Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/09/2018, 11:48 AM

Thăm chùa Giác Tánh ở Bạc Liêu

Khi đảnh lễ ĐĐ.Thích Huệ Thường ở tịnh xá Bửu Linh, chuyện về tấm biển “một phần hai” ở chùa Giác Tánh trong huyện do Thầy phụ trách, vị Trưởng BTS “im lặng”… thở dài! Ở chân cầu Cái Hưu, Vĩnh Mỹ B (Bạc Liêu), qua nút thắt cổ chai lối vào, có một ngôi chùa mang tên rất hay: Giác Tánh.

Từ Cà Mau đi Tp.HCM theo trục quốc lộ 1, gần chân cầu số 2 (cầu Cái Hưu) thuộc xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu, có tấm biển màu xanh đề “Chùa Giác Tánh”, có lối dẫn vào con hẻm vô cùng hẹp, và qua mấy vòng xoáy chỉ có thể đi bộ, một không gian khuôn viên nở hoa sau lối thắt nút cổ chai: chùa Giác Tánh.
 
Chùa Giác Tánh có không gian rộng vừa, lối dẫn về chùa một bên là đầm hoa sung tươi mát. Sân chùa phẳng và khá đẹp. Chùa thiết kế thoáng, có tượng đức Quan Thế Âm thanh khiết. Chính điện kiên cố, kín đáo và tòa công trình bề thế có một phàn lầu làm nhà khách, nhà tăng, văn phòng… Liền kề chính điện là gian hậu tổ có di ảnh Ni sư khai sơn tạo tự.

Ni sư Thích nữ Diệu Thiền tiếp tôi bên bàn nước. Câu chuyện lùi về ngày ngôi chùa xác lập tồn tại một năm, trước ngày giải phóng (1974). Ni sư Diệu Thiền ở chùa Dược Sư Tp.HCM nhiều năm, về quê hương nơi từng lớp lớp những cánh đồng, được GHPGVN bổ nhiệm trụ trì và tiến hành tôn tạo, xây dựng công trình tự viện cho đến khi được như ngày nay.
 
Máy ảnh trong tay, im lặng lắng nghe, câu chuyện kể về những năm tháng vị ni sư phục vụ ở BTS Phật giáo Bạc Liêu, đảm trách thủ quỹ và giúp việc cố HT.Thích Huệ Hà. Nay đã có tuổi, Ni sư tập trung chăm lo Giác Tánh tự, chăm sóc hai vị ni trẻ đang tu học ở Giác Hoa tự, nơi có trường Trung cấp ni của tỉnh.

Tôi thành kỉnh đảnh lễ ở chính điện thanh tịnh, và được hướng dẫn viếng gian hậu tổ, cung kính lạy di ảnh sư ni khai sơn tạo tự. Kết thúc nhanh cuộc thăm viếng, tiếp tục hành trình đến Văn phòng BTS Pgiáo huyện Hòa Bình cách đấy không xa, nơi tịnh xá Bửu Linh và phòng khám từ thiện chùa An Thạnh Linh.

Vấn vít trong câu chuyện với ni sư Diệu Thiền về lối đi vô cùng nhỏ dẫn vào chùa, khiến không gian khó khăn khi tổ chức Phật sự và dù tấm biển chùa ngay quốc lộ, Giác Tánh tự thành ra… hẻo lánh ít người biết! Chưa hết, chuyện hi hữu là biển nhà chùa chỉ có một nửa, nửa còn lại là biển... hiệu uốc tóc với phong cách trình bày khác hẳn: ĐẸP - dịch vụ săn sóc phụ nữ của gia đình cư sĩ Tĩnh Toàn - Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo Bạc Liêu. 
 
Ni sư trụ trì mong ước có đủ duyên tạo một lối thông thoáng dẫn vào chùa, hiệu tóc án ngữ mặt tiền ra giá 2,5 tỷ đồng khiến mọi toan tính chới với! Nếu có lối mới ấy, hẻm thắt cổ chai không thành vấn đề lớn nữa và hành hương về thăm chùa Giác Tánh thuận lợi hơn nhiều, không gian thiền thoáng đãng bội phần.

Khi đảnh lễ ĐĐ.Thích Huệ Thường ở tịnh xá Bửu Linh, chuyện về tấm biển “một phần hai” ở chùa Giác Tánh trong huyện do Thầy phụ trách, vị Trưởng BTS “im lặng”… thở dài!

Ở chân cầu Cái Hưu, Vĩnh Mỹ B (Bạc Liêu), qua nút thắt cổ chai lối vào, có một ngôi chùa mang tên rất hay: Giác Tánh.

Nguyễn Thành Công
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm