Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 14/12/2014, 17:50 PM

Thăm Đền Chử Đồng Tử chốn Bồng Lai trần thế

Ta vốn không muốn lấy chồng, nay lại gặp người, cùng ở trần với nhau, đó chính là do duyên trời xui khiến nên vậy. Người hãy đứng dậy tắm rửa, ta ban cho quần áo mặc, rồi cùng ta xuống thuyền, mở tiệc ăn mừng

Sáng hôm ấy, một ngày vui của những người con Phật trên khắp ba miền đât nước Bắc, Trung, Nam. Nhiều đoàn chư Tôn đức tăng, ni, phật tử từ Tp.Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Quảng Tri, Hà Nội, Vĩnh Phúc…và các đạo tràng cùng vân tập về chùa Bồ Đề, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) nơi diễn ra sự kiện lễ cầu Quốc thái dân an, cầu siêu tưởng niệm các bậc tiền bối hữu công, Anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn, vì Quốc vong thân, chư vong linh trầm thuỷ mạng chung, trên dòng sông Hồng lịch sử. Dòng sông đã kết nối yêu thương các vùng đất qua chín tỉnh thành, từ biên giới Lào Cai đến biển Thái Bình trên đất nước Việt Nam với chiều dài 510 km. 
Cổng đền thờ Chử Đồng Tử
Sau khi hành lễ cầu nguyện tại chùa Bồ Đề, đoàn đã lên tàu xuôi dòng sông Hồng đến bến Bình Minh dâng hương và viếng đền Chử Đồng Tử tại Khoái Châu (Hưng Yên). Du khách thập phương đến đền không chỉ để đứng trên con đê sông Hồng thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của một vùng quê yên bình, trời nước mênh mông "xanh xanh lũy tre, ngô khoai biêng biếc, con đò sang ngang" hay ngắm nhìn những dải phù sa cát trắng, những ánh nắng lung linh, trên những hàng cau… mà còn để được đắm mình giữa chốn Bồng Lai trần thế, dâng nén tâm hương tưởng niệm tiền nhân Chử Đồng Tử (một trong tứ bất tử của thần linh đất Việt) phật tử đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Cung đón chư Tôn đức quang lâm
Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng Tiên Dung con gái Vua Hùng với chàng trai nghèo khó họ Chữ ở làng Chữ Xá rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Chử Đồng Tử - Tiên Dung, những con người không tham danh vọng, không màng phú quý vinh hoa, suốt đời chỉ tìm đến với những cái đẹp trong thiên nhiên, khai phá tạo dựng những bãi bồi phù sa đã đi vào cõi bất tử trong tâm linh của người dấn đất Việt. 
Đền chính
Theo Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ Quỳnh - Kiều Phú: “Vua Hùng thứ mười tám có người con gái tên Tiên Dung Mỵ Nương đến tuổi mười tám dung mạo đẹp đẽ, không muốn lấy chồng, chỉ mãi vui chơi, chu du khắp thiên hạ. Hồi đó ở làng Chữ Xá có ngư dân là Chữ Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử.

Chẳng may, nhà gặp hoả hoạn, của cải sạch không, chỉ còn lại một cái khố vải, cha con ra, vào thay nhau mà mặc. Người cha, tuổi già, đau ốm, trước khi nhắm mắt gọi con đến bảo rằng: “Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại cho con.” Chử Đồng Tử không nở làm theo, dùng khố mà liệm bố. Từ đó, Đồng Tử thân thể trần truồng, hể nhìn thấy có thuyền buôn qua lại thì đứng ở dưới nước mà ăn xin, rồi câu cá, hái rau độ thân. Không ngờ, một hôm, thuyền của Tiên Dung đến, chuông trống, đàn sáo, kẻ hầu, người hạ rất đông. Trên bãi cát có khóm lau sậy, Đồng Tử bèn nấp  trong đó, bới cát thành lỗ nằm xuống và phủ cát lên mình. Lát sau, Tiên Dung cắm thuyền dạo chơi trên bãi cát, ra lệnh vây màn trướng ở khóm lau mà tắm.

Tiên Dung vào màn, cởi áo, dội nước, cát trôi, phát hiện Đồng Tử. Tiên Dung kinh sợ, thấy là người con trai, bèn nói: “Ta vốn không muốn lấy chồng, nay lại gặp người, cùng ở trần với nhau, đó chính là do duyên trời xui khiến nên vậy. Người hãy đứng dậy tắm rửa, ta ban cho quần áo mặc, rồi cùng ta xuống thuyền, mở tiệc ăn mừng.” Người trong thuyền đều cho đó là cuộc giai ngộ xưa nay chưa từng có.
Bàn thờ Chử Đông Tử
Vãn cảnh đền Chử Đồng Tử gợi chúng ta nhớ đến tấm lòng người con rất có hiếu đối với cha. Điều này thể hiện qua chi tiết chàng đã “đóng khố cho cha rồi mới chôn” dù cả hai cha con chỉ có chung một chiếc khố dùng thay nhau và trước đó, cha chàng đã dặn “cứ giữ lấy mà dùng”. Nhưng nghĩa tử là nghĩa tận, Chử Đồng Tử đã không nỡ để cha mình trần về nơi chin suối. Việc Chử Đồng Tử không nghe lời cha, nếu xét theo quan niệm chữ Hiếu của Nho giáo bảo thủ không những không được coi là hiếu thuận mà ngược lại, còn bị cho là bất hiếu. Thế nhưng, sự thực là không ai không xúc động trước tấm lòng hiếu thảo sâu nặng của chàng, cũng không ai chê trách mà tất cả đều đồng lòng ngợi ca hành động hiếu nghĩa đó. Trong trường hợp này, dân tộc ta đã có quan niệm rất thực tế về chữ Hiếu. Chử Đồng Tử, dù không nghe lời cha (là biểu hiện của sự bất hiếu) nhưng việc chàng làm lại toả sáng một tấm lòng rất mực hiếu thảo. 

Chử Đồng Tử đã được dân gian ban tặng “
phần thưởng” là một cô Công chúa xinh đẹp để làm vợ. Quả thật đây là phần thưởng vô cùng cao quý mà không bạc vàng nào sánh được (Vì không thể dùng của cải vật chất làm thước đo lòng hiếu thảo con người ). Chi tiết này thể hiện cách nghĩ hết sức thâm thuý thấm đẩm tính chất nhân văn và có thể coi là sự bổ sung cho quan niệm về chữ Hiếu trong dân gian của dân tộc ta.

Công chúa Tiên Dung, nếu  xét theo tiêu chí và quan niệm về chữ Hiếu của Nho giáo bảo thủ, cố chấp được coi là một người con “bất hiếu” bởi không nghe lời cha, “không chịu lấy chồng” và tự ý định đoạt hôn nhân cho mình – hành động “mặc áo qua đầu” vốn bị coi là cấm kỵ trong xã hội phong kiến về mối quan hệ giữa con cái đối với cha mẹ. Và Chử Đồng Tử, một chàng trai hiếu thảo, trớ trêu thay, lại được dân gian dành cho phần thưởng là một cô con gái “bất hiếu”! Thoạt nhìn, tưởng như dân gian ta có ý “chơi khăm” nhân vật của mình nhưng kỳ thực thì không phải vậy.
Tháp chuông tại Đền Chử Đồng Tử
Trong nhận thức của nhân dân ta, Tiên Dung chưa bao giờ bị coi là bất hiếu bởi việc nàng làm chẳng những không phương hại đến ai mà còn hướng đến lẽ đời cao đẹp với hôn nhân tự do và sự phân định đẳng cấp xã hội bị xoá nhòa. Cái sâu sắc của dân gian ta ở đây là tạo ra cái nghịch lý bên ngoài để làm sáng lên cái có lý bên trong. Chử Đồng Tử xứng đáng được ban thưởng và Tiên Dung cũng xứng đáng với tư cách “phần thưởng” của mình. 

Đền thờ Chữ Đồng Tử tại Hưng Yên do đệ tam giáp tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, Hưng Yên, nay thuộc Văn Giang, Hưng Yên) đứng ra vận động nhân tài, vật lực của nhân dân tám thôn tổng Mễ cùng thập phương phật tử công đức để xây dựng, tôn tạo năm 1894 trên nền một ngôi đền cổ.

Tổng thể kiến trúc đền nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, hình chữ nhật có diện tích 18.720m2, bao gồm mười tám nóc nhà lớn nhỏ. Con số này là sự gởi gắm ý tưởng của người xây dựng nhằm nhắc nhở người đời sau nhớ đến thiên tình sử có một không hai của nàng Tiên Dung công chúa vừa tròn mười tám tuổi, diễn ra vào đời Hùng Vương thứ XVIII.

Ngôi đền càng được tôn thêm vẻ đẹp cổ kính, rêu phong với sông nước bao la, cổ thụ bốn mùa xanh tốt. Cây cối nơi đây cũng được chọn lọc để tập trung vào chủ điểm khẳng định sự bất tử của Chử Đồng Tử cũng như mối tình tuyệt mỹ của ngài. Xen vào đó là những lời hay, ý đẹp và tình yêu bất tử của con người toát lên qua mỗi lời, mỗi chữ của những bức hoành phi, câu đối, lời thơ của các văn nhân, thi sĩ, tao nhân, mặc khách đã đến nơi đây, qua mọi thời gian.

“Giấu mình dưới lớp cát vàng

Ngờ đâu Đồng Tử gặp nàng Tiên Dung

Phận, danh, đẳng cấp chẳng cùng

Vượt qua tất cả… sống chung một nhà

Danh thơm nức tiếng gần xa

Nhiều người tìm đến xin là thần dân…”

Đền thờ Chử Đồng Tử cổ kính, rêu phong, cây cối um tùm xanh tươi… thật là chốn Bồng Lai nơi trần thế!

Cung đón chư Tôn Đức

Trí Bửu, tháng 12/2014

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm