Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/02/2020, 08:18 AM

Tại sao ta nghèo và phương pháp thoát nghèo

Có bao giờ ta tự hỏi tại sao chúng ta nghèo chưa? Và là một người Phật tử, ta phải làm sao để thoát ra được cái nghèo đó một cách đúng chánh pháp? Nghèo có khổ không? Nghèo của thế gian khác gì với nghèo trong đạo pháp?

> Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Từ khi xã hội loài người bị phân hóa, những người chiếm giữ được nhiều của cải vật chất và nô lệ, bên cạnh những người không có tài sản gì, thì cũng chính từ đó, sự phân chia giai cấp và sự giàu nghèo được hình thành. Chúng ta sống xa những thời kỳ đó đã hơn hai ngàn năm, nhưng sự ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, và đó cũng là nhân tố gây nên bao sự đấu tranh, tội lỗi, gây nên bao hậu quả bất chấp mọi đau khổ của người khác. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao chúng ta nghèo chưa? Và là một người Phật tử, ta phải làm sao để thoát ra được cái nghèo đó một cách đúng chánh pháp? Nghèo có khổ không? Nghèo của thế gian khác gì với nghèo trong đạo pháp?…

Nghèo khổ sanh nhiều bất thiện nghiệp.

Nghèo khổ sanh nhiều bất thiện nghiệp.

Nghèo ngoài thế gian:

- Khách quan: Do điều kiện địa lý, thiên tai hạn hán, đất nước loạn lạc, giặc giã, bệnh tật.

- Chủ quan: Do thiếu hiểu biết trong làm ăn, không lao động hoặc không có kinh nghiệm lao động, làm ít tiêu xài nhiều, phóng túng, không có những người bạn lành, sử dụng tài sản không đúng mục đích.

Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt ghi: “Có sáu nguyên nhân phung phí là đam mê rượu chè, du hành đường phố phi thời, la cà hí viện đình đám, đam mê cờ bạc, giao du bạn ác, quen thói lười biếng”.

Trong kinh Tăng Chi Bộ III, đức Thế Tôn có dạy: “Sự nghèo khổ là một sự đau khổ cho người có tham dục ở đời do không có sở hữu, sống túng thiếu, phải mắc nợ, chấp nhận tiền lời, khi thời hạn đến không trả được tiền lời bị người hối thúc, theo sát gót, bị truy tìm và bắt trói”.

Thực hành văn, tư, tu để đạt đến trí tuệ vô thượng, điểm then chốt là niềm tin bất động vào Tam Bảo, thành tựu giới luật đưa đến thiền định, mới giải quyết tất cả cội gốc của mọi đau khổ, sanh tử.

Thực hành văn, tư, tu để đạt đến trí tuệ vô thượng, điểm then chốt là niềm tin bất động vào Tam Bảo, thành tựu giới luật đưa đến thiền định, mới giải quyết tất cả cội gốc của mọi đau khổ, sanh tử.

Từ “nghèo khổ” không được đức Thế Tôn đề cập trong Khổ đế, mà nó được hình thành trong ngôn ngữ của người thế gian. Thân nghèo thường đi với phận hèn, đi theo sự thua thiệt, sự khinh khi và cũng có lúc là miệt thị.

Nghèo khổ sanh nhiều bất thiện nghiệp. Kinh Bát Đại Nhân Giác có chép: “Bần khổ đa oán, hoạnh kết ác duyên. Bồ-tát bố thí, đẳng niệm oán thân, bất niệm cựu ác”. (Nghèo khổ sinh oán hận, tạo nhiều ác duyên. Bồ-tát cần bố thí, không phân biệt ghét thương, không nhớ nghĩ việc ác đã qua).

Nghèo trong đạo pháp:                                                

Không có lòng tin, không có hổ thẹn, không biết sợ hãi, không siêng năng, thiếu hẳn trí tuệ.

Mỗi người đệ tử Phật cần lưu tâm cải thiện đời sống của mình, nhằm thoát ra đời sống nghèo nàn về vật chất và tinh thần.

Mỗi người đệ tử Phật cần lưu tâm cải thiện đời sống của mình, nhằm thoát ra đời sống nghèo nàn về vật chất và tinh thần.

Kinh Hoa Nghiêm chép: “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu, tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn, tín năng siêu xuất chúng ma lộ, tín năng đắc nhập Tam-ma-địa, tín năng giải thoát sanh tử hải, tín năng thành tựu Phật Bồ-đề”.

Phương pháp thoát nghèo:

Hăng say làm ăn, có tính toán suy lường kỹ càng trước khi làm một việc gì đó. Chi tiêu hợp lý, biết bố thí để tạo quả giàu có về sau.

Thực hành văn, tư, tu để đạt đến trí tuệ vô thượng, điểm then chốt là niềm tin bất động vào Tam Bảo, thành tựu giới luật đưa đến thiền định, mới giải quyết tất cả cội gốc của mọi đau khổ, sanh tử.

Hăng say làm ăn, có tính toán suy lường kỹ càng trước khi làm một việc gì đó. Chi tiêu hợp lý, biết bố thí để tạo quả giàu có về sau.

Hăng say làm ăn, có tính toán suy lường kỹ càng trước khi làm một việc gì đó. Chi tiêu hợp lý, biết bố thí để tạo quả giàu có về sau.

Như vậy, mỗi người đệ tử Phật cần lưu tâm cải thiện đời sống của mình, nhằm thoát ra đời sống nghèo nàn về vật chất và tinh thần. Chúng ta muốn là người giàu có chân chính lương thiện, thì cần nỗ lực hăng say trong những phương pháp trên. Và đặc biệt, muốn được giàu có đích thực theo đúng chánh pháp, thì cần kiện toàn đầy đủ về cả hai yếu tố thân và tâm. Chỉ có gia tài Phật pháp mới thật sự là sự giàu có bền vững, nó nhờ vào lòng tịnh tín Tam Bảo và thành tựu giới luật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm