Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 18/02/2017, 16:03 PM

Sức nặng “tiền chùa”

Theo nghĩa của cụm từ “tiền chùa”, đó là tài sản của chùa hợp pháp do khách thập phương và các phật tử đóng góp, cúng dường. Giới luật nhà chùa do đức Phật chỉ dạy đã nói rất rõ về việc sử dụng tài sản của chùa. Ở trong chùa, tất cả việc ăn uống tiêu dùng, dù nhỏ nhặt đều phải tiết kiệm và giữ gìn, vì đó là tiền do đàn tha tín thí thành tâm cúng dường.

                                               Ảnh minh họa 
“Tiền chùa” theo suy nghĩ của nhiều người là việc sử dụng đồng tiền một cách phung phí, tùy tiện nhằm thỏa mãn lòng tham và sự ích kỷ của bản thân hơn là đáp ứng nhu cầu chính đáng. Nó cũng giống như hành động sử dụng tài vật không thuộc sở hữu hợp pháp của người đang sử dụng nó. Không ai biết khái niệm “tiền chùa” đã xuất hiện trong xã hội từ bao giờ mà nhiều người lại sử dụng nó với ý nghĩa như vậy? 

“Tiền chùa” phải chăng là chỉ tiền ở cửa chùa? Đó là tiền trong các thùng công đức, thường được đặt trước cửa Tam bảo hoặc một số nơi ở trong chùa. Khách thập phương có thể bỏ tiền vào các thùng ấy để nhà chùa làm việc thiện, sửa sang cơ sở thờ tự, hoặc lo cho việc hương khói,… Nghĩa “đen” của cụm từ “tiền chùa” vốn tốt đẹp như vậy, nhưng vì sao cụm từ ấy được dùng trong xã hội phần lớn lại mang hàm ý tiêu cực? 

Sự thật, không có tiền nào gọi là “tiền chùa”, vì tài sản nào suy cho cùng đều có chủ của nó. Tuy nhiên, do quy định của pháp luật còn sơ hở, lòng tham của con người quá lớn mà tài sản của nhà nước hay của nhân dân bị người khác đánh cắp hoặc tiêu xài hoang phí. Từ đó, tài sản bị sử dụng theo cách này được gọi là “tiền chùa”. 

Nhưng tại sao người ta lại dùng từ “tiền chùa” mà không phải là “tiền đền” hay tiền gì khác? Sở dĩ từ “chùa” được dùng có lẽ vì chùa đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân xưa nay và sự từ bi của “chùa” cũng dễ bị sử dụng để phục vụ cho lợi ích cá nhân” (Hòa thượng Thích Hạnh Chơn).

Theo nghĩa của cụm từ “tiền chùa”, đó là tài sản của chùa hợp pháp do khách thập phương và các phật tử đóng góp, cúng dường. Giới luật nhà chùa do đức Phật chỉ dạy đã nói rất rõ về việc sử dụng tài sản của chùa. Ở trong chùa, tất cả việc ăn uống tiêu dùng, dù nhỏ nhặt đều phải tiết kiệm và giữ gìn, vì đó là tiền do đàn tha tín thí thành tâm cúng dường. 

Tôi đã từng bắt gặp hình ảnh một bà cụ lưng còng, quần áo đã sờn bạc, vá chằng vá chịt, chân đi đôi dép rách. Cụ đứng trước cửa Tam bảo, trong tay cầm những đồng tiền nhăn nhúm, chỉ mong gặp được sư trụ trì để dâng lên cúng dường. Cảm động thay khi có những phật tử tuy ở nhà tranh lá rách, cả đời lao khổ chả đủ cơm ăn áo mặc, không dám tiêu xài nhưng lúc nào cũng mong muốn được đến chùa cúng dường. 
                                                     Ảnh minh họa 
Chính vì vậy, thật sai lầm nếu nghĩ tiêu tiền chùa là tiêu một cách thoải mái! Với các vị chân tu, các thầy đều coi “tiền chùa” do phật tử cúng dường có một “sức nặng” khủng khiếp. Tôi từng được nghe một vị sư thầy chia sẻ rằng: “Có bao giờ mọi người suy nghĩ vì sao phật tử lại muốn phát tâm cũng dường cho các sư không? Là bổn phận chăng? Không, với họ đó chính là niềm kính tín Tam bảo, vì mến Tăng. Họ xem hình bóng Tăng bảo thay đức Phật truyền trao giáo pháp, với hi vọng cuộc đời sẽ bớt đau khổ. Họ kính Tăng vì họ biết Tăng đoàn đang khoác trên mình pháp phục của Phật, cúng dường Tăng vì mong muốn sẽ được phước đức – người dâng vật quý là mong phước lành".

Cổ đức từng dạy:
“Thiện thí nhất lạp mễ, trọng như Tu Di sơn.
Ngật liễu bất tu đạo, phi mao đái giác hoàn.

Dịch:
“Thiện thí một hạt gạo, nặng như núi Tu Di,
Ăn rồi không tu đạo, đội lông mang sừng trả”.

Thế mới biết, nếu chi tiêu và sử dụng tiền công đức không cẩn thận thì coi như phạm giới luật, phạm tội trộm của Tam bảo, phải “đội lông mang sừng trả”. Trong năm giới cấm của nhà Phật, giới thứ hai là không trộm cắp. Không chỉ là không trộm cắp của tư nhân mà kể cả tham nhũng, tham ô của công đều phạm tội trộm cắp. Trộm của công thì càng nặng hơn vì đây là tiền của nhiều người đóng góp. 

Đơn giản hơn là việc sử dụng điện nước ở nơi công cộng hay ăn uống mà bỏ một cách phung phí cũng mang tội. Hay bất cứ ai làm về kinh doanh hay công việc nào sử dụng tiền công không minh bạch thì đều phải chịu quả báo. Bởi như vậy đồng nghĩa với việc họ đang nợ ơn, nợ nghĩa của người khác và cụ thể ở đây là nợ tiền của những người đã vất vả kiếm ra nó.

Tiền chùa mà nhà sư chi tiêu không cẩn thận, không dùng cho mục đích làm thiện, cứu giúp chúng sinh cũng sẽ chịu luật nhân quả, chịu quả báo, “của chùa Tam bảo chiêu đề thiên tai”. Giới luật nhà Phật đã dạy rõ, nhưng “tiền chùa” với ý nghĩa không tốt vẫn tiếp tục được sử dụng, khiến các thế hệ sau có cái nhìn không đúng về cụm từ này. 

Từ một số giải thích hạn hẹp trên, có thể thấy, bản chất của “tiền chùa” không hề xấu, ngược lại, nó còn mang ý nghĩa rất sâu sắc và chứa đựng giá trị nhân văn cao cả. Hiểu đúng nghĩa “tiền chùa”, ta sẽ tự biết cảnh tỉnh và nhắc nhở lẫn nhau về trách nhiệm cũng như bổn phận của mỗi cá nhân khi sử dụng tiền công trong xã hội nói chung và “tiền chùa” được các phật tử phát tâm cúng dường và công đức.

Với những người hoạt động ngoài xã hội, tiền công phải được sử dụng đúng mục đích và đúng số lượng. Còn với “tiền chùa” các sư thầy nhận được cần phục vụ cho công cuộc hoằng pháp độ sinh.

Hiểu được “sức nặng” của những đồng tiền ấy, các thầy cần phát tâm Bồ đề dõng mãnh, lập nguyện kiên cố, tinh tấn tu hành, luôn quán xét sự tu tập của bản thân như thế nào mà thọ nhận phẩm vật và tìm cách đền ơn đáp nghĩa. Đây là những việc làm thiết thực để đáp ơn sâu dày của người thập phương nói chung và người phật tử nói riêng đã thành tâm, cung kính dâng lên cúng dường Tăng bảo. Có như vậy mới mong tránh khỏi kiếp “mang lông đội sừng” để trả nợ.

Qua đây, mỗi người cùng cần thận trọng trong việc dùng từ “tiền chùa”, đừng “trần tục hóa” những giá trị tốt đẹp nơi thiền môn thanh tịnh chỉ với vài câu bông đùa, giễu cợt. “Phàm làm việc gì trước phải xét/nghĩ tới hậu quả của nó”.

Tuệ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm