Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/03/2013, 10:54 AM

Tâm nguyện của một sư cô với vùng quê nghèo

Câu chuyện bắt đầu khi Sư cô Nhuận Hoa về hoằng pháp ở chùa Long Nguyên (ấp Bắc 3, xã Hoà Long, TP.Bà Rịa). Trước đây, chùa Long Nguyên là chùa tư; khi chủ nhân qua đời, người kế thừa muốn tháo dỡ ngôi Tam bảo và bán đất cho doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm.

“Từ Tiền Giang đến, nghe được chuyện, vậy là Sư cô Nhuận Hoa lập tức quay ngược về nơi trú xứ nhờ người thân cho vay tiền để giữ lại cái chùa cho bà con tu học. Rồi cái duyên, cái nợ gắn kết Sư cô với vùng đất nghèo này từ ngày đó”, bác Hai Liên nhà cạnh chùa giải thích.

                                         Sư cô Nhuận Hoa - Ảnh: Hạnh Ý

Trước đây, vùng đất này được mệnh danh là vùng đất “chết”, vấn đề an ninh nơi đây khá phức tạp. Chùa nằm gọn lõm trong vùng sâu, bên phải là trại cai nghiện, còn bên trái là khu cờ bạc, ăn nhậu quanh năm. Vì thế, khi nghe sư cô muốn mua và giữ lại chùa Long Nguyên, không chỉ bà con Phật tử thân tín mà một số dân quân ở đây cũng ngăn cản. Nhưng không một ai ngăn được sư cô cả.

Gắn bó với sư cô từ ngày vừa mới về chùa, cô Hương Nhẫn chia sẻ: “Vì khuyên không được sư cô nên tôi mới về đây để giúp sư cô. Về đây, vừa làm xong thủ tục đất đai, sư cô ngày đêm dọn dẹp, khai hoang. Ròng rã mấy tháng liền, đám cỏ tranh mới nhổ sạch; làm được như vậy tưởng đâu cánh cửa chùa sắp được đón tiếp bà con ai dè chính quyền vào làm khó, không cho sư cô ở chùa. Ngày thì cô ở chùa trồng rau, đêm ở núp nhà dân. Đến khi chính quyền biết người dân che chở, họ quyết định trục xuất, không cho cô tá túc ở Vũng Tàu nữa thì may sao, cô Huệ làm trên huyện nghe tin. Cô Huệ nhờ bạn bè giúp đỡ, cuối cùng sư cô mới được yên thân ở nơi đây”.

Khi hợp lệ giấy phép rồi, sư cô lại vất vả dãi nắng, dầm mưa ngoài vườn cuốc đất, trồng rau bán lấy tiền tu sửa dần ngôi Tam bảo. Không ngại gian khó, vào những ngày rằm, ngày vía, sư cô tranh thủ thời gian nấu thức ăn chay ra chợ bán. Rồi gánh nặng đặt thêm lên vai sư cô khi mà lần lượt các chú tiểu đến độ tuổi đi học. Cùng một lúc phải lo cho 8 đệ tử đến trường, ngoài việc trồng rau, sư cô phải mở thêm quán chay để có thêm thu nhập tự túc nhà chùa.

Ban ngày thì bận việc ngoài vườn, ngoài quán, đêm thì hầu như thức trắng để xem bài vở, dạy giáo lý cho đệ tử. Cực là vậy nhưng thời công phu nào sư cô cũng chu toàn. Chú Long, trưởng ấp kể: “Hầu như chiều tối và khuya nào sư cô cũng tụng kinh. Bữa nào gà gáy mà không nghe tiếng sư cô là biết bữa đó sư cô bệnh. Cô chấp pháp nghiêm ngặt, dạy đệ tử cũng nghiêm, vậy nên mấy chú tiểu lớn lên, ai cũng dễ thương hết”.

Có đến và tận tai nghe chính quyền kể lại cuộc hành trình tu tập, sự dấn thân hoằng pháp của cô, tôi mới biết vì sao người dân xứ đất đỏ này lại thương, quý và kính trọng sư cô nhiều đến vậy.

Chú Thiện Hạnh - Ủy viên Ban Hướng dẫn Phật tử TP.Bà Rịa bày tỏ: “Trước đây, hễ cứ nói đến chùa chiền là đa phần người dân, cán bộ không thích. Ngày lễ Phật đản, chùa treo cờ là vài phút sau bị nhổ sạch. Giờ thì không vậy nữa. Sư cô hay phát quà từ thiện; chùa trồng được rau, cải là sư cô chia cho bà con nên người dân họ có thiện cảm. Biết sư cô tốt bụng, hoan hỷ, không chấp chuyện xưa, mới đây có người còn mang con bỏ trước cổng chùa để sư cô nuôi dưỡng. Tưởng nuôi xong 8 chú học hành, giờ được nghỉ ngơi ai dè sư cô phải nuôi tiếp trẻ mồ côi”.

Thầy Thích Nguyên Bình, Chánh đại diện Phật giáo TP.Bà Rịa nhận xét: “Trước những nghịch duyên có người dễ dàng buông xuôi, có người than thân trách phận nhưng Sư cô Nhuận Hoa thì nhẫn nại, không ngại ở lại chốn quê nghèo. Thể hiện bản lĩnh chịu thương – chịu khó của người đệ tử Phật, sau 12 năm khổ hạnh cuối cùng rồi cô cũng đã thực hiện được cái điều mà không ai ngờ. Đó là, đã giữ được ngôi Tam bảo chùa Long Nguyên và truyền ánh sáng Phật pháp cho bà con sinh sống trên địa bàn”.



Tác giả: Ngọc Trân/Nguồn: Giác Ngộ Online
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm