Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 22/01/2017, 09:40 AM

Tết không quà biếu chúc xuân - vui hay buồn?

Sau chỉ thị gây “sốc” với nội dung “các địa phương không tổ chức bắn pháo hoa để giành kinh phí lo cho người nghèo đón Tết” của Chính phủ đã được đại đa số nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ bởi tính nhân văn sâu sắc, thì mới đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra tối hậu thư tới lãnh đạo 63 tỉnh, thành với nội dung “… Toàn thể nhân dân cũng như các Bí thư, Chủ tịch tỉnh không phải đi thăm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng nữa. Các tỉnh cũng không về Hà Nội để chúc Tết….”.

Đây tiếp tục lại là cú “sốc” thứ 2 nhân dịp Tết Nguyên Đán 2017 đã cận kề và lại được người dân cả nước nhiệt liệt đón nhận với sự phấn khởi vô chừng. Vấn đề còn lại là các địa phương, ban ngành từ T.Ư đến địa phương thực hiện ra sao? Việc xử lý cá nhân, tập thể vi phạm như thế nào?

Đã từ lâu, trong xã hội chúng ta vẫn tồn tại một quy luật “bất thành văn” diễn ra rất âm thầm nhưng quy mô không hề nhỏ. Đó là việc biếu xén, tặng quà, chúc Tết “cấp trên” với nhiều quà tặng khác nhau. Có rất nhiều vị lãnh đạo trước đây than: không có thời gian tiếp khách ngày xuân bởi lượng khách “khủng” đăng ký trước Tết nhiều ngày. Về quà tặng thì muôn hình vạn trạng tùy theo “chức vụ” của cấp trên “nặng ký” ra sao và còn phụ thuộc “ý đồ” của người đem tặng. 
Hình chỉ mang tính chất minh họa

Khi thì chậu hoa kiểng từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng; khi thì những chai rượu “ngoại” có giá hàng chục triệu đồng mỗi chai; có lúc là những thực phẩm cao cấp như sừng tê giác, ngà voi… lại có lúc những những phong bao chúc xuân “đơn giản” với số tiền không hề nhỏ gọi là “quà mọn”…

Tôi có người bạn đang đương chức thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh. Có lần anh thú thật với tôi: không nhận quà thì cấp dưới họ buồn; nhận quà thì lại mang tai, mang tiếng. Cuối cùng mỗi khi có khách đến tặng quà, anh kiếm cớ vắng mặt để vợ con mình tiếp khách và nhận quà thay. Anh còn kể thêm, quà tặng nhiều đến nỗi không cách nào sử dụng hết nên thường gọi điện cho người thân ở dưới quê đến mang về làm quà cho bà con dưới ấy. Lại có khi sau các dịp Tết Trung thu, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ...Vợ anh phải len lén gọi thương lái tới nhà “bán lại” số thực phẩm dôi dư quá lớn với giá rẻ vì không sử dụng kịp thời hạn và cũng không còn chỗ chứa “quà”.

Ngược lại, dù bận bịu đến mấy, anh cũng phải giành thời gian đi chúc Tết, tặng quà cho “Sếp” dù bụng dạ anh chẳng muốn làm điều này. Anh nói: không chỉ có anh mà hầu hết cán bộ cở anh cũng làm như thế để an toàn và được chiếu cố nhiều hơn trong việc tiến thân, dễ dàng hơn trong mối quan hệ “xin cho” của cơ quan mình phụ trách.

Năm nay, anh đã có phương án mới: thông báo với người thân, đồng nghiệp, bạn bè là sẽ về quê ở Bến Tre đón Tết nên xin miễn thăm viếng, chúc xuân như mọi năm. Anh xin lỗi sẽ không nghe điện thoại bất kỳ trường hợp nào trong suốt quá trình về quê, trừ trường hợp đột xuất, khẩn cấp của cơ quan.

Không biết hư thực ra sao, nhưng xem ra ý định của anh rất quyết đoán và tôi tin anh sẽ làm thật. Tôi cũng tự hỏi có bao nhiêu người quyết định như anh: Không nhận quà cấp dưới và cũng không tặng quà cho cấp trên.

Bất kỳ động thái nào ban đầu cũng vấp phải những khó khăn riêng, sẽ gặp phải những lời bình phẩm khen chê trái chiều nhau. Xin đơn cử các trường hợp bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; việc cấm xử dụng pháo nổ; mới đây là chỉ thị không bắn pháo hoa đêm giao thừa và nay là việc không thăm viếng chúc xuân, không tặng phong bao lãnh đạo ngày Tết ban đầu cũng gặp không ít sự phản kháng của một bộ phận người nhưng rồi đâu đã vào đấy khi họ đã hiểu ra ý nghĩa của các việc không được làm và đã tự nguyện thực hiện.

Xem ra chuyện vui hay buồn khi không còn chuyện tặng quà, chúc xuân chính từ nhận thức đúng đắn của người nhận lẫn người được tặng quà. Nếu có lòng thành thì có khó gì đâu mấy dòng chúc Tết chân tình đầy ý nghĩa thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại với các loại điện thoại, máy tính. Vậy thì đã quá đủ đầy trong mỗi dịp xuân về, Tết đến.

Phan Thị Anh Thư
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm