Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tản mạn "nghiệp" truyền thông

Khóa Bồi dưỡng đã khép lại một tuần rồi, nhiều bài viết của nhiều tác giả cũng đã được cập nhật, vậy còn gì để viết? Tôi có đặt vấn đề như vậy nhưng sao vẫn muốn trải lòng một tí, tản mạn một tí, mông lung một tí về khóa Bồi dưỡng này.

Phải chăng đây cũng là cái bệnh của kẻ ưa viết lách. Thật sự ý kiến nêu ra cũng chẳng có gì mới mẻ. Thời Phật tại thế Ngài đã nói kinh Ức Già Trưởng giả, dạy cho phật tử tại gia tu hành như thế nào với rất nhiều chi tiết cho cuộc sống hằng ngày vào thời đại đó.
    
Ở thời đại này, thời đại của xa lộ thông tin, người viết xin dùng chữ tản mạn là do việc tu học, hay viết lách hằng ngày chẳng có đầu đuôi xuôi ngược, để xin người đọc cũng đọc theo tinh thần tản mạn, cho "vui cửa vui nhà", xin đừng dùng kính hiển vi soi lên chữ nghĩa. 
   
Đa số chúng ta đều thấm nhuần tam Quy, ngũ Giới, thập Thiện,... và một phần nào đã đem áp dụng vào đời sống hằng ngày - đời sống hằng ngày hiện nay tại các xã hội công nghệ với tốc độ xoay đến chóng mặt cũng đặt ra lắm vấn đề cho "thiện nam tử, thiện nữ nhân" của thế kỷ 21. Còn riêng với những người được gọi là làm truyền thông như chúng ta thì có thể sai khác với mấy ngàn năm trước, dù rằng cơ bản vẫn giống nhau là truyền thông tin đi. Khác nhau ở điểm nào? Như Tiến sĩ Bùi Hữu Dược có nói, ngày xưa thì đi bộ, truyền thông nhanh nhất là cưỡi ngựa, hay chạy bộ. Còn thời đại ngày nay, sáng ra lái xe đi làm hay cuối tuần phóng xe đi chơi, ta đều phải đối diện với chuyện đúng giờ, phải nhanh, lâu ngày áp dụng vào chuyện viết lách truyền thông, ta có thói quen cũng muốn viết nhanh, muốn "tức khắc khai ngộ" cho số đông vì từ ngày này sang ngày khác coi bộ lâu quá, sự kiên nhẫn sẽ tàn lụi dần theo thời gian.
Tác giả (áo nâu) bên những "đồng nghiệp" tại khóa Bồi dưỡng
Khốn thay, dục tốc bất đạt, ta phải "viết tốc độ", như sửa lại tốc độ chiếc xe, tốc độ lối sống, bước đi, tốc độ suy tư, mỗi ngày tự vấn không phải là "tâm động hay phướng động" mà còn là "tâm động hay ngòi bút động", phải tạo cơ hội dừng lại định tâm nhìn lại, phản quan, quán chiếu chân tâm, bản lai diện mục.

Sự dừng lại này ít nhất cũng giúp chúng ta tránh căng thẳng, giảm lượng "adrenaline", do đó giảm thiểu lượng cholesterol trong máu. Nếu ta chấp nhận Tịnh độ là đây, Niết bàn là nơi không đến không đi, không trên không dưới, không một không hai ... thì không gì mà vội, mỗi ngày lái xe, nhìn đồng hồ tốc độ, giảm bớt lại, hít thở, niệm Phật vài tiếng, nhớ lại vài ba câu Kinh, soát lại cái tâm vô niệm vốn sẵn có trong mình, phải chăng cũng là một pháp tu thú vị và thực tế hiện nay trong công tác truyền thông phải không quí vị? 
   
Viết bằng tâm xả

Chắc quí vị thỉnh thoảng cũng nhìn lại và dọn dẹp cái nhà xe và tầng trệt ngổn ngang của nhà mình với bao nhiêu vật dụng mua xong dùng một vài lần rồi bỏ, không bao giờ ngó ngàng tới mà vẫn cất đấy từ năm này sang năm khác.

Nói theo ví dụ của đức Phật là hãy bỏ bớt mấy con bò đi, đời sống mới hạnh phúc, phải chăng những người làm truyền thông chúng ta cũng nên tập bỏ bớt hơn thua,bỏ bớt tranh luận,nhìn mọi việc từ nhiều góc độ, ta sẽ có những bài viết khoa học và thiết thực hơn.
   
Riêng tôi mỗi ngày ngồi thiền tập quan sát vô thường,quán sát nhân duyên….để tu hạnh xả. Lâu ngày quen dần, chắc chúng ta sẽ bước đến tiến trình rút từ từ những tà kiến, vọng thức ra khỏi tầng hầm "A lại gia thức" mà ta đã tàng trữ đủ thứ nghiệp chướng trong nhiều đời nhiều kiếp. Phải chăng tâm vô niệm là kết quả của một tàng thức trống rỗng để ta nhìn nhận sự việc bằng con mắt trí tuệ và chính kiến hơn,thì sẻ có những bài viết trung thực và hiệu quả cao.
   
Viết bằng con mắt trí tuệ

Hơn bao giờ hết ta cần tu con mắt một cách tuyệt đối. Ta tu chưa cao, xin chớ quán bất tịnh, vì quán bất tịnh mà thôi sẽ không đủ, trước các cảnh bạo động không hề có ở các thế kỷ trước. Con người qua kỹ thuật đã tạo được thiên lý nhãn vạn lý nhĩ, nhưng đồng thời cũng gây rắc rối cho việc định tâm. Tựu trung nhận định bằng vô minh mang lại nhiều tác hại cho xã hội, cho quốc gia nhất là tinh thần của nhân loại.
Quang cảnh Khóa Bồi dưỡng
Đặc biệt cho kẻ viết lách như chúng ta lấy định tâm làm nền tảng cho việc  truyền thông sẽ bớt bao việc hiểu nhầm, bao nhiêu sự tranh cãi, chọn chương trình nào để viết là do quyết định từng cá nhân, mục đích chung của phật tử vẫn là làm sao cho việc giảm ác, tăng thiện trong từng giờ từng phút. Tuy nhiên bỏ hẳn sự tranh luận trong thời đại này là không nhập thế. Mà mỗi bản thân chúng ta chọn truyền thông bằng phương tiện nào vừa lợi lạc số đông vừa mang tính Từ Bi nhất, đồng thời cũng tự khuyến cáo mình mỗi ngày nên viết gì có lợi lạc cho số đông cũng là một lối tu tỉnh thức rất thực tế và thường xuyên. 
 
Viết bằng Chính kiến

Xa lộ thông tin đã thay đổi toàn bộ lối sống nhân loại, dĩ nhiên đã thay đổi trong bao năm nay lối truyền bá đạo pháp, làm cho kẻ tu huệ rất tiện lợi trong vấn đề học. Tuy nhiên bao nhiêu lượng thông tin thì đủ? Xin các bậc thức giả góp ý. Đừng để cho lượng thông tin làm ta "tẩu hỏa nhập ma". Chọn thông tin đúng đắn để viết là vấn đề của chuyên môn từng ngành.

Ví dụ những thông tin về không gian, vật lý, y khoa... phần lớn chỉ hữu ích cho các chuyên gia của các ngành đó. Vấn đề thực tế đặt ra ở đây là khi thông tin được đưa lên "mạng" bởi các vị không chuyên môn thì sao. Trí tuệ phàm phu có giới hạn, ta phải Văn, Tư đến mức nào mới bắt đầu viết. Áp dụng thông tin qua viết,nói  trên mạng lưới đến mức nào trong việc tu học là do từng mức độ của mỗi cá nhân. Chỉ xin gióng lên một hồi chuông báo động là xin đừng làm tế bào thần kinh mệt mỏi quá độ, não bộ sẽ không còn năng lượng để phân biệt giữa tà và chính pháp, tâm sẽ không định để thoát khỏi phiền não. Nói một cách đơn giản hơn là ta hãy làm chủ cái máy đừng để cái máy làm chủ ta và ta chọn thông tin để phát huy trí tuệ tu học chứ không để trí tuệ bị mờ ám vì các thông tin vô bổ. 

Tản mạn cho nhiều, nhưng chung chung loài người của thế kỷ hiện đại cũng chẳng khác ngày xưa bao nhiêu, cũng từng ấy tham sân si, cũng từng ấy hỉ nộ ái ố, nghiệp chướng cũng trùng trùng duyên khởi. Do vậy mà các nguyên tắc đối trị nay không khác xưa. Lời Phật dạy cho Ức Già trưởng giả mấy ngàn năm về trước vẫn còn vô cùng giá trị cho tất cả chúng ta. Hãy bỏ tâm phân biệt xưa nay để hành trì chính pháp cho thân tâm an lạc xã hội an lành. Hãy dùng Tâm tĩnh lặng mà truyền thông tin sẻ đem lợi lạc biết bao khi ta dùng tâm Hỉ Nộ Ái ố….

Tản mạn cho nhiều nhưng thật tâm tri ân Ban TTTT T.Ư GHPGVN, Hòa thượng Trưởng ban đã tạo điều kiện cho những người làm truyền thông chúng ta có duyên hội ngộ, có điều kiện trao đổi những suy tư, những trăn trở về vận mệnh Phật giáo, vận mệnh nứớc nhà, vận mệnh của xa lộ thông  tin trong thời hiện đại…

Thật lòng cảm ơn những cái bắt tay, những lời chào thân ái của quí huynh đệ gần xa dù chỉ gặp nhau trên facebook

Cảm ơn các bạn trẻ đã dành tình cảm ưu ái cho một cộng tác viên nơi Tây Nguyên quê mùa mộc mạc như tôi.

Tri ân BTC đã dành một không gian thật đẹp để tổ chức khóa bồi dưỡng…nhưng (có lẽ cũng là cái tật nghề nghiệp) nhưng nếu các bạn trẻ trong nhóm quay phim, ghi hình khoác lên người bộ đồng phục khi đi lại trước Chư tôn đức và tất cả hội chúng thì có lẽ sẻ có một không gian hoàn mỹ hơn!
 
Qua bao nhiêu lời tản mạn, qua không biết bao nhiêu tư duy về Phật pháp tôi vẫn thấy cái vốn liếng hiểu biết hữu ích cho việc tu học hằng ngày vẫn là cái vốn đầu tiên truyền tới mọi người bằng con đường truyền thông.

Ngồi viết bài này con xin cung kính đảnh lễ đấng Từ Phụ mà giáo lý của Ngài đã in dấu ấn cho nhân loại qua mấy ngàn năm vẫn còn giá trị. Có lẽ chăng, mấy ngàn năm về trước cái tâm con người cũng hồn nhiên trong trắng như cái tôi của thời thơ ấu, nên việc truyền đạt giáo pháp của Ngài cũng dễ in sâu trong tâm khảm không dễ gì phai nhạt. Những gì Ngài nói cho Ức Già cư sĩ cũng vẫn còn vang vọng và hữu ích cho chúng ta ngày nay, cho một lối viết ích mình lợi người; cõi nhân sinh sẽ bớt rất nhiều phiền não và khổ đau. 

Ngọc Chơn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Phật giáo thường thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Phật giáo thường thức 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Phật giáo thường thức 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Phật giáo thường thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm