Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/08/2014, 09:57 AM

Thăm cổng chùa Diệc ở trung tâm thành phố Vinh

Chúng tôi về với chùa Diệc hay Diệc Cổ tự, ở số 49 đường Quang Trung, phường Quang Trung, trung tâm thành phố Vinh một ngày cuối tháng Tám…



Nhìn bên ngoài đường chính, ít ai cho rằng đó là một “ngôi chùa”. Từ đường chính rẽ vào chừng vài chục mét, cổng Tam quan cổ kính đã phong hóa theo dấu thời gian.



Cổng Tam quan

Phía trước cửa vào gian chính điện thiết kế đơn giản như nhà ở thông thường, với cửa sắt nan kéo, mái tôn, hai bên là hai áp phích lớn in hình Nhị vị Hộ Pháp:

Bồ Tát hóa thân, giúp chính dẹp tà, hoằng dương thánh giáo.
Đồng chân nhập đạo, yên cõi vững bờ, rộng độ quần mê.

Hộ pháp an Tăng, dắt chúng hữu tình, cùng về biển giác.
Hàng ma chế ngoại, khiến vạn sinh linh, đồng vào cửa Phật.

Cổng Tam quan thấy rõ nét chạm trổ tinh xảo dấu ấn của chùa cổ còn lại, nhưng đã trơ vữa, “gạch nung khoe sắc” trong nắng vàng. Tầng hai cổng Tam quan, hướng nhìn thiên lộ, nhà chùa đặt tôn tượng đức Quán Thế Âm Bồ tát bằng đá trắng đang tọa thiền, phía sau Ngài là tôn tượng cổ xưa còn được giữ lại. Dù tôn tượng Ngài hơi khuất, nhưng không khó nhận biết, như nhắc nhở lữ khách về chùa vãn cảnh khi thấy, nên lắng dịu thân tâm trước khi vào lễ Phật.





Bên trong gian chính điện của chùa Tạm" mới được dựng lên bên mái chùa Diệc cổ nổi tiếng ngày xưa

Gian chính điện thiết kế thoáng, chính giữa là ban Tam Bảo đặt tôn tượng chư vị Tam Thánh, bên trái là ban thờ Tổ, bên phải là ban vong thờ tôn tượng Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Bia đá cổ đặt ngay sát cửa vào gian chính điện bên trái

Theo lối đi bên ban thờ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, ra khoảng sân rộng khắp, phía sau áp bên trái gian chính điện còn công trình đang dang dở…

Sáp bờ tường bên trái gian chính điện nhìn từ ngoài đường vào, là tôn tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên, bên trái là chuông đồng cổ, bên phải là khánh đồng mới được thập phương cung tiến.

Nơi đặt tôn tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên, bên trái là chuông đồng cổ, bên phải là khánh đồng

Được biết, chùa Diệc có từ cuối thời Trần, sau nhiều lần trùng tu, kể từ cuối thế kỷ XIX, chùa Diệc đã trở thành trung tâm văn hóa - tín ngưỡng quan trọng ở xứ Nghệ.

Khoảng khuôn viên phía sau nhà chùa bị lấn chiếm, nên công trình xây dựng, trùng tu chưa thể tiếp tục, vẫn âm thầm "dãi nắng, dầm mưa"

Tuy nhiên, kể từ sau ngày giải phóng đất nước đến nay, ngôi cổ tự một thời từng là niềm tự hào của người dân thành Vinh, đã chưa được đánh giá và bảo quản đúng theo giá trị xác đáng. Hiện chỉ còn lại tam quan cùng hai tấm bia đá đang ngày đêm chống chọi với những hao mòn thời gian, và một khoảng khuôn viên phía sau nhà chùa bị một số người lấn lẫn chiếm để ở, kinh doanh...

Cảm giác lần đầu tiên về với chùa Diệc, một miền quê đã sinh ra biết bao danh nhân. Vậy mà, chùa Diệc ở trung tâm thành phố vẫn còn lại duy nhất cải cổng rêu phong và cái tên đã đi vào ký ức, trước mắt chúng tôi chỉ là ngôi chùa tạm được dựng lên để phục vụ nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng của bà con thành Vinh, đến bao giờ chùa Diệc mới được phục dựng? Câu hỏi này, nào đâu của riêng ai! 

Thường Nguyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Xem thêm