Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/01/2015, 11:11 AM

Thăm chùa Nghĩa Lương ở vùng quê Lương Sơn yên bình

Từ Nha Trang, theo con đường Quốc lộ 1 hướng Nam Bắc, đi khoảng hơn 10 km, qua khỏi đèo Rù Rì - con đèo ngoằn nghèo hình chữ chi, xuống khỏi dốc đèo, đi chừng 1 km, rẻ xuống bên tay phải là đến chùa Nghĩa Lương, ở vùng quê Lương Sơn yên bình.

Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng 
Có con đường nhỏ chạy lang thang 
Có hàng tre gợi hồn sông núi 
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng

Bàn Tổ chùa Nghĩa lương (Lương Sơn) Nha Trang ngày Giỗ Tổ Khai sơn
Quang cảnh Lễ Giỗ Tổ Khai sơn chùa Nghĩa Lương, Lương Sơn (Nha Trang)
Chùa Nghĩa Lương xây dựng trên đồi núi Lương Sơn rộng mênh mông ngút ngàn bạch đàn, cây cối. Nghĩa Lương tự tọa lạc tại Tổ 2, thôn Võ Tánh, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, do Hòa thượng Thích Bích Lâm- húy thượng Chơn hạ Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm- nối pháp đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chánh Tông- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng Đạo Giáo Hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam- Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương khai sơn năm 1954. Đây là một trong những ngôi chùa được Tổ Khai sơn đầu tiên, lúc này Ngải mới 31 tuổi, ở tuổi “tam thập như lập”.
Đại lão HT.Thích Trí Tâm - ĐĐ.Thích Thiện Quang
Sở dĩ chùa được Tổ an danh  Nghĩa Lương tự là  ghép tên ngôi chùa Tổ Nghĩa Phương với Lương Sơn, Vĩnh Lương mà thành. Ngày xưa, chùa cũ đứng bên cạnh cây khế cổ thụ lâu năm nên người dân quanh vùng gọi với cái tên dân giả, thân quen là chùa “Cây Khế.”

Âu đó chính là:

Mái chùa che chở  hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông

Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nguyên thành kính cầu nguyện nhân ngày Giỗ Tổ Khai sơn

Vĩnh Lương là xã cực Bắc thành phố Nha Trang, có diện tích 47.05 km², dân số khoảng trên 15 ngàn người, mật độ dân số đạt 272 người/km². Ấn tượng khi về thăm Vĩnh Lương đây là Bồ đề địa - một xã có nhiều chùa nhất của tỉnh Khánh Hòa, với 6 chùa, 6 Tịnh xá và 5 Tịnh thất: Chùa Nghĩa Lương (thôn Võ Tánh), chùa Nghĩa Phước (thôn Lương Sơn), chùa Nam Hải Quan Âm (thôn Cát Lợi), chùa Phổ Minh (thôn Võ Tánh), chùa Kim Sơn ( thôn Võ Tánh), chùa Phật Quang Sơn (Dốc Dầu), Tịnh xá Ngọc Tòng (thôn Cát Lợi ), Tịnh xá Ngọc Cát ( thôn Cát Lợi ), Tịnh xá Ngọc Hải (thôn Cát Lợi), Tịnh xá Ngọc Nhẫn (thôn Cát Lợi), Tịnh xá Ngọc Sơn (thôn Cát Lợi) Tịnh Độ Ni Giới (thôn Võ Tánh), Tịnh thất Linh Sơn (thôn Võ Tánh), Tịnh thất Lạc Thành (thôn Lương Hòa), Tịnh thất Ngọc Tuyền, (Lổ Lâu), Tịnh thất Vân Sơn (thôn Cát Lợi), Tịnh thất Vô Lượng Quang (thôn Văn Đăng)…

Thật là:

Nhất trần bất nhiểm Bồ đề địa
Vạn thiện đồng quy Bát nhã môn

Dịch nghĩa:
Một hạt bụi chẳng đến được cửa Bồ đề
Muôn điều thiện đều trở về cửa Bát Nhã

Điện Quan Âm chùa Nghĩa Lương ngày An vị tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm

Chùa Nghĩa Lương sau hơn nửa thế kỷ phát triển và truyền thừa dẫ ghi dấu chư vị tôn đức tiền nhân trú trì:

- Đệ nhất trú trì là TT.Thích Trí Hảo húy thượng Không hạ Toàn hiệu Huệ Lạc (từ năm 1954 đến năm 1968), Trưởng tử của HT.Thích Bích Lâm.

- Đệ nhị trú trì Đại đức Thích Trí An từ năm 1968 đến năm 1975,

- Đệ tam trú trì Đại đức Thích Huệ Chánh từ năm 1975 đến năm 2000,

- Đệ tứ trú trì là Sư Cô Thích Nữ Như Tịnh từ năm 2000 đến năm 2012.

TT.Thích Trí Tấn và chư tôn đức Tăng Ni an vị tôn trượng Bồ tát Quán Thế Âm

Theo quyết định của Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương,  kể từ năm 2012 Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nguyện - Phó thường trực Phân ban Đặc trách Ni giới Khánh Hòa - Phó Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, thừa kế trú trì chùa Nghĩa Lương để xây dựng làm nơi tu học của Ni chúng.

Kể từ khi Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nguyên nhận nhiệm vụ trú trì Nghĩa Lương, như nắng hạn gặp mưa rào, với công đức sâu dày, được nhiều người cảm mến, Ni trưởng đã phát nguyện đại trùng tu chùa Nghĩa Lương. Ngày 19/07/2012 (01/06/Nhâm Thìn) Ni trưởng đã tổ chức lễ đặt đá đại trùng tu Nghĩa Lương, dưới sự chứng minh của HT.Thích Trí Tâm - Trưởng Tông phong tổ đình Nghĩa Phương. Sau ba năm xây dựng chùa Nghĩa Lương phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm rộng rãi, gồm chánh điện, nhà Tổ, nhà khách, Ni phòng, nhà trù, Cổng tam quan, Điện Quan Âm, và các công trình phụ…đáp ứng nhu cầu tu học của Ni giới và và phật tử sớm tối đi về tụng kinh niệm Phật, tu nhân hướng thiện.

Thật đúng là:

Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa
Thiền môn hưng thịnh do đàn việt hộ trì  

Dịch nghĩa

Phật pháp phát triển do Tăng Ni hoằng hóa
Cửa thiền hưng thịnh do phật tử hộ trì

Ni trưởng Thích Nữ Diệu Nguyện, Ni sư Diệu Thiện, Sư cô Hạnh Đoan hành lễ Giổ Tổ khai sơn

Chùa Nghĩa Lương hiện nay không những là nơi Ni chúng tu học, hành đạo mà còn là trung tâm văn hóa tâm linh của người dân Vĩnh Lương thành phố biển Nha Trang.

Đúng như tâm nguyện Tổ khai sơn đã an danh:

Nghĩa bổn phạm âm bối diệp lưu lai triêm pháp nhũ
Lương truyền hương tích vân hoa phóng đắc hiện Diêm phù”.

ĐĐ.Thích Thiện Phước tuyên đọc danh sách Phật tử cầu an, cầu siêu
Đại hùng bửu điện chùa Nghĩa Lương ngày Giỗ Tổ khai sơn
An vị tôn tương Bồ tát Quán Thế Âm tại chùa Nghĩa Lương
Lễ sái tịnh an vị tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm

Trí Bửu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm