Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 04/08/2014, 12:16 PM

Thái Nguyên: Đêm hội Vu Lan chùa Thịnh Đán

Tối ngày 08/07/Giáp Ngọ (03/08/2014) chùa Thịnh Đán (Tp.Thái Nguyên), tổ chức đêm văn nghệ “Mừng Đón Vu Lan” để tưởng nhớ công ơn sinh thành của hai đấng Cha và Mẹ.

Chứng minh và tham dự có ĐĐ.Thích Nguyên Thành - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; cùng Chư tôn đức tăng ni trong và ngoài tỉnh cũng về tham dự, có sự hiện diện của các vị lãnh đạo chính quyền địa phương, chư nam nữ phật tử, các ban thanh thiếu niên phật tử CLB Cỏ 4 lá…

“ Không gian phủ ánh trăng rằm
Vu lan vương ngát hương trầm mười phương
Noi theo đức Mục Kiền Liên
Sáng gương báo hiếu lưu truyền thế gian.”
 
 
 
Ngày lễ Vu Lan giờ đây, không chỉ là ngày lễ hạn cuộc đối với người con Phật, mà nó đã trở thành một ngày lễ kỉ niệm chung cho tất cả mọi người, nhất là dân tộc Việt Nam chúng ta, một dân tộc vốn có truyền thống hiếu đạo từ ngàn xưa. Cha mẹ đã san sẻ, sớt chia một phần máu thịt của mình để tạo nên hình hài, vóc dáng cho ta.

Tình thương của cha mẹ đối với ta, là thứ tình thương tuyệt vời, không có bất cứ một tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được. Do đó, báo hiếu Cha Mẹ chính là nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của bổn phận làm con. 

Với truyền thống tri ân và báo ân trong ngày Vu Lan báo hiếu, truyền thống hài hoà một cách tốt đẹp truyền thống đạo đức ngàn đời của dân tộc Việt Nam: "Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ người trồng cây".
 
 
 
Dù cho chúng ta có nói gì, có làm gì đi nữa, cũng không nói hết được công ơn cao cả của cha và mẹ, vì "ngôn từ trần gian là túi rách, đựng không đầy hai tiếng mẹ ơi". 

“Vậy mà, đáng trách thay cho chúng con, có khi mải lăn lộn với cuộc sống quay cuồng, mãi chạy theo tiếng gọi của lợi danh, tiền tài. Nhiều khi vì nông nổi, dại khờ chúng con đã ít nhiều làm cho Cha Mẹ phải ưu tư phiền muộn, để rồi có khi người chỉ biết lặng lẽ khóc thầm trong đêm tối”.
 
 
 
Cha và Mẹ đã vì con mà mang chịu nhiều gian khổ, nhưng chưa hề một tiếng than van, lặng thầm nuôi con đến ngày khôn lớn, đôi lưng oằn cong cho con đứng thẳng người.

Vì thế, cho dù chúng ta có khóc cạn khô nước mắt cũng không thấm đầy tình Mẹ, cho dù chúng ta trải mật phơi gan, cũng không sao sánh nổi tình Cha. Duy chỉ có nương theo lời Phật dạy, bằng tấm lòng thành kính, làm tất cả công đức lành, sống và thực hành theo lời Phật dạy, lấy hiếu đạo để trang nghiêm tự thân, sống có ích cho mọi người.

Tất cả những hành động, lời nói tốt đẹp ấy sẽ là lời tri ân chân thành nhất dâng lên hai đấng sinh thành. Đây cũng chính là lời Đức Thế Tôn chỉ dạy trong bài Kinh Vu Lan báo hiếu.

“Hoa hồng thắm màu vàng y rực rỡ
Nhớ về người che chở suốt đời con
Dù hôm nay con khoác áo nâu sòng
Tình mẫu tử con hoàn toàn ghi nhớ.”

Có thể chúng ta đã tìm thấy rất nhiều những đoá hồng trong cuộc sống. Đoá hồng thắp sáng hứa hẹn và niềm tin, đoá hồng nồng nàn, bốc cháy của tuổi thanh xuân hay những đoá hồng rơi cánh chia ly cho những tháng năm lầm lỗi, vụng dại. Song, đoá hồng ấy nhỏ nhen và ích kỉ, chỉ thoáng chút dư hương và nỗi trống trải, cô đơn sẽ vằng vặc kéo dài. Những đoá hồng của Mẹ của Cha vẫn mãi nồng thắm, sưởi ấm cho ta dù giữa giá rét đêm đông, hay những ngày dài hoang vu, lạnh lẽo. Đoá hồng ấy ngọt ngào, trìu mến nhất, như chắt chiu bao thương yêu và vắt cạn máu trong tim để dành chọn cho người con yêu dấu:
 
 
 
Cha và Mẹ là hai kỳ quan tuyệt mỹ nhất trên cuộc đời, nếu ta không sớm nhận ra ,thì mai này dẫu có ăn năn thì cũng không còn kịp nữa. 

Không biết từ bao giờ, nhân loại đã chọn hoa hồng để biểu tượng cho tình yêu thương, trong đó có tình yêu thương của cha mẹ đã dành cho ta. Cứ mỗi độ Vu Lan về, lại chọn hoa hồng ba màu vàng, trắng và đỏ để liền gắn vào trái tim của những người con hiếu thảo. Hoa màu đỏ tượng trưng cho những ai còn cha, còn mẹ trên đời, hoa màu trắng tượng trưng cho những ai mất Mẹ hoặc mất Cha để cảm nhận mất đi nguồn ánh sáng và bầu trời hạnh phúc.

Thập Bát Công

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm