Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/03/2015, 10:29 AM

Tết Nguyên Tiêu và cúng sao giải hạn?

Tết Nguyên Tiêu được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng". Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật cầu một năm bình an, khỏe mạnh.

Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta có câu: "Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng."

Sáng ngày 5-3 (15-1 Ất Mùi), tại chùa Đức Hòa – Văn phòng BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa (128 Trần Quý Cáp, phường Ninh Hiệp) rất đông Phật tử vâng tập về chùa, trước đảnh lễ Tam bảo, sau là cầu nguyện cho gia đình một năm vạn sự cát tường như ý.

Sau ba hồi chuông trống Bát nhã, Hòa thượng đạo hiệu Thích Ngộ Tánh, UV HĐTSTƯ GHPGVN, Phó BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa kiêm Trưởng BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa cùng chư tăng bổn tự đã quang lâm Đại hùng Bửu điện niêm hương bạch Phật,   ĐĐ.Thích Nhuận Từ đãi lao Hòa thượng viện chủ chùa Đức Hòa làm chủ lễ cho buổi cúng Rằm Thượng Nguyên.

Đứng cạnh bên chúng tôi là một bác cao niên, miệng lâm râm khấn vái: Con tên …xin dốc lòng cầu nguyện Tam bảo trong mười phương gia hộ độ trì cho gia đình chúng con hiện cư ngụ tại….được bình an sức khỏe, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe. Các con cháu của con biết làm lành lánh dữ, biết thờ kính Tam bảo, biết ăn chay niệm Phật, hiện nay còn hai cháu chưa ăn chay được…mong Phật tổ gia trì. Nam mô A Di Đà Phật.

Do Hòa thượng viện chủ chùa Đức Hòa và chư tăng bổn tự mở lớp giáo lý vào tối thứ bảy hàng tuần, đồng thời mỗi tháng hai kỳ tu tập Bát quan trai, Phật tử được học Phật pháp căn bản nên ở chùa Đức Hòa không có cảnh leo trèo bẻ cành hái lộc trong những ngày Tết; mỗi Phật tử về chùa lễ Phật trong ngày đầu năm đều được nhận lộc gồm xâu chuổi đeo tay kèm với kinh các câu Kinh Pháp Cú. Khi nhà chùa đã thắp hương rồi thì Phật tử chỉ lễ lạy, không thắp thêm nữa để không gian chùa được thanh tịnh và trang nghiêm. Khóa lễ sám hối tối 14 tháng Giêng Ất Mùi, chùa chật kín cả người nhưng vẫn trang nghiêm và thanh tịnh từ trong chánh điện ra tới hành lang chùa.

Sau cúng ngọ, cúng phổ thí âm linh, cúng chư vị tiên linh tiền bối và hương linh ký tự, tất cả phật tử được nhà chùa mời dùng cơm chay, không có sự cách biệt giữa quý thầy và đại chúng trong bữa cơm đầu năm, tấm lòng từ bi của Hòa thượng viện chủ và tăng chúng chùa Đức Hòa đã tạo ra sức cộng hưởng lan tỏa làm cho mọi người đều cảm nhận được sự an lạc trong thân và tâm.

Trong khi đó thì ở một số nơi khác, từ mùng 8 đến rằm tháng giêng rất nhiều chùa tổ chức cúng sao, có chùa còn ra giá cho mỗi loại sao và cách cúng, nếu tên người nhà được viết trong sớ rồi tự mình đội trên đầu thì giá 500 ngàn, chỉ cầm trên tay thì 300 ngàn, còn để cho nhà chùa đọc thì giá rẻ hơn, chỉ có 100 ngàn. (Thông tin này do bạn Hạnh Mẫn cung cấp, bạn còn bảo chị nên vào chùa em để chụp hình viết bài. Bạn còn nói rõ tên chùa và tên của vị thầy trụ trì nữa đấy).

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nói: “Tín ngưỡng Phật giáo mới gia nhập vào nước ta thì nó chuyển thành một tín ngưỡng về Phật giáo, tức là theo kinh của Phật thì ngày rằm tháng giêng chính là cái ngày mà chư Phật ở trên cõi Cực Lạc xuống dưới trần gian này xem xét mọi việc để cân phúc cân tội cho người ta. Thế cho nên người xưa bảo rằng "Lễ Phật quanh năm không bằng Lễ Rằm Tháng Giêng" là như vậy. Vào ngày Rằm Tháng Giêng, ngày Nguyên Tiêu các chùa đều tổ chức lễ cả, rồi thì các tín đồ phật tử đến lễ để cầu may cầu phúc và xin tránh họa, và nhiều khi nam nữ đến lễ để xin cầu duyên. Ít lâu sau tín ngưỡng Đạo Giáo xuất hiện, Đạo Giáo thì quan niệm rằng ngày Rằm Tháng Giêng là ngày vía Thiên Quang. Đó là ngày vía – ngày kỵ húy của ông Thiên Quang. Cho nên đó là ngày Đạo Giáo dùng để dâng sao giải hạn, các đạo sĩ tổ chức dâng sao giải hạn. Và nhà chùa cũng bắt chước như vậy, cũng lấy ngày Rằm Tháng Giêng là ngày dâng sao giải hạn để trừ các tật ách. Đó là nguồn gốc tinh thần của Tết Nguyên Tiêu.”

Thế mới biết nhà nhà cúng sao và người người cúng sao, chùa chùa cũng đua nhau cúng sao là do phật tử lấy của mấy ông đạo sĩ bên đạo giáo vào độ lại cho chùa và kể từ đó khiến nhà chùa bắt chước mấy thầy đạo sĩ cũng dâng sao giải hạn cho giống đạo người ta, kinh Phật thì không học và truyền đạt, tại sao cứ đem những thói hư tật xấu, mê tín dị đoan vào độ cho các thầy chùa và thầy cúng, xin nhấn mạnh thầy chùa và thầy cúng chứ không phải thầy tu đích thực, hãy dừng lại hãy để đạo Phật là Bát Chánh Đạo, hãy để đạo Phật là cái đẹp trong mỗi chúng ta.

Quảng Ấn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm