Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/03/2013, 17:23 PM

Tại sao chưa sử dụng tiếng trống tại các đại lễ Phật giáo?

Tôi cũng nghĩ đến đêm giao thừa khi tiếng trống chùa vang lên trên khắp cả nước, nhất là tại các chùa để chào đón năm mới. Tôi tưởng tượng ra 108 tiếng trống rền vang như xóa tan vô minh của chúng ta

Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa chúng ta sẽ cùng nhau đón mừng Đại lễ Phật đản. Trong năm chúng ta có biết bao lễ lớn, nhưng cá nhân tôi ấn tượng và chờ đón nhất 3 ngày lễ là Phật đản, Vu lan và Phật thành đạo. Và tôi luôn trăn trở, trong mỗi dịp lễ đó, chúng ta dùng công cụ gì để kính dâng lên chư Phật, chúng ta nên dùng "âm thanh" biểu tượng gì để kết nối chính chúng ta lại với nhau?

Tại sao không phải là tiếng trống?!

Tiếng trống rất ấm và vang. Tiếng trống rất có hồn và sống động. Tiếng trống giòn giã và vang xa. Tiếng trống có nhiều năng lượng và gây xao xuyến lòng người.

Chúng ta nghe nhiều về tiếng trống trận, trống chiến thắng, trống kêu gọi, trống hành quân, … Tiếng trống bao năm nay đã đi sâu vào lòng mỗi người con đất Việt. Múa lân có tiếng trống. Khai trường có tiếng trống. Giao thừa có tiếng trống. Ra quân có tiếng trống. Nhiều người quá ấn tượng với tiếng trống khi còn tuổi thiếu nhi.

                                            Âm vang tiếng trống Chùa (ảnh minh họa)

Tôi không là dân âm nhạc, không thuộc giới văn nghệ sỹ nhưng dụng cụ âm nhạc mà tôi thích nhất là trống. Khi xem biểu diễn tôi rất thích người đánh trống và hay để ý đến âm của trống. Nhiều bạn cũng chia sẻ suy nghĩ này của tôi. Tôi mê tiếng trống trong các dịp lễ hội lớn, nhất là trong các đàn lễ nhà chùa.

Tôi nghĩ, nếu như vào ngày Phật đản tới tất cả các chùa cùng vang rền tiếng trống vào cùng một thời khắc. Tôi tưởng tượng ra lúc 06h sáng tất cả các chùa rền vang tiếng trống; 18h tiếng trống lại rền vang. Khắp nơi, khắp các thành phố và thị xã. Thật là tuyệt vời. Rồi sau này, mỗi người dân cùng tham gia, cùng mua trống với các kích thước khác nhau để chung tay đánh trống. Thật là tuyệt vời!

Tôi cũng nghĩ đến đêm giao thừa khi tiếng trống chùa vang lên trên khắp cả nước, nhất là tại các chùa để chào đón năm mới. Tôi tưởng tượng ra 108 tiếng trống rền vang như xóa tan vô minh của chúng ta, như tiếp cho chúng ta niêm tin vào chánh pháp, vào quyết tâm tu tập theo con đường mà đức Phật đã tìm ra. Thật không có gì vi diệu bằng!

Cũng có thể ý kiến của tôi chưa được sự hưởng ứng của mọi thành phần, giống như ý tưởng về bao lì xì thuần Việt và lì xì kinh, sách mỗi dịp Xuân về, nhưng ít ra tôi biết rằng, sẽ có nhiều ý kiến ủng hộ, vì đó là tiếng trống - âm thanh quen thuộc của mỗi người Việt Nam.

Tôi mong rằng, mùa Phật Đản năm nay, ít nhất các chùa tại Hà Nội và Tp.HCM sẽ ủng hộ ý tưởng này. Nếu được như vậy thì, tiếng trống chùa trong các đại lễ Phật giáo của chúng ta sẽ mang nhiều niềm vui đến cho hang triệu Phật tử trên cả nước.


Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm