Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/07/2014, 09:12 AM

Tháng 7 - Biết ơn, báo ơn

Tháng 7 tri ân báo ân không chỉ dừng lại ở các nghi lễ tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất, mà còn là dịp để mỗi con người nhìn lại vai trò, trách nhiệm của mình trong gia đình, xã hội, quốc gia, và cuộc sống

1. Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngày Thương binh liệt sỹ 27-7 năm nay lại khớp với ngày mùng 1 tháng 7 Âm lịch năm Giáp Ngọ, ngày đầu tiên trong tháng Vu lan báo hiếu đầy ý nghĩa của đạo Phật. 



Tri ân trong ngày tháng 7

Chợt nhớ lại lời chia sẻ của Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đàn lễ cầu siêu chân linh anh hùng liệt sỹ tại đảo Cát Hải vài năm trước. "Tôi nghĩ, Bác Hồ, một người am tường văn hóa Việt Nam, hẳn có dụng ý khi chọn 27-7 là ngày Thương binh liệt sỹ Việt Nam. Đây là khoảng thời gian người dân Việt Nam chuẩn bị cho cái lễ lớn nhất trong năm là rằm tháng 7 âm lịch, và cũng là tháng có ý nghĩa nhất của những người theo đạo Phật, tháng tri ân báo ân. Giờ đây, việc tổ chức các đàn lễ cầu siêu chân linh các anh hùng liệt sỹ đã trở thành phật sự cố định của nhà chùa vào dịp 27-7 hàng năm. Không chỉ có nghi lễ, chúng tôi còn tổ chức thăm hỏi, trao quà cho gia đình các thương bệnh binh, giảng pháp cho bà con phật tử về việc đền ơn và báo ơn thế nào trong xã hội hiện đại. Việc đạo và chuyện đời đã hòa thành một hoạt động vô cùng ý nghĩa trong dịp 27-7 hàng năm”.

Và sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa âm lịch và dương lịch năm nay đã tạo ra hàng loạt phật sự đầy ý nghĩa trong ngày 27-7. Bác hàng xóm cạnh nhà tôi đã vào chùa công quả cả tối 30-6 âm lịch để chuẩn bị cho lễ cầu siêu tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Một đồng nghiệp thì lo in đĩa nhạc Hồn tử sỹ cách đây vài tuần, gửi về một ngôi chùa quê, hẻo lánh, cách xa Hà Nội hàng trăm cây số, giúp thầy làm lễ tại nghĩa trang Liệt sỹ của địa phương thêm trang nghiêm tố hảo. Một quý thầy được hàng triệu Phật tử trong ngoài nước kính ngưỡng, đã phát nguyện giảng pháp trên khắp cả nước từ Nam ra Bắc về đạo hiếu, về ân nghĩa trong đời người trong dịp đầy ý nghĩa này…

2. Trước đó, Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức một Đàn lễ quốc gia cầu siêu cho chân linh các anh hùng liệt sỹ tại đất lửa Quảng Trị vào dịp 27-7 năm nay. Đàn lễ quốc gia cầu siêu này thật đầy ý nghĩa khi tổ chức đúng vào dịp ngành Tài chính và UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khánh thành cụm công trình nâng cấp nghĩa trang Liệt sỹ quốc gia Đường 9 do cán bộ công chức ngành tài chính trên cả nước phát tâm công đức đóng góp toàn bộ kinh phí xây dựng hơn 80 tỷ đồng.  

Tấm lòng tri ân của 8 vạn cán bộ, công chức ngành tài chính đã gây dựng cho đất lửa Quảng Trị một danh xưng mới là nơi có nghĩa trang liệt sỹ đẹp nhất Việt Nam. Không còn cảm giác gờn gợn giữa âm thế và dương gian, cũng không còn cách biệt giữa người còn sống và người đã mất tại nơi này. Thế hệ hậu bối ngày nay có thể thảnh thơi dạo trong không gian xanh mát của cụm công trình kiến trúc hiện đại bề thế, thắp nén nhang lòng tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, những người con ưu tú đã ngã xuống để đất mẹ vẹn toàn một dải và suy ngẫm.

Một phật tử đã chia sẻ: "Trở lại mảnh đất máu lửa một thời của dân tộc, nơi an nghỉ của hàng chục ngàn liệt sỹ, dấu tích chiến tranh đã nằm lại trong các kỷ vật nơi nhà lưu niệm. Đất lửa bình yên đến lạ kỳ ngay cả ở những nơi đã từng đầy máu và nước mắt một thời. Một tâm bình an, một câu Phật hiệu, hòa cùng lời nguyện cầu của các cao tăng trong đàn lễ cầu siêu chân linh anh hùng liệt sỹ và cầu cho quốc thái dân an, thành kính mong cầu linh hồn các anh được siêu sinh về miền cực lạc sau những trầm luân tao loạn của kiếp nạn chiến tranh. Hòa bình, an lạc hôm nay được đánh đổi bằng máu, nước mắt, khổ đau nối dài từ quá khứ. Tháng 7 đi và ngẫm về quá khứ đau thương, để tự răn mình trân trọng hơn các giá trị hiện tại, vun trồng thêm căn lành để nguyện cầu cho hoà bình an lạc khắp muôn nơi”

3. Không chỉ cầu siêu cho chân linh các anh hùng liệt sỹ thời chiến tranh chống Mỹ chống Pháp, các đàn cầu siêu còn tưởng nhớ tới liệt tổ, liệt tông, anh linh các anh hùng tử sỹ xuyên suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Các đàn lễ cầu siêu quốc gia tại những địa danh đi vào sử sách dân tộc như Bạnh Đằng giang, Sông Cầu, Gò Đống Đa, biên giới Vị Xuyên, Sơn La, Điện Biên… đã trở thành Phật sự quan trọng của Phật giáo Việt Nam vào dịp 27-7 hàng năm.

Tháng 7 dương lịch là dịp tri ân báo ân anh hùng liệt sỹ, thương binh hy sinh vì nhân dân, tổ quốc thì tháng 7 âm lịch trong tâm thức người Việt lại là khoảng thời gian tri ân, báo ân ý nghĩa nhất trong năm. Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó tổng thư ký Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, đạo Phật luôn đề cao Tứ trọng ân. Thứ nhất là ơn cha mẹ sinh thành nuôi nấng. Thứ hai là ơn giáo dưỡng nhân cách của Đạo Phật, của thầy cô giáo. Thứ ba là ơn quốc gia, dân tộc tạo môi trường, hành lang tốt cho mỗi người công dân phát triển. Thứ tư là ơn cộng đồng xã hội, môi trường xung quanh cho cuộc sống an lành. Tháng 7 tri ân báo ân không chỉ dừng lại ở các nghi lễ tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất, mà còn là dịp để mỗi con người nhìn lại vai trò, trách nhiệm của mình trong gia đình, xã hội, quốc gia, và cuộc sống. Hiếu thảo với cha mẹ, kính lễ với thầy cô, hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, và có trách nhiệm xây dựng cuộc sống an lành, hòa bình,… mới thật sự là biết ơn, báo ơn sâu sắc nhất.

Kim Sen

Nguồn link: http://daidoanket.vn/Index.aspx?Menu=1396&chitiet=86375&Style=1
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm