Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/04/2018, 07:09 AM

Tết Cổ truyền Thái Lan cùng những tương quan với Phật giáo

Nếu các bạn đang tham quan, du lịch Vương quốc Phật giáo Thái Lan, các bạn nên ở trong thành phố, những nơi đô thị để dự ngày Songkran: Ngày Tết Cổ truyền mừng năm mới của Thái Lan.

Theo truyền thống, Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13-15/04 theo Dương lịch) để chào đón tân niên. Đây là thời điểm người dân Thái Lan bày tỏ lòng tôn kính đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng kính trọng. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, tổ chức thi sắc đẹp, nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc rực rỡ theo truyền thống. 
 
 
Đặc biệt, dịp tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, sung phun nước, bóng… những người càng được té nhiều nước càng thêm may mắn. Truyền thống lễ Songkran theo lịch âm dương bắt nguồn từ Phật giáo và điều này tiếp tục cho đến khi Chulalongkorn Đại đế vua Rama 5 (tại vị 1868-1910) thực hiện lễ truyền thống Songkran vào năm 1888.

Từ Songkran xuất phát từ Phạn ngữ, nghĩa là “lúc thời gian dịch chuyển, mặt trời đi từ khu vực Hoàng đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng ngày Phật Đản sinh bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa phiền não nghiệp chướng, bệnh tật tai ương của năm cũ và đón mừng năm mới an lạc thịnh đạt. Mọi người vân tập về các ngôi Già lam dự lễ tắm Phật và mang tịnh phẩm cúng dường chư tăng, phát từ bi tâm phóng sinh, chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi dùng nước thơm phun lên người nhau để chúc phúc cát tường.
 
 
Vào thời Xiêm La cổ đại, mọi người sẽ trở về mái ấm gia đình và tôn vinh những vị cao niên và  tỏ lòng kính trọng bằng việc té nước. Nước rửa sạch những bệnh tật của năm cũ và đổi lấy phúc lành cát tường của năm mới. Nhiều người Thái Lan vẫn quay trở về làng quê thời tuổi thơ của họ.

Thật êm đềm diễm tuyệt, những truyền thống xưa và dân phong quốc tục vẫn tồn tại ở vùng nông thôn. Chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo vẫn chúc phúc cát tường đến người dân bằng những dây sợi chỉ ngũ sắc. 

Theo kinh điển ghi lại, trong nhiều kiếp tiền thân, Đức Phật đã nhiều lần tái sinh trước khi đến với cuộc sống vương giả Thái tử Tất Đạt Đa, và tu hành thành chánh quả hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni.
 
Theo những bức tranh được vẽ trên tường tại ngôi Già lam Cổ tự Wat Yai Intharam, tại Chonburi về tiền thân của Đức Phật qua hình ảnh Bồ tát Vessantara Jataka (Thái tử Tu Đại Noa), Ngài đã bố thí bất nghịch ý, bố thí hết tài sản quý báu ngọc ngà châu báu, luôn cả vợ đẹp con ngoan. Ngài bố thí vợ hiền và hai trẻ thơ ngoan là giọt nước sau cùng làm thành tựu công hạnh Ba la mật, chấm dứt cuộc lưu đày, vợ và hai đức con ngoan đều trở lại đoàn tụ trong một quốc gia thịnh trị, hùng cường; Bồ tát Vessantara Jataka (Thái tử Tu Đại Noa) tiếp tục sứ mệnh Bồ đề vô thượng. Nhân là vậy, sau trước viên dung!
 
Những bức tranh khác tại ngôi cổ tự Wat Yai Intharam tại Chonburi, thuộc tỉnh miền Đông Vương quốc Phật giáo Thái Lan, đã mô tả hình ảnh Đông cung thái tử Tu Đại Noa tiền thân của Đức Phật. Qua hình ảnh đầy nhân văn, đạo đức Phật giáo của Bồ tát Vessantara Jataka, các bạn sẽ thấy người dân Thái Lan luôn tự hào và tôn kính hình ảnh Quốc gia Phật giáo của mình. 

Ngày Tết cổ truyền gắn liền với văn hóa Phật giáo, thực sự là nét toàn mỹ, thể hiện tương quan sâu sắc giữa văn hóa truyền thống và những chất liệu Phật giáo từ hàng ngàn năm. Thực sự vô cùng đáng quý.

Vân Tuyền (theo The Phuket News)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm