành

Giải thích về sự chậm trễ này, sư Tấn cho biết: “Trong vụ sập cầu Cần Thơ, nhà thầu Nhật không hỗ trợ tiền cho nhà chùa như người ta đồn thổi và với một ngôi chùa ở quê, phật tử cúng ít lắm. Có chăng những đoàn phật tử từ nơi khác đến, họ cúng phần nào, nhà chùa làm hết phần ấy, đến đâu hay đến đó”.
 Hiện người dân bức xúc nhất là tên ngôi chùa di tích cấp tỉnh lại được viết bằng tiếng Trung Quốc

Trong khi đó, tiếp xúc với chính quyền địa phương, Ban Hộ tự và người dân xã Mỹ Hoà, phóng viên lại được nghe cả trăm câu chuyện ly kỳ liên quan đến những việc làm sai trái của sư trụ trì trẻ tuổi Thích Phước Tấn.

Theo nguồn tin riêng của PV Dân trí, người dân đang làm đơn gửi lên chính quyền địa phương, Ban Trị sự tỉnh về nhân cách, đạo đức,… của sư Tấn, tố cáo việc sư dùng tiền nhà chùa để xây biệt thự, khách sạn,… cho người nhà đứng tên.

Ông Nguyễn Văn Thành - nguyên Bí thư ấp Mỹ Hưng 2 - cho biết: “Mục đích của bà con và phật tử khi làm đơn tố cáo sư Tấn là rất mong muốn chính quyền địa phương, Ban Trị sự thị xã và tỉnh vào cuộc để làm sáng tỏ mọi vấn đề, không để “con sâu làm sầu nồi canh”, ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Long nói riêng và của hình ảnh Phật giáo nước nhà nói chung, chứ chúng tôi không có lý do nào khác”.

Ngoài ra, ông Thành và các cụ trong Ban Hội tự cũng rất bức xúc khi tên chùa viết ở cổng lại bằng chữ Trung Quốc, trong khi chùa Bồ Đề là chùa di tích cấp tỉnh, thuần Việt.

Ban Hội tự đã nhiều lần ý kiến, sư Tấn nhiều lần hứa sửa lại tên chùa bằng tiếng Việt nhưng 3 năm qua, chùa Bồ Đề vẫn đang mang một cái tên nước ngoài.

Tác giả: Nguyễn Hành - N.N/Nguồn: Dantri.com.vn

TIN, BÀI LIÊN QUAN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm