Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/04/2015, 11:25 AM

Tân và "tân viên tịch"

Sau năm 1975, không hiểu lý do nào, trong Phật giáo thường dùng chữ "tân" chỉ cho một vị vừa viên tịch mà trước 1975 không hề thấy xuất hiện.

Theo Từ điển của Thiều Chửu, Tân có 10 chữ chỉ cho văn nghĩa khác nhau, trong số đó, chỉ có chữ Tân là mới đang áp dụng cho trường hợp một vị vừa viên tịch.

Tân đối nghĩa với cựu, nghĩa là mới và cũ, ví dụ tân Thủ tướng và cựu Thủ tướng; nghinh tân tống cựu…Thế thì tân viên tịch phải có cựu viên tịch, ngôn ngữ Việt Nam không hề có như thế.
 Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ai là người đầu tiên khởi xướng dùng chữ tân áp dụng cho một vị vừa viên tịch mà trên các tràng hoa phúng điếu thường xuất hiện ngay cả cấp cao Tăng Trung ương?

Tuy khó nghe một khi ai đã từng biết chữ Hán, biết rằng có vấn đề không ổn, nhưng chẳng thấy ai đặt vấn đề mà Phật giáo Việt Nam vốn lấy Hán tự làm nòng cốt cho mọi kinh điển Bắc truyền. Ngày nay, ngoài xã hội cũng đã sử dụng nhiều ngôn từ mà báo chí đang đặt vấn đề cần làm trong sáng chữ Việt, lẽ nào Phật giáo vốn uyên bác cữ Hán lại mặc nhiên chấp nhận cách dùng chữ như thế?

Tân viên tịch ý nói vừa mới viên tịch, chữ Tân đây là mới chứ không có nghĩa vừa mới. Làm gì có mới viên tịch và cũ viên tịch? Nên chăng, hoặc dùng chữ vừa mới viên tịch dễ nghe hơn, hoặc muốn dùng thoạt viên tịch theo âm Hán để ám chỉ  sự kiện một tu sĩ vừa thoát trần?

Mong Chư tôn đức am tường chữ Hán cần nghiên cứu lại cách sử dụng chữ Hán theo cách trên để mỗi khi phúng điếu, trên các tràng hoa không còn xuất hiện một cách nghịch lý như thế.

Minh Mẫn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm