Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Thể hiện lòng nhân ái, chuyện dễ trở nên khó

Có một thực tế đáng mừng là ngày càng nhiều người đi chùa, tham gia các hoạt động từ thiện trên khắp cả nước không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, thành phần kinh tế. Quả là điều đáng mừng.

Ngày càng có nhiều trang thông tin điện tử đưa tin về những mảnh đời bất hạnh để kêu gọi mọi người chung tay xoa dịu nỗi đau thương (tuy các phương tiện thông tin truyền thông chính thống vẫn đang làm tốt công tác này) nhưng vẫn còn hạn chế về thời lượng phát sóng, “sân” của báo có giới hạn và phóng viên cũng không thể nắm bắt toàn bộ những trường hợp cần giúp đỡ. Lại những tín hiệu đáng mừng. Chỉ một cú nhấp chuột là cộng đồng có ngay những hình ảnh, lý lịch “trích ngang” của nhân vật đang được kêu gọi giúp đỡ.

Vì sao họ từ tâm đến vậy? Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng thật khó với nhiều đáp số ở những góc độ tương phản nhau. Nhiều người cho rằng người làm từ thiện xuất phát từ truyền thống, sự giáo dục của gia đình, dòng tộc từ tấm bé. Từ sự thành đạt, may mắn đến với mình trong học tập, làm ăn, công tác nên làm “thiện” để trả ơn; người có được những cơ may bất ngờ…

Ở góc nhìn ngược lại, nhiều người còn rất nặng lời và dè biểu khi cho rằng: Chỉ có loại người “ác tâm, ác ý”, làm điều phi pháp nên “làm thiện” để chuộc lại lỗi lầm, cầu mong sự che chở của một đấng siêu nhiên nào đó. Dù nhìn từ góc độ nào đi nữa thì người thụ hưởng vẫn là người nghèo, họ cần và được hỗ trợ bất kể người cho là ai, cho với mục đích gì. Với họ sự sống là điều quan trọng hơn hết.
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tôi là người cũng thường xuyên tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội, cũng từ vui đến rơi nước mắt khi những bài viết của mình được cộng đồng biết đến và đã đến ngay với một số trường hợp đặc biệt khó khăn. Tôi cũng đã nhận được nhiều cuộc điện thoại cám ơn vì những phần quà ấm áp nghĩa tình đã đến với những mảnh đời lang thang, cơ nhỡ. Tôi cũng nhận được những lời mời đến tham gia buổi tiệc ăn mừng rất “nghèo” khi bệnh nhân được cứu sống từ sự vận động kinh phí của tôi và nhiều người khác.

Vậy mà tôi và nhiều người khác cũng đã bị lừa, lừa rất nhiều nữa là đằng khác. Đây những trẻ em bị bỏ rơi có “kịch bản” hẳn hoi, báo chí và mạng xã hội nóng lên và vào cuộc. Tiền bạc, quà vật nhanh chóng được quyên góp và phần kết thường là: cha mẹ, người thân tìm và nhận lại người thân với lời xin lỗi “chân thành”. Đây những cụ già, trẻ em bị bọn chăn dắt quản lý, không thể để trở thành những công cụ kiếm tiền từ lòng nhân ái của cộng đồng. Các cụ, các em đói khổ, thiếu thốn nhưng bọn chúng thì nhởn nhơ, thụ hưởng bất chấp pháp luật. Đó những cá nhân lợi dụng lòng nhân, lợi dụng uy tín cá nhân của mình để vận động giúp đỡ người khó khăn.

Rồi sau đó họ chiếm dụng toàn bộ hay một phần tiền hỗ trợ để sử dụng cá nhân. Đó là chưa kể đến việc một số tổ chức “núp bóng” chức năng từ thiện để ký kết các dự án, mua bán vật tư mang tình “từ thiện” để qua mặt các cơ quan công quyền và mọi người. Nhiều “mạnh thường quân” làm từ thiện cứ nằng nặc yêu cầu báo, đài phải đưa hình ảnh của mình để “đánh bóng” tên tuổi. Cạnh đó còn đăng các hình ảnh trên các mạng xã hội. 

Một số “đại gia” có mặt trong các chương trình nhân đạo (thường có truyền hình trực tiếp) với lời hứa ủng hộ những khoản tiền “khủng” nhưng sau đó đã không thực hiện lời hứa của mình. Khổ nỗi là chưa có hình phạt nào với cách làm “đánh bóng” này bởi nói thì cứ nói, còn làm hay không là một việc khác. Làm từ thiện chứ có phải lừa đảo nhà nước đâu mà phạm luật. Còn nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười tương tự đang nhan nhản diễn ra. Và còn đó những câu chuyện “ảo” về những mảnh đời “ảo” cứ xuất hiện trên các mạng xã hội như trêu chọc những tấm lòng nhân.

Vấn đề đặt ra là ai giám sát, quản lý các cá nhân, tập thể trục lợi lòng nhân như vừa nêu. Câu hỏi quá khó nhưng không phải là cứ buông xuôi nếu cả cộng đồng đồng lòng vào cuộc. Con người ngày càng thông minh hơn, đi kèm với các phương tiện hiện đại và sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng thì tôi nghĩ sẽ đủ khả năng cảnh giác, loại trừ những trường hợp lừa đảo, mưu cầu tư lợi như vừa nêu.

Có như vậy, người làm “thiện” mới thôi có cảm giác vừa tham gia các hoạt động nhân ái vừa đặt mình trong tâm trạng hoài nghi. Và những mảnh đời khó khăn, bất hạnh lại tiếp tục đón nhận sự giúp đỡ thành tâm của cộng đồng.

Trần Trấn Giang
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hội luận: Tu tập (2)

Phật pháp và cuộc sống 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Đường về nhà

Phật pháp và cuộc sống 12:16 23/04/2024

Bạn hãy hình dung một bối cảnh thế này: bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị cho một ngày làm việc thật dài. Như một thói quen, bạn cầm điện thoại lên đọc lướt thông tin để bắt đầu ngày mới. Bạn không tin nổi vào mắt mình với những dòng chữ hiện lên màn hình.

Làm sao giữ lại

Phật pháp và cuộc sống 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Ta luôn biết ơn vì tình thương và sự hy sinh của bố mẹ

Phật pháp và cuộc sống 14:30 22/04/2024

Bố mẹ - những người yêu thương, nuôi dưỡng ta từ những ngày đầu đời đến tận bây giờ. Cuộc sống trôi qua, những gian khó, những niềm vui, đều là những chặng đường mà bố mẹ đã bên ta, chia sẻ mọi khó khăn và hạnh phúc.

Xem thêm