Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/01/2013, 11:24 AM

Tâm Thư Pháp của Thầy Chính Trung ở chùa Xá Lợi

Thầy Chính Trung dành ra các ngày chẵn trong tuần: thứ 2, thứ 4 và thứ 6 và cả chủ nhật nữa để có mặt tại thư viện chùa Xá Lợi, Quận 3, để hướng dấn những ai muốn học tâm thư pháp, để phân tích từng nét, ý nghĩa từng phần trên mỗi con chữ

Ở Sài Gòn ai cũng biết thầy, nhất là dân thích thư pháp và nghệ thuật. Tôi thì, cứ vào Sài Gòn là nhất định tôi đến thăm thầy, thăm thư viện có nhiều sách hay và quý do chính thầy làm thủ thư, ngắm biết bao bức thư pháp do chính thầy sáng tác và uống trà, đàm đạo với thầy. Thầy có cái tên cũng rất ý nghĩa: Chính Trung.

 

Tôi mê thư pháp nên trong nhà tôi có đến mấy chục bức thư pháp. Bao nhiêu năm nay, mỗi lần Tết đến, tôi hay đi mua hay xin chữ ở Tây Hồ và các chùa tại Hà Nội. Tôi mải mê ngắm vẻ đẹp của từng con chữ, mỗi nét chữ. Chủ yếu đó là chữ hán và tôi cảm nhận rất rõ vẻ đẹp và ỹ nghĩa của những tác phẩm này.

Tuy nhiên vài năm gần đây tôi mới biết đến thư pháp tiếng việt. Rồi đặc biệt tôi có duyên lành biết đến một môn nghệ thuật mới – Tâm Thư Pháp. Người đầu tiên giảng cho tôi, chỉ ra cho tôi sự kỳ diệu này chính là thầy Chính Trung ở chùa Xá Lợi, TP HCM.

Thầy Chính Trung dành ra các ngày chẵn trong tuần: thứ 2, thứ 4 và thứ 6 và cả chủ nhật nữa để có mặt tại thư viện chùa Xá Lợi, Quận 3, để hướng dấn những ai muốn học tâm thư pháp, để phân tích từng nét, ý nghĩa từng phần trên mỗi con chữ cho bất cứ ai quan tâm. Bạn ngắm các bức thư pháp đã thích, nhưng nếu được trực tiếp nghe thầy Chính Trung giảng, phân tích nữa thì chắc chắn bạn còn mê hơn. Tâm thư pháp rất rất đặc biệt.

Thầy Chính Trung luôn sẵn lòng giảng cho bạn về hình tượng hóa những con chữ để có tính phổ quát cao, về bút lý, tức cơ sở của bút viết, rằng tại sao lại viết như vậy. Thầy phân tích rõ rằng cần có cả 2 thứ: đúng nghĩa và thể hiện ý tưởng của mình trong từng nét chữ.

Thầy Chính Trung giảng cho các trò cách viết thư pháp (tôi nghĩ là sáng tác thì đúng hơn). Rằng viết thư pháp như người quét nhà. Đơn giản vậy. Đưa ngọn bút qua phải để quét về bên trái. Đưa ngọn bút lên trên để quét xuống dưới. Thật tuyệt diệu và dễ hiểu.

Thầy Chính Trung nói rằng viết thư pháp chính là việc co duỗi các ngón tay, để thể hiên từng con chữ theo thư pháp. Rằng mỗi nét chữ của tâm thư pháp đều hàm chứa ý nghĩa. Và rằng chúng ta phải thật sự sáng tác bằng tâm. Đúng vậy, khi ngắm các bức thư pháp của thầy tôi thấy khách tham quan phân tích, cảm nhận và suy luận theo rất nhiều góc độ khác nhau!

Trong những chữ được tặng, tôi rất thích chữ Nhẫn. Chữ NHẪN của thầy đặc biệt ở chỗ dấu ngã được thầy đặt bên dưới. Và dưới cùng là câu do chính thầy viết: “Nhờ ân nhân ngã nhẫn”. Hóa ra nhờ ơn của mọi người quanh mình ta mới nhận ra bản ngã của mình, mới biết cái tôi của mình. Hóa ra mình cần đưa mọi người lên trên, còn ta và cái ngã của ta cần đưa xuống dưới cùng. Hóa ra cần khiêm cung và hạ thấp mình xuống. Và không thể không cám ơn bất cứ ai quanh mình đã tạo duyên để ta tu tập. Chính những ai mắng chửi ta, nộ nạt ta, đối xử không tốt với ta là những bậc thầy tuyệt vời. Đó chính là pháp để ta tu tập, để có hạnh nhẫn.

Thầy Chính Trung rất thích uống trà. Thầy thường xuyên trực tiếp pha trà mời các học trò của mình. Biết vậy nên nhiều trò hay mang trà bắc vào tặng thầy. Mỗi lần pha trà và nhìn các trò uống trà, thưởng thức trà thầy rất vui. Thầy bảo các trò rằng, muốn sáng tác được những bức tâm thư pháp hay, ý nghĩa và đẹp cần tĩnh tâm, cần thiền, cần toàn tâm và thả tâm mình vào từng nét chữ.

Các học trò đều rất thích trà do thầy pha. Ai cũng khen ngon. Hình như tất cả bởi thầy pha bằng tâm thanh tịnh của mình, bởi thầy thiền khi pha trà, bởi tình cảm thầy dành cho các trò.

Thầy Chính Trung rất hay cười và cười rất tươi. Nét cười của thầy rất tự nhiên và nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như chính cây bút của thầy vậy. Nụ cười của thầy rất khoan thai và mềm mại, y như những nét thư pháp đang trưng bày khắp các bức tường trong thư viện của chùa Xá Lợi.

Thầy Chính Trung luôn tận tâm dạy các trò viết thư pháp. Hàng trăm trò của thầy đã học và đã có những tác phẩm tuyệt vời. Trò của thầy đang sống khắp nơi trên thế giới. Tôi chứng kiến có trò từ Hoa Kỳ bay về thăm thầy. Nhìn cách nói chuyện và ánh mắt của vị khách phương xa, tôi hiểu rằng tâm thầy Chính Trung rất lớn. Rằng các trò, không phân biệt lứa tuổi, đều rất yêu quý và cung kính thầy.

Tâm của thầy Chính Trung rất rộng. Tâm thư pháp do thầy sáng tác quá tuyệt. Nhiều trò nói với thầy rằng chùa Xá Lợi cần có them tên mới : Chùa Thư Pháp. Thầy cười rất tươi và bảo: Uống trà đi các con!

Lần này vào Sài Gòn, tôi quyết định đề nghị thầy dạy viết thư pháp. Thầy đồng ý ngay. Trong 1 buổi sáng tôi đã học được cách cầm bút, học xong 6 nét căn bản, biết các thủ pháp cơ bản và có trong đầu nguyen tắc viết tâm thư pháp. Thật kỳ diệu!

Thư pháp là 1 nghệ thuật. Tâm thư pháp phải là nghệ thuật của nghệ thuật. Viết tâm thư pháp quan trọng nhất là tâm người viết. Nếu chúng ta viết bằng tâm, nhất định người xem sẽ cảm nhận được.

Khi tôi nói rằng sẽ viết vài nét về chân dụng thầy gửi cho trang tin điện tử của Giáo hội, thầy bảo viết làm gì. Có gì đâu. Rằng thầy chỉ có 1 tài sản duy nhất là tâm thôi. Còn những bức thư pháp mà tôi thấy chỉ là 1 phần của Tâm!


Tôi vui mừng hơn khi biết thầy vừa hoàn thành bản thảo cuốn sách “Đắc nhân tâm trong tâm thư pháp”. Tuyệt vời! Đây chắc chắn là cuốn sách về đắc nhân tâm theo phong cách Phật giáo rất hay mà biết bao học trò và phật tử cũng như những ai quan tâm đến thư pháp và nghệ thuật đón chờ./.


Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm