Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 01/06/2017, 17:59 PM

Tại sao phải xây pháp đường? (P.1)

Nói điều gì cũng phải có bằng chứng để chứng minh. Mà bằng chứng phải là từ kinh điển Phật dạy không thể là lời vu vơ của ông này bà kia, của vị nọ, vị kia, của thầy nọ, thầy kia v.v... Vì các vị đây chưa phải là Bồ tát, là Phật vẫn là phàm phu như chúng ta nên trong lời nói đó chưa chắc đã là của Phật mà của chính các vị đó. Nó có thể đúng, có thể sai. Chỉ có lời của Phật nói mới là đáng tin mà thôi. Vì sao? Vì như Ngài A Nan khi được Phật hỏi: “Những lời Như Lai nói ông có tin không?”. Ngài A Nan nói: “Mặt trời mặt trăng có thể rơi, núi Diệu Cao có thể lung lay nhưng lời Phật nói khô

Nhiều người nói tôi hàng ngày thắp hương niệm Phật thế là đã được rồi. Lại có người nói cứ niệm Nam Mô A Di Đà Phật là được Phật tiếp dẫn.

Vậy vấn đề này như thế nào? Nhân ngày đại lễ động thổ xây pháp đường tại chùa An Phúc, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn mấy lời sau đây:


Thật ra đức Phật đã thoát ra vòng sinh tử, thì đâu còn hạn cuộc trong sự ăn uống. Nhưng đây chỉ là một hình thức để ngụ ý rằng, mặc dù Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng đối với chúng ta, bao giờ cũng xem như Ngài còn tại thế. Xưa, các đệ tử, các đàn na thí chủ đã cúng dường Ngài như thế nào, nay chúng ta vẫn tiếp tục cái cử chỉ ấy. Thực ra Phật đâu có ăn quả táo, quả ổi, quả nho…uống nước bò húc và nước CocaCola v.v… và các thứ nhập từ Trung Quốc sang đâu? 

Sự cúng dường này như Hòa thượng Thích Thiện Hoa nói là “làm cho chúng ta gần với Phật, có cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật. Cũng nhân sự thờ phụng, lễ bái cúng dường này mà chúng ta được kết duyên lành với Phật, hình dung rõ rệt được cuộc đời của Ngài để quyết noi theo bước chân của Ngài”. Nhưng theo tôi cái ý nghĩa quan trọng nhất đó chính là chúng ta thực hiện một trong bốn điều quan trọng đó là thực hành Tứ Trọng Ân đó là:

1. Ơn với Phật.

2. Ơn với Sư trưởng, người chỉ dạy chúng ta giác ngộ hiểu về giáo lý của Phật và thực hành cầu giải thoát, thoát ly sinh tử luân hồi thành Bồ tát, thành Phật.

3. Biết ơn Phật trong nhà tức là cha mẹ đã sinh thành nuôi dạy chúng ta nên người.

4. Biết ơn đất nước nơi ta sinh ra, biết ơn người trồng ra hạt gạo, cây rau để ta dùng hàng ngày, biết ơn người bảo vệ đất nước để ta an tâm tạo dựng cuộc sống làm ăn.

Tại sao phải thực hành Tứ Trọng Ân này bởi đó là những hạnh của Ngài Phổ Hiền và của các chư vị Phật, chư Bồ tát, nếu không có tâm hạnh đó không thể thành thiện nhân chứ đừng nói là thành thánh nhân, thành Bồ tát, thành Phật. Nếu không có tâm hạnh đó thì chẳng thể cảm động được Phật A Di Đà và đức Quán Thế Âm Bồ tát, đức Đại Thế Chí Bồ tát để các Ngài đến tiếp dẫn khi ta mãn báo thân này. Vì nó không đồng với tâm hạnh của các Ngài.

Nói điều gì cũng phải có bằng chứng để chứng minh. Mà bằng chứng phải là từ kinh điển Phật dạy không thể là lời vu vơ của ông này, bà kia, của vị nọ, vị kia, của thầy nọ, thầy kia v.v.... Vì các vị đây chưa phải là Bồ tát, là Phật vẫn là phàm phu như chúng ta nên trong lời nói đó chưa chắc đã là của Phật mà của chính các vị đó. Nó có thể đúng, có thể sai. Chỉ có lời của Phật nói mới là đáng tin mà thôi. Vì sao? Vì như Ngài A Nan khi được Phật hỏi: “Những lời Như Lai nói ông có tin không?”. Ngài A Nan nói: “Mặt trời mặt trăng có thể rơi, núi Diệu Cao có thể lung lay nhưng lời Phật nói không bao giờ sai được”. Vì sao? Vì ba nghiệp thân, khẩu, ý của Phật đã hoàn toàn thanh tịnh”.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tôi xin lấy lời Phật dạy để chứng minh điều này. 

Các bạn đồng tu thân mến! 

Trong kinh Niệm Phật Ba La Mật đã nói đến vị cư sĩ Trưởng giả Diệu Nguyệt là người tu tại gia như chúng ta đã thay mặt chúng ta mà hỏi Phật chỉ dạy cho làm thế nào để thoát ly sinh tử luân hồi, không còn bị sinh, già, bệnh, chết não hại mà được giải thoát.

Chúng ta hãy lắng nghe lời Trưởng giả Diệu Nguyệt hỏi Phật sau đây:

“Từ trong đại chúng (Trưởng giả Diệu Nguyệt) bước ra, đi nhiễu quanh đức Phật ba vòng, rồi đến trước Như Lai, chắp tay quỳ xuống, gối bên hữu chấm sát đất, cung kính bạch với đức Phật rằng:

Hi hữu Thế Tôn! Hi hữu Thế Tôn! Được làm thân người là khó, như con rùa gặp bộng cây nổi, nhưng được gặp Phật ra đời còn khó gấp muôn phần. Gặp Phật ra đời đã khó, nhưng được nghe chính pháp lại còn khó gấp muôn phần. Được nghe chính pháp đã khó, nhưng làm thế nào để nương theo giáo nghĩa (1) tu tập lại còn khó gấp vô lượng phần.

Bởi vì sao? Theo chỗ con xét nghĩ thì trong tám mươi bốn ngàn pháp mầu mà Như Lai đã chỉ dạy nhằm đưa hết thảy chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến, phải có một pháp mầu cứu vớt những hạng chúng sinh tội khổ, mê đắm, xấu ác. Hôm nay, con phụng vì hết thảy chúng sinh tội khổ nơi thời mạt pháp, cũng như phụng vì các bậc trưởng giả, cư sĩ, Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Thủ Đà La(2) tại thành Vương Xá này mà khẩn cầu đức Thế Tôn rủ lòng thương xót ban cho chúng con một cách thức tu hành thật dễ dàng để giải thoát, một con đường thật vắn tắt để hoàn thành Phật Trí.

Như đức Thế Tôn từng chỉ dạy, đời mạt pháp các chúng sinh trong cõi Diêm Phù Ðề cang cường, ngỗ nghịch, tâm tạp, nghiệp nặng, mê đắm ngũ dục, không biết hiếu thuận cha mẹ, không biết cung kính sư trưởng, không thực lòng quy y Tam bảo, thiếu năng lực thọ trì năm giới cấm, làm đủ mọi chuyện tệ ác, phỉ báng thánh nhân v.v... 

Cho nên con suy ngẫm như thế này: Phải có một môn tu thật giản đơn, thật tiện lợi nhất, dễ dàng nhất để tất cả những chúng sinh kia khỏi đọa vào các đường ác, chấm dứt luân chuyển sinh tử khắp ba cõi, được thọ dụng pháp lạc, sớm bước lên địa vị Vô Thượng Chính Ðẳng Chính Giác.

Vì sao như vậy? Sau khi Như Lai diệt độ khoảng một ngàn năm trở đi, đó là thời kỳ chính pháp cuối cùng, các kinh điển dần dần ẩn mất, chúng sinh căn cơ hạ liệt, ám độn, ngã chấp sâu dày, tâm tưởng thô trệ, tà kiến lan tràn, say sưa làm các nghiệp ác để tự vui. Do đó tự nhiên chiêu cảm động đất, đói kém, tật dịch, binh đao, bão lụt, mất mùa, gió bão, thời tiết viêm nhiệt bức não. Thánh nhân lại không xuất hiện. Tuổi thọ giảm dần. Nếu ai phát khởi tâm chí tu hành cũng không thể tu tập các môn Giới luật, Thiền định, Trí tuệ, Giải thoát vô lậu. Không thể tu tập Tứ Niệm Xứ, Bát Chính Ðạo, Tứ Chính Cần. 

Không thể tu tập Tứ Vô Lượng Tâm, không thể tu tập Sáu Ba La Mật, hoặc là Bố Thí Ba La Mật, nhẫn đến Trí Huệ Ba La Mật. Không thể tu tập bằng các phương tiện của Quán Trí để ngộ nhập Phật tri kiến. Không thể chứng đắc Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán. 

Không thể chứng nhập Sơ thiền nhẫn đến Tứ thiền. Không thể chứng nhập Niết bàn diệu tâm. Không thể vào sâu vô lượng tam muội, thần thông du hí của chư Bồ tát, nhẫn đến không thể thâm nhập cảnh giới thù thắng trang nghiêm của chư Phật, hoặc rải cỏ nơi đạo tràng, đánh rền trống pháp hàng phục ma quân. Vì lý do như vậy mà đệ tử chúng con xét nghĩ nên phát khởi Vô Thượng Bồ Ðề Tâm. Con khẩn cầu đức Thế Tôn chỉ dạy giáo pháp nhiệm mầu, mong lợi lạc hết thảy tội khổ chúng sinh ở thời kỳ cuối cùng của chính pháp.

Trưởng giả Diệu Nguyệt vừa dứt lời thưa thỉnh thì bỗng đại địa chấn động mãnh liệt. Khắp hư không, hoa Mạn đà la, hoa Ma ha mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha mạn thù sa tuôn rắc như mưa. Từ phương Tây, xuất hiện vô lượng vô số hằng hà sa đám mây ngũ sắc, mây chiên đàn hương, mây y phục cõi trời, mây âm nhạc cõi trời, mây hoa sen báu trắng bạch v.v... Trong những đám mây ấy phát ra tiếng sấm lớn, đồng một lúc chầm chậm bay về, nhóm lại phía trên đỉnh núi Kỳ Xà Quật. 

Tất cả đại chúng đều vui mừng, hớn hở, tự biết ấy là điềm lành chưa từng có. Bấy giờ, Quốc mẫu Vi Đề Hy hoàng thái hậu từ trong đại chúng, bước ra trước Phật đảnh lễ xong, bèn chắp tay thưa: Bạch đức Thế Tôn, vì duyên cớ gì mà hiện điềm lành này? 

Liền khi ấy, đức Như Lai từ nơi tướng lông trắng chặng giữa chân mày phóng ra hào quang chiếu khắp vô lượng vô biên vi trần số thế giới mười phương mà nói lời này: Lành thay! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân! Nay Ta vì lời thưa thỉnh của Ưu bà tắc Diệu Nguyệt và của Ưu bà di Vi Đề Hy, lại nương theo bản nguyện của vô lượng vô số bất khả thuyết chư Phật mà tuyên dương giáo nghĩa bí mật vi diệu tối thắng đệ nhất nhằm cứu độ hết thảy chúng sinh ở trong thời kỳ Phật pháp cuối cùng. 

Giáo nghĩa này, chư Phật quá khứ đã nói, chư Phật hiện tại đang nói, và chư Phật vị lai sẽ nói. Tất cả chúng sinh đời mạt pháp sẽ nương nơi giáo nghĩa này mà được giải thoát rốt ráo, mãi mãi xa lìa các đường ác, hiện đời an ổn, sau khi mạng chung đuợc sinh về cõi Phật, chứng ngôi vị Bất Thối, dần dần tu tập cho đến khi đắc A nậu Đa la Tam miệu tam Bồ Đề. 

Này Cư sĩ Diệu Nguyệt, hãy chăm chú lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà nói: Diệu Nguyệt! Tất cả các loại chúng sinh chết ở nơi đây, rồi sinh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. 

Chúng sinh nào sống thuần bằng tư tưởng (3) thì bay lên hóa sinh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sinh về Tịnh độ. 

Chúng sinh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên (4), bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng. Chúng sinh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sinh vào cõi người (5). 

Bởi vì sao như vậy? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối. Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.

Chúng sinh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng sinh (6), nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.

Chúng sinh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ (7), thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.

Chúng sinh nào có chín phần tình và một phần tưởng thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A Tỳ (8). 

Nếu ngoài cái tâm thuần tình ấy còn kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác, ngũ nghịch thì sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sinh về các ngục Vô Gián (9) ở khắp mười phương.

Này Diệu Nguyệt Cư sĩ! Trong thời kỳ chính pháp diệt tận, chúng sinh nơi cõi Diêm Phù Ðề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sinh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sinh kia.

Các đức Như Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chính là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí ảo sâu xa cho những bậc thánh giả, hiền nhân mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn là nhằm cứu vớt các loại chúng sinh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng. 

Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sinh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sinh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sinh khởi chẳng rời sát na tâm sinh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát na tâm sinh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát na tâm sinh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp Niệm Phật. 

Diệu Nguyệt Cư sĩ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi thì hiện tiền chiêu cảm được y báo và chính báo của Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc. Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ Ðẳng tam muội (10) của đức A Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tịnh độ Tây Phương; vĩnh viễn xa lìa các đường ác, không còn sinh tử luân hồi. Đó gọi là quả vị Bất Thối Chuyển. Từ lúc ấy nhẫn đến về sau vượt qua Thập Ðịa, chứng Vô Thượng Giác (11).

Diệu Nguyệt nên biết, đây thật là pháp vi diệu thù thắng đệ nhất (12) mà chư Phật dùng để cứu độ khắp hết thảy chúng sinh. Đây thật là môn tu thích đáng, khế hợp mọi căn cơ mà chư Phật dùng để đưa hết thảy muôn loài xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết Bàn tại thế, thành Phật trong một đời (13). Đây là môn tu đại oai lực, đại phước đức mà chư Phật giúp chúng sinh vượt thắng thân phàm phu mà thâm nhập cảnh giới chân thường (14).

Đây là môn tu đại Bát Nhã (15), đại Thiền Ðịnh (16) mà chư Phật dùng làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sinh qua thấu bờ bên kia, không còn sinh già bệnh chết, hoàn toàn hưởng dụng pháp lạc.

Đây là môn tu đại trang nghiêm, đại thanh tịnh mà chư Phật dùng để đưa hết thảy chúng sinh vào giới luật, nhiếp chúng sinh vào oai nghi, an ổn khoái lạc (17).

Đây là một môn tu đại nhu hòa, đại nhẫn nhục mà chư Phật giúp hết thảy chúng sinh tự tại giữa khổ và vô thường mà thành tựu Tri Kiến Phật (18).

Đây là môn tu đại Bồ Ðề, đại siêu việt mà chư Phật dùng làm cứu cánh để giúp hết thảy chúng sinh thành Phật như Phật ngay trong một kiếp (19).

Đây là môn tu đại từ bi, đại dũng mãnh mà chư Phật dùng để giúp chúng sinh có được cái tâm bằng tâm chư Phật, có được cái nguyện bằng nguyện chư Phật, mau chóng vượt qua địa vị phàm phu và tự chứng pháp thân từng phần (20).

Lại nữa, trong quá khứ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp nhẫn lại đến nay, chư Phật cũng chỉ dùng một pháp Niệm Phật này để độ khắp chúng sinh. Trong hiện tại cũng có vô lượng vô biên hằng hà sa chư Phật ở mười phương cũng đang thuyết giảng giáo nghĩa Niệm Phật này để rộng cứu vớt chúng sinh.

Trong đời vị lai, tất cả chư Phật nếu muốn cứu vớt hết mọi chúng sinh thì cũng phải do nơi pháp Niệm Phật này. Do đó mà Như Lai bảo rằng Niệm Phật là vua của tất cả các Pháp (21).

Này Diệu Nguyệt Cư sĩ, hãy một lòng tin nhận lời dạy của Như Lai. Hãy ghi nhớ kỹ lời dạy của Như Lai. Hãy thực hành theo lời dạy của Như Lai, và hãy chứng đắc pháp nhẫn tối tôn, tối diệu, đệ nhất này mà Như Lai đã ban cho. (22)

Vì sao vậy? Vì pháp của Như Lai là chân thật, là giải thoát, là an vui, là thuận theo sở cầu, sở nguyện của mọi chúng sinh. Vì pháp của Như Lai là vắng lặng, không dính mắc, vô cấu nhiễm, thuận theo tình và tưởng của chúng sinh mà vẫn giúp chúng sinh thành tựu địa vị Phật Đà, không bị hư hoại, cho nên chẳng cần phải chán ghét lìa bỏ thế gian, ở trong chỗ ràng buộc mà tâm vẫn tự tại, thọ dụng pháp lạc; và sau khi lâm chung được sinh về cõi Phật A Di Đà (23).

Các bạn đồng tu thân mến!

Pháp môn niệm Phật là quan trọng như thế nhưng muốn được Phật A Di Đà và đức Quán Thế Âm tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc thì đức Phật nói rõ là phải thực hành Tứ Trọng Ân. Chúng ta lắng nghe lời Phật dạy để thấy rõ điều này. 

Phải biết ơn Phật:

“Này Diệu Nguyệt! Thâm Trọng Tâm nghĩa là đem tấm lòng sâu xa và cẩn trọng mà cảm mộ ân đức của Tam bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sinh (53).

Trong quá khứ vô lượng vô biên na do tha vi trần kiếp, chư Phật vì thương xót chúng sinh mà xả bỏ đầu, mắt, tay, chân, thân mạng, tài sản, quyến thuộc... để tìm cầu chính pháp, tu Bồ tát đạo, giáo hóa muôn loài, làm cho ai nấy đều được lợi ích.

Đời đời kiếp kiếp, chư Phật hằng theo dõi và thương tưởng đến mỗi một chúng sinh, luôn luôn tìm cách nhổ bật gốc rễ tham ái, đập tan gông cùm sinh tử, làm khô cạn biển khổ vô minh, mãi phát tâm quảng đại, tâm kim cang, tâm vô phân biệt mà rọi sáng lối về cho mọi hữu tình. Vì thế mà người niệm Phật phải phát khởi cái tâm chí sâu xa và cẩn trọng để tưởng niệm, cảm mộ ân đức ấy.

Nhưng chư Phật muốn tế độ tất cả chúng sinh thì cũng phải lấy chính pháp làm phương thuốc hữu hiệu trị dứt những bệnh tham ái, dùng chính pháp làm thuyền bè đưa chúng sinh qua đến bờ giác ngộ (54).

Dùng chính pháp làm tuệ kiếm chặt đứt mọi trăn trói phiền não, làm ngọn đuốc dẫn dắt ra khỏi đêm dài vô minh, làm chất đề hồ chữa lành mọi thứ sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não, dùng chính pháp làm đôi mắt cho chúng sinh nhìn rõ Thật Tướng.

Người niệm Phật phải biết cảm mộ ân đức cao dầy của chính pháp, phải luôn luôn báo đáp ân đức ấy bằng cách đọc tụng kinh điển Đại thừa và giảng nói cho kẻ khác, khuyên bảo mọi người quy y, bố thí, trì giới, thiền định khiến sao cho chính pháp được lưu hành rộng khắp nhân gian, ai nấy đều được hưởng dụng Cam lồ vị (55).

Biết ơn Thầy dẫn đạo:
 
Dù đã phát nguyện quy y Tam bảo, nhưng người trực tiếp khai sinh tính mạng tuệ giác ở nơi ta chính là Thiện tri thức, gồm có thánh tăng, phàm tăng, sư trưởng và các bạn đồng tu, đồng học.

Thiện tri thức là cửa ngõ xu hướng Nhất Thiết Trí, vì làm cho chúng sinh đi vào Như Thật Đạo (56).

Thiện tri thức là cỗ xe xu hướng Nhất Thiết Trí, vì đưa tất cả chúng sinh tới Như Lai Địa (57).

Thiện tri thức là thuyền bè xu hướng Nhất Thiết Trí, vì vận chuyển tất cả chúng sinh đến bờ giác.

Thiện tri thức là ngọn đèn xu hướng Nhất Thiết Trí, vì khiến chúng sinh có được ánh sáng Phật Tri Kiến.

Thiện tri thức là con đường xu hướng Nhất Thiết Trí, vì dẫn dắt chúng sinh vào cửa thành Niết bàn. Thiện tri thức là thuyền bè xu hướng Nhất Thiết Trí, vì vận chuyển tất cả chúng sinh đến bờ giác (58).

Thiện tri thức là cây đuốc xu hướng Nhất Thiết Trí, vì làm cho chúng sinh thấy rõ con đường yên lành hay hiểm trở.

Thiện tri thức là chiếc cầu xu hướng Nhất Thiết Trí, vì tiễn đưa chúng sinh qua khỏi chỗ hiểm ác (59).

Thiện tri thức là lọng che xu hướng Nhất Thiết Trí, vì làm cho chúng sinh che núp dưới bóng râm đại từ mát mẻ.

Thiện tri thức là cặp mắt xu hướng Nhất Thiết Trí, vì khiến chúng sinh nhận rõ Pháp tính.

Thiện tri thức là thủy triều xu hướng Nhất Thiết Trí, vì làm cho chúng sinh đầy đủ nước Đại Bi.

Biết ơn cha mẹ vị Phật trong nhà:

“Kế đó, là ân đức của cha mẹ, chín tháng cưu mang, nhường khô nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, quần áo chăn màn, nuôi con khôn lớn, suốt đời tận tụy, đến chết chưa nguôi. 

Và cuối cùng là ân đức của chúng sinh, cung ứng ẩm thực, y dược, tọa cụ, văn tự, tri kiến, bảo hộ...(60)

Do vậy, người niệm Phật phải lấy tâm chí sâu xa, cẩn trọng mà cảm mộ ân đức thiện tri thức, cha mẹ, chúng sinh v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.”

Các bạn đồng tu thân mến!

Một yếu tố khác vô cùng quan trọng đức Phật dạy chúng ta là phải phát tâm Đại thừa, chăm lo hoằng dương Phật pháp để làm lợi ích cho mọi người. Có vậy mới đồng với tâm nguyện, sở nguyện, y báo, chính báo của Phật A Di Đà khi mãn báo thân mới được Phật A Di Đà và đức Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc, sinh trên sen báu mau thành Bồ tát Bất Thối, thành Phật.

Chúng ta nghe tiếp lời Phật dạy:

Này Diệu Nguyệt! Hồi hướng phát nguyện tâm (61) nghĩa là dấy động cái tâm chí như thế này: Không riêng gì bản thân mà cầu xuất ly Ta bà loạn trược, khổ não. Trái lại, phải nguyện vì hết thảy chúng sinh khắp ba cõi sáu đường mà cầu vãng sinh Cực Lạc, chóng thành tựu Phật đạo để tế độ quần mê. 

Tại sao vậy? Vì muốn có cái quả đức siêu việt tối thượng thì phải phát khởi cái tâm chí quảng đại, dũng mãnh (62). Người Niệm Phật nếu đem cái tâm thái hời hợt, hẹp hòi, yếu hèn, chỉ riêng vì giải thoát bản thân, thì chẳng bao lâu sẽ chiêu cảm cái quả báo nhỏ bé, nông cạn, tầm thường, không xứng hợp với bản hoài chư Phật, chẳng tương ứng cùng bản nguyện vĩ Đại Bi Trí Viên Mãn của Phật A Di Đà. Cho nên khó được tiếp dẫn về nơi cõi nước Tây Phương. 

Lại nữa, người niệm Phật còn phải đem tất cả công đức thực hành sáu Ba la mật, bốn nhiếp pháp, bốn vô lượng tâm, hoặc ba mươi bảy phẩm trợ đạo... mà hồi hướng khắp anh em, cha mẹ, bằng hữu, chư thiên, chư tiên, bốn loại chúng sinh kẻ oán người thân đều được an trụ trong hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật (63)”.

Cho nên hôm nay tôi cũng như tất cả các bạn đồng tu ở đây mới cảm động khâm phục tấm lòng chăm lo hoằng pháp của thầy Thích Diệu Thoa đã phát tâm đại lễ khởi công động thổ xây pháp đường trên núi chùa An Phúc này. Xin các quí vị dành tràng vỗ tay hoan hô ủng hộ thầy. 

(Phân tích sứ mạng của một ngôi chùa) 
Làm gì để được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc?

Các bạn đồng tu thân mến!

Tu xuất gia hay tại gia, là minh sư hay khờ dại, khôn hay dại, thắng hay bại v.v... điều quan trọng nhất chính là khi lâm chung có được Phật tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc hay không? 

Ở bài này tôi xin giới thiệu với các bạn chủ đề quan trọng nhất của người tu hành đó là: Làm thế nào để được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc?

Các bạn đồng tu thân mến!

Việc phải làm gì để được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc là vấn đề trọng đại nhất của bất kỳ một người Phật tử tu xuất gia hay tại gia là dành toàn bộ trí tuệ công sức cho công việc này. Nhiều người vẫn nhởn nhơ xem đây như là chuyện đùa, sống tu hành ở chùa mà vẫn không tinh tấn tu hành nghiên cứu Kinh điển làm theo lời Phật đã chỉ dạy mà chỉ lo cúng bái, xây chùa cho to hơn chùa khác, làm nhiều chuyện mông nung mà các Sư tổ đã nói: "Người ở trong chùa mà tâm ở ngoài chùa, miệng niệm Phật mà tâm chẳng niệm". 

Còn nhiều người tại gia thì càng không biết xem trọng, họ đến chùa hay Làng Phổ Đà, đạo tràng chỉ là để sinh hoạt cho vui, có bầu, có bạn mà không coi việc làm sao khi lâm chung để được Phật tiếp dẫn Tây Phương Cực Lạc lại cứ coi như không, chẳng phải là cái đích đến của mình. Đây chính là hoàn cảnh chân thật bức tranh hôm nay mà mọi người chúng ta đang chứng kiến. 

Vậy muốn khi lâm chung được Phật tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc thì phải làm gì? Có mấy việc phải làm cho bằng được như sau:

1. Một lòng tha thiết trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, một lòng cầu nguyện vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc. Thực hành đúng Tín, Hạnh, Nguyện như Phật đã chỉ dạy. 

Vậy thế nào là Tín? 

TÍN: là đỉnh cao của lòng tin. Lòng tin thì có thể lúc này tin mà lúc khác chưa chắc đã tin. Còn Tín là lòng tin sâu chắc không bao giờ thay đổi. Như câu: "Sông kia có thể cạn, núi kia có thể mòn mà lòng tin này không bao giờ thay đổi" thì đó là tín. 

Như trong kinh Pháp Hoa hay kinh Đại thừa Vô Lượng Thọ đức Phật hỏi ngài A Nan: "Lời Phật nói ra có hư dối chăng?" 

Ngài A Nan nói: "Thưa Thế Tôn! Mặt trời mặt trăng còn có thể rơi, Núi Diệu Cao có thể lung lay, còn lời Phật nói không bao giờ hư ngụy! Vì sao? Bởi ba nghiệp thân, khẩu, ý của Phật đã hoàn toàn thanh tịnh."

Ta tin đây là tin vào lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni là có thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, nơi đó không có nơi đâu trang nghiêm, thanh tịnh và đẹp đẽ bằng. 

Tin vào 48 lời nguyện hàm linh của Phật A Di Đà, Ngài luôn luôn từ bi, sẵn lòng dang tay tiếp dẫn những ai một lòng trì niệm danh hiệu của Ngài, một lòng cầu vãng sinh về đây, luôn biết sám hối các tội lỗi đã gây ra từ vô thỉ đến nay, ra sức làm công đức lành, phát tâm Bồ đề, hoằng pháp độ sinh. Năm tiểu kiếp đã qua, đã có không biết bao nhiêu là Bồ tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Trời, Người v.v...được Phật tiếp dẫn về đó tu hành thành Bồ tát Bất Thối, thành Phật. 

Ta tin ngay bản thân chúng ta đều có Phật tính sáng suốt, đủ trí tuệ, làm có vô lượng công đức, nhân duyên để được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc. Tin vào nếu chúng ta một lòng làm đúng như lời Phật dạy, y giáo lời Phật dạy trong kinh điển thì chúng ta sẽ được dự phần vào một trong chín phẩm sen vàng nơi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. 

Hạnh là gì? 

HẠNH: Tức là biến niềm tin ấy phải biến thành hành động cụ thể, lời nói đi đôi với việc làm, trong ngoài phải tương ưng, mồn niệm Phật và tâm cũng niệm Phật. Phải luôn phấn đấu giữ gìn ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý đều thanh tịnh, ngày đêm tinh tấn niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật không dời và coi tất cả công danh, địa vị, tiền của, sắc đẹp v.v... chỉ là hư ảo để không sa vào tham, sân, si, phát tâm Bồ đề, hoằng dương Phật pháp, thực hành mười hạnh Phổ Hiền để trang nghiêm thân như:

Kính Phật, kính Bồ tát, kính chư Thiên, kính Sư trưởng, kính Phật trong nhà (tức là bố mẹ), kính quốc gia nhân dân nơi mình sống, kính là yêu quý tất cả chúng sinh kể cả muôn loài muôn thú… đối nhân xử vật một cách tử tế, theo đúng nghĩa Đại thừa, Trang nghiêm, Thanh tịnh, Bình đẳng giác.

Hạnh tức là phải giữ giới luật mà quan trọng đó là giữ gìn năm giới căn bản: 1. Không sát sinh, 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm, 4. Không uống rượu, 5. Không nói dối.

Còn niệm Phật thì phải chí thành, tha thiết, rõ ràng thì mới có cảm ứng đạo giao để cảm động tới Phật mà khi lâm chung được Phật tới tiếp dẫn về Tây Phương. 

Còn niệm giả thì đến vỡ cổ họng cũng không bao giờ được Phật chứng. Miệng thì niệm chân thành như vậy còn tâm cũng phải niệm Phật, nghĩa là phải giữ giới thanh tịnh, phải biết lấy gương của Phật mà noi theo. Đây gọi là niệm Phật trong ngoài tương ưng, còn như trên đã nói, không thực hành làm như vậy thì đó là niệm giả không được Phật chứng thì sao nói có thể được Ngài đến tiếp dẫn khi lâm chung? 

“Con ếch chết tại miệng”, người tu hành không tiến lên được mà còn có thể bị đọa địa ngục A Tỳ là do đến chùa này nói xấu chùa kia, gặp thầy này nói xấu thầy kia. Đó là tội làm mất đoàn kết Tăng đoàn, làm chia rẽ tăng đoàn. Tội đấy rất nặng mà được ví như làm thân Phật chảy máu. Vậy làm sao có thể được vãng sinh? Cửa địa ngục mở ra mà họ không biết. Ngay đời này đã bị nghiệp dẫn vào ba đường ác thì nói gì đến chuyện khi lâm chung được Phật tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc để thành Bồ tát Bất Thối, thành Phật?

Muốn tu hành thành tựu đạo quả thì phải giữ ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh mà trong đó khẩu nghiệp là điều cực kỳ quan trọng. 

Vậy thế nào là Niệm giả: 

Những ai đến chùa hay đạo tràng, Làng Phổ Đà v.v...muốn niệm Phật tụng kinh mà không giữ gìn giới luật, làm việc buông lung thì đó là niệm giả và như vậy không thể được Phật chứng giám, làm sao có được cảm ứng đạo giao với Phật? Tu hành như vậy thì chỉ uổng công vô ích như là đem thóc mà vãi vào không gian hay trên sỏi đá sao mong có lúa mọc mà thu hoạch? 

Hay khi ngồi tụng kinh niệm Phật mà tâm để ở tận đâu đâu, kinh để trên kệ đó cũng chẳng thèm mở ra, đến tụng kinh niệm Phật mà như chạy show, thường là đến muộn, chạy vội vã nháo nhào, xem lo việc tụng kinh hay làm việc ở nhà mình là chính, nên tụng kinh mà chẳng thâm nhập được Phật Tri Kiến, chẳng biết Phật nói gì, hay xem việc trang nghiêm Tam bảo, việc tập thể làm phụ. 

Đến sinh hoạt thì nói chuyện toàn là Ta bà, buôn dưa lê, lời lẽ văng tục, nói xấu người khác, các sinh hoạt cồng đồng không tham gia thì làm sao có thể được Phật chứng cho và được Ngài tiếp dẫn. Đó chính là niệm giả. 

Niệm Thật như nói ở trên là miệng niệm, tâm niệm tương ưng, tai nghe rõ từng tiếng niệm danh hiệu Phật rõ ràng thâm nhập vào tâm thức từng lời từng tiếng liên tục không dứt thành dòng chảy liên tục. Từ lúc đi ngủ, đến khi thức dậy, điều đầu tiên làm chính là niệm Phật không dứt. Đó gọi là niệm Phật thành khối hay niệm Phật Tam muội. Người tu hành như vậy nhất định thành công. 

Nguyện là gì?

NGUYỆN: Nguyện là nguyện làm Phật để hóa độ chúng sinh vì thế mà phát sinh tâm nguyện cầu vãng sinh Tây Phương Cực Lạc. Đó là lời nguyện chân chính. 

Tình trạng ngày nay, có nhiều người muốn khi lâm chung được Phật đến tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc nhưng bản thân mình chỉ ngồi đó mà niệm, chẳng làm việc công đức, chẳng phát tâm Đại thừa, tham gia các lễ hội đi hoằng pháp lợi sinh, để chuyển bánh xe luân của Phật làm lợi sinh. Như vậy tâm Tiểu thừa này sao hợp với bản nguyện của Phật A Di Đà là hóa độ cứu vớt chúng sinh ở khắp mười phương, thì khi lâm chung sao có thể được Phật đến tiếp dẫn Tây Phương Cực Lạc? Vậy hóa ra anh về đó để hưởng thụ cho riêng mình anh?  Không thể có đạo lý này. 

Giáo án nói chuyện về Phật pháp kiết hạ năm 2017

Còn tiếp...
Cư sĩ Quảng Tịnh 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm